Tuesday, 20 March 2018

BẢN TIN SÁNG 20-3-2018 (Báo Tiêng Dân)





Tin Việt Nam

Tin Biển Đông
Báo Giáo Dục Việt Nam có bài: Đánh giá của học giả Trung Quốc về chiến lược của Việt Nam ở Biển Đông. Về chuyện Việt Nam cố gắng bồi đắp các đảo đá, dù với quy mô nhỏ, cũng như đưa các lực lượng quân sự và dân sự đến Biển Đông, tác giả Bố Nhất Đao cho rằng “Việt Nam đường như đã chuẩn bị cho chiến tranh nhân dân trên Biển Đông”.

RFA bàn về sự va chạm giữa đại chiến lược của các cường quốc xung quanh vấn đề Biển Đông. TS Đinh Hoàng Thắng và GS Trần Ngọc Vương cho rằng “Ấn Độ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ‘lật ngược thế cờ’ và tiến vào những vùng sát với Trung Quốc, như trên Biển Đông trong những năm gần đây”. Còn các nước Mỹ, Nhật, Úc vẫn duy trì quan điểm bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.


Quan hệ Việt Nam – ASEAN – Australia
TS Trần Việt Thái nhận định về quan hệ Việt Nam – Australia: Những điều chưa từng có trong lịch sử, theo VietNamNet. TS Thái lưu ý, Australia và Việt Nam “ngày càng có nhiều lợi ích song trùng, đan xen. Lập trường quan điểm ngày càng sát nhau, ví dụ Việt Nam, ASEAN đều mong muốn khu vực này là khu vực mở cửa, hòa bình dựa trên hợp tác quốc tế”.

Củi Trương Minh Tuấn sắp vào lò?
RFA có bài: Điều gì sắp xảy ra với ông Bộ trưởng Trương Minh Tuấn? Bài viết thống kê 3 sai phạm đáng kể, chứng minh tội “Cố ý làm trái…” của Bộ TT-TT và ông Trương Minh Tuấn: Bộ TT-TT dễ dàng chấp nhận các báo cáo đầy số liệu khống của AVG, sau đó Bộ TT-TT nhờ Bộ Công an đóng dấu “mật” để bưng bít thông tin thương vụ này, những người cầm trịch của Bộ TT-TT “không biết” chuyện AVG bị rút ruột trước khi chuyển nhượng.

Bài viết cho rằng: Không chỉ sinh mạng chính trị của ông Trương Minh Tuấn “có thể ví như trứng treo đầu đẳng. Mà cả sinh mạng theo nghĩa đen của ông Tuấn cũng khó thoát một bản án tử hình”.

Thứ trưởng hoặc cao hơn có thể bị truy tố vì Mobifone-AVG, theo VOA. Sau khi các báo trong nước đồng loạt đưa tin: Thủ tướng đồng ý với kết luận Thanh tra Chính phủ vụ Mobifone mua AVG“một cựu quan chức quốc hội nói với VOA rằng động thái này đồng nghĩa là một số quan chức tầm thứ trưởng trở lên nay đối mặt với nguy cơ bị kỷ luật, truy tố”.

Cựu Phó Chủ nhiệm VPQH Trần Quốc Thuận nhận định: “Vụ này liên quan đến nhiều bộ ngành. Nó cũng biểu hiện tội phạm của nhóm lợi ích. Và nó có thể đụng chạm đến những nơi nhạy cảm”.

Báo Người Việt có bài: Bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông CSVN ngồi bên lò lửa. Theo bài viết, “trong khi nhiều báo lớn khác nín khe thì tờ Thanh Niên và tờ Lao Động ‘đánh trực diện’ Ông Bộ Trưởng 4T Trương Minh Tuấn”. Diễn biến này có nghĩa là, đã có lãnh đạo cấp cao “bật đèn xanh”, nếu không thì “các báo này không thể thoát các đòn trả thù” của ông Tuấn, “tổng biên tập và ký giả viết tin viết bài điều tra khó tránh khỏi bị rút thẻ”.

Xử vụ Đinh La Thăng giai đoạn 2
Trang Infonet đặt câu hỏi: PVN góp vốn lần 3 vào OceanBank: Ông Đinh La Thăng không biết gì? Khi trả lời HĐXX chiều 19/3/2018, ông Thăng khẳng định ông không biết chuyện PVN góp vốn lần 3 vào OceanBank nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu 20% ở ngân hàng này. Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận, PVN đã vi phạm quy định Luật các Tổ chức tín dụng trong lần góp vốn thứ 3.

Trong lúc trả lời thẩm vấn, ông Thăng bày tỏ ý kiến: NHNN mua OceanBank 0 đồng là không đúng, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Ông Thăng cho biết: “Đến năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã mua OceanBank với giá 0 đồng. Việc này chắc chắn là không đúng vì Thủ tướng Chính phủ sau đó đã ra yêu cầu dừng việc mua NH với giá 0 đồng”.



Vụ án Navibank
Trong phiên xử chiều 19/3/2018, cựu Tổng giám đốc Navibank bị tòa tuyên án 13 năm tù, theo trang An Ninh Tiền Tệ. “Còn lại 9 bị cáo bị tuyên án từ 7 – 12 năm tù cùng về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bên cạnh đó, Tòa  tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền gần 25 tỷ đồng vì đây là tiền phạm pháp. “Số tiền này Navibank phải chịu trách nhiệm vì đây là tiền lãi ngoài”.

Báo Pháp Luật TP HCM có bài: Vụ NaviBank: Tòa kết luận các bị cáo không oan. Theo đó, HĐXX cho rằng “quan điểm của các bị cáo, luật sư về việc không phạm tội là không có căn cứ. Xét thấy các bị cáo không vì tư lợi cá nhân nhưng đối với đề nghị cho các bị cáo không tách ly với xã hội, hưởng án treo là không thể chấp nhận”.


Quan chức trục lợi
Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Gia Lai vừa quyết định kỷ luật giám đốc VP đăng ký quyền sử dụng đất ‘tự ý’ thụ lý hồ sơ ở huyện Mang Yang, theo trang Đại Đoàn Kết. Trước đó, người dân gửi đơn tố cáo ông Nguyễn Phi Hùng, Giám đốc VP đăng ký đất đai huyện Mang Yang, đã “tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả của chi nhánh văn phòng chưa đúng với quy chế tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận”.

Trang Tài Nguyên và Môi Trường đặt câu hỏi về dự án Flamingo Đại Lải Resort: “Xẻ thịt” hồ Đại Lải? Hồ Đại Lải là công trình thủy lợi quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc, “nhưng hiện hơn 17 ha mặt hồ đang tiếp tục bị Dự án của Flamingo Đại Lải Resort san lấn xây dựng khu vui chơi giải trí”. Khi PV báo Tài Nguyên và Môi Trường tìm cách liên hệ thì chính quyền địa phương từ chối giúp đỡ hoặc cho biết thêm chi tiết.  


Các “quả đấm thép” đấm vỡ mặt dân
Báo Dân Việt viết: “Quả đấm thép” công nghệ cao Hòa Lạc sẽ “sống lại”? Bộ Trưởng Chu Ngọc Anh cho biết: “Tình hình có thể nói sơ bộ là xưa nay một chặng đường dài, nói về Hòa Lạc vẫn là cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng, việc này làm mất đi cơ hội nhiều”. Ông Anh nói thêm rằng, lần này có ODA từ Nhật nên khu Hòa Lạc có hy vọng “sống lại”. Nghĩa là nếu khu “công nghệ cao” này không sống lại thì thêm tiền đi vay bị đầu tư không hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Bá Sơn đặt câu hỏi: Làm sao để yên tâm 12 dự án yếu kém không tái diễn? Các dự án được đầu tư ngàn tỉ nhưng không hiệu quả này gây “thiệt hại không chỉ về kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất niềm tin của nhân dân và đặc biệt là tình trạng mất cán bộ”. Bộ trưởng KHCN Chu Ngọc Anh trả lời: “Kỳ này chúng ta phân cấp, tạo cơ hội rất rõ ràng đối với các dự án theo luật Bảo vệ môi trường và các luật liên quan thì không có kẽ hở nữa”.


Ô nhiễm môi trường
Báo Người Lao Động đưa tin: Xử lý chất thải nguy hại gây… nguy hại! Theo đó, người dân ấp 7, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã kêu cứu khắp nơi trong nhiều tháng nay “vì bị cơ sở xử lý chất thải độc hại của Công ty Cù Lao Xanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Từ khi khu “xử lý chất thải” này hoạt động, người dân phải “hứng chịu mùi hôi thối nặng nề. Chưa kể, hằng ngày, hàng chục chiếc xe tải chở bình ắc-quy phế thải vào công ty để nấu chì, để lại nước rỉ, mùi hôi khó chịu, nhất là ban đêm”.

Vụ cà phê chết hàng loạt nghi do mỏ đá: Tỉnh Gia Lai ra công văn hỏa tốc, theo báo Công An TP HCM. Một người dân trồng cà phê ở huyện La Grai, Gia Lai cho biết: “Vườn cà phê dù có tưới nhiều lần nhưng vẫn bị bám bụi, đá văng đầy vườn… Vườn cà phê ngày càng chết, mỏ đá vẫn hoạt động, trong khi người dân cứ phải đợi”.


Nông nghiệp Việt Nam mòn mỏi chờ “giải cứu”
ĐBQH Lê Thị Nga đặt câu hỏi về chuyện nông sản kêu cứu: Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Công Thương có kế gì? Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời: “Hai khâu yếu hơn cả được xác định là chế biến và tổ chức thị trường. Hiện, Bộ NN&PTNT đang tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp”.

Về chuyện giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ CT Trần Tuấn Anh góp ý: “Tổ chức tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hội nhập. Ngành nông nghiệp cần tổ chức tái cơ cấu lại trên cơ sở xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu chứ không thể đơn lẻ”.

Trong khi hàng tấn củ cải ở Hà Nội chưa được giải quyết xong, hành tím Sóc Trăng lại mất giá, nông dân lỗ vốn, theo VOV. Người dân trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu cho biết: Sau Tết Nguyên đán, “giá hành tím liên tục lao dốc, giảm từ trên 16.000 đồng xuống chỉ còn 7.000 đồng-8.000kg/kg. Với giá này, người trồng hành chắc chắn lỗ vốn”.

VOV có bài tổng hợp: Chưa “giải cứu” xong củ cải, đến lượt su hào lại bị vứt bỏ vì ế. Bài báo cho biết: “Sau củ cải Mê Linh đến su hào vứt đầy cánh đồng ở Hải Dương. Tại xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ, Hải Dương) rất nhiều gia đình phải vứt bỏ hàng tấn su hào do không bán được”. Người dân không bán được su hào đành “mang ra vứt cạnh đường gom đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng”.


“Đề tài khoa học” ở Việt Nam
Trong phiên chất vấn chiều 19/3/2018, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh thừa nhận tình trạng đề tài khoa học nằm ngăn kéo, theo VnEconomy. Trước đó, ĐBQH  Phùng Đức Tiến đề nghị ông Anh cho biết các giải pháp để “ứng dụng các nghiên cứu, sáng kiến khoa học vào cuộc sống, tránh tình trạng chất xám bị bỏ phí, lãng quên trong các ngăn kéo lưu trữ”.

Bộ trưởng KH&CN thừa nhận: Đề tài “bỏ ngăn kéo” là sự lãng phí, theo VOV. ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương lưu ý: “Tôi cho rằng, cần có giải pháp cụ thể hơn để tránh tình trạng nghiên cứu rất lãng phí như vừa qua. Vì 2% ngân sách chi cho khoa học công nghệ là không hề nhỏ“. Tuy nhiên, ông Anh vẫn không trình bày được lộ trình cụ thể nào.


Giáo dục Việt Nam: Loay hoay “Trồng người”
Báo Giáo Dục Việt Nam đặt câu hỏi: Hai Bộ không muốn “lương nhà giáo cao nhất” là thể hiện thái độ gì? ThS Đặng Danh Hướng, GV trường THPT Hoàng Văn Thụ, Hà Nội, chia sẻ: “Mức lương khởi điểm trong ngành giáo dục hiện nay của giáo viên mới ra trường từ 3- 4 triệu đồng/tháng. Với mức lương thu nhập này, nhiều giáo viên không đủ trang trải cho nhu cầu cuộc sống tối thiểu hàng ngày do đó buộc nhiều giáo viên phải làm thêm”.

Chuyện “con ông cháu cha” ở trường THCS Ngô Mây, Đắk Lắk: Bớt xén lương giáo viên, hiệu trưởng để con nhận lương “khống”, theo VietNamNet. Trong khi hiệu trường Huỳnh Bê “bị tố nhận hàng trăm triệu đồng chạy việc, bớt xén lương giáo viên, gần tháng nay không lên trường làm việc, thì người con trai đã nghỉ dạy nhưng hàng tháng vẫn được nhận lương”.

Báo Giáo Dục Việt Nam có bài:Thầy bị đánh, cô phải quỳ… chuyện gì đang xảy ra? Bài viết nhận định: “Giáo dục là nền tảng của xã hội, thế nhưng nền tảng ấy đang có nguy cơ bị lung lay dữ dội khi những chuẩn mực sư phạm đã không còn được tôn trọng, nâng niu, giữ gìn. Một bộ phận phụ huynh sẵn sàng chà đạp, xâm hại giáo viên”.

Biếm họa của báo Tuổi Trẻ Cười


Phim ‘The Vietnam War’
Báo Người Việt có bài: Cựu quân nhân Mỹ sẽ làm phim phản bác xuyên tạc trong ‘The Vietnam War’. Nhóm cựu quân nhân Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam cùng với Trung Tâm Văn Hóa và Định Cư Người Tị Nạn sẽ làm phim để các “thế hệ trẻ thấy các luận điệu xuyên tạc lịch sử trong phim ‘The Vietnam War’ của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick… gây phẫn nộ cho khán giả vốn là những người tị nạn Mỹ gốc Việt”.

Đạo diễn Fred Koster cho biết: “Sau khi xem loạt phim ‘The Vietnam War’, chúng tôi nhận thấy cuốn phim không nói lên được sự thực về phía các cựu quân cán chính VNCH, nên muốn cùng nhau sản xuất hai cuộn phim video, mỗi cuộn dài 45 phút, để so sánh và chứng minh sự thật”.

Hồi tháng 10/2017, TS Nguyễn Tiến Hưng viết: ‘The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy, cũng với mục đích làm rõ các nội dung sai sự thật trong bộ phim này, những chi tiết có thể hỗ trợ lời nói dối của lãnh đạo và quân đội CS Bắc Việt.

Về chuyện các nhà làm phim “The Vietnam War” cho rằng, cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là người độc tài, TS Hưng đặt câu hỏi: “Ken Burns và Lynn Novick không biết rằng Sài Gòn có tới cả chục đảng phái, mấy chục tờ báo, luôn chỉ trích, công kích chính phủ? Rồi ca nhạc phản chiến tràn lan, sinh viên xuống đường biểu tình thoải mái”.

Cuối tháng 9/2017, VOA có bài: ‘The Vietnam War’ là chiến tranh gì? Bài viết trình bày các ý kiến phản đối một số quan điểm trong phim “The Vietnam War”.

Về chuyện các nhà làm phim “The Vietnam War” cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc “chiến tranh ủy nhiệm”, bài viết phản bác và lý giải: “Căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam. Vì thực tế cũng như thực chất đó là một ‘cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng’.”

Có lẽ bài viết của GS Lê Xuân Khoa trên BBC: Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến? giải thích rõ hơn về cuộc chiến Việt Nam, khi cho rằng đó là nội chiến và có yếu tố “chiến tranh ủy nhiệm”. Ông viết: “Gọi chính xác, nó là cuộc nội chiến, huynh đệ tương tàn, do các thế lực thống trị đem xương máu của dân lành bảo vệ quyền lợi ích kỷ của họ“.

Về “chiến tranh ủy nhiệm”, GS Khoa viết: “Tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu. Gọi là ủy nhiệm vì từ cuộc xung đột về ý thức hệ, hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh“.

Người Việt vẫn muốn vượt biên
Sau 42 năm “giải phóng” vẫn còn cảnh vượt biển, hai người Việt chết đuối ở Đài Loan, báo Người Lao Động đưa tin. Những người sống sót kể rằng “chiếc tàu chở khoảng 6-8 người định tới Đài Loan để tìm việc làm. Thuyền trưởng bắt họ phải xuống một chiếc phao cứu sinh để tránh bị cơ quan chức năng bắt về hành vi buôn người”. Sóng lớn đã làm chiếc phao bị lật, “hai người trong số họ đã bị chết đuối và thi thể bị cuốn vào bờ”.


***
Tin thế giới

Chính trường Mỹ
VOA đưa tin: TT Trump lại tấn công cuộc điều tra của CTV Mueller. Chỉ vài giờ sau khi luật sư của toà Bạch Ốc, ông Ty Cobb cho biết, ông Trump không định khả năng sa thải ông Mueller, thì ông Trump lại lên Twitter tấn công ông Mueller: “Hoàn toàn là một cuộc săn lùng phù thủy với những xung đột lợi ích lớn“.

Luật sư Cobb nói: “Đáp lại những lời đồn đoán trên các phương tiện truyền thông và những câu hỏi liên quan đến chính phủ này, Tòa Bạch Ốc một lần nữa khẳng định: Tổng thống không xem xét hoặc thảo luận về việc sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller”.

Báo New York Times có bài: “Ông [Trump] sẽ không thể hủy hoại nước Mỹ”: Cuộc chiến của Trump không chỉ còn một phía. Thường thì các viên chức tình báo cao cấp và cảnh sát có cuộc sống thầm lặng sau khi về vườn, nhưng chuyện ông Trump tấn công FBI, qua một loạt tweet đưa ra với lời lẽ miệt thị, những người mà ông ta tấn công đã không còn nhịn được nữa, khiến cho cuộc đối đầu hiện tại không giống như trong quá khứ, đó là đóng cửa đánh nhau, mà trở thành đấu đá công khai cho mọi người cùng xem.

Trong lịch sử nước Mỹ, đã từng có các vị tổng thống có xung đột với lãnh đạo của các cơ quan tình báo và công lực. Căng thẳng nhất phải kể đến là khi TT Richard Nixon sa thải công tố viên độc lập, được gọi là “Thảm sát tối thứ Bảy”, khiến Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tư pháp từ chức, để rồi cuối cùng Nixon cũng phải từ chức. Nhưng các chuyên gia cho rằng, những cuộc đối đầu đó chẳng là gì so với cuộc đối đầu giữa Trump với FBI hiện nay.

Ông Gary J. Schmitt, một học giả thuộc viện American Enterprise Institute, từng là cố vấn tình báo cho TT Reagan, nói rằng: “Chúng ta chưa từng thấy có ai dám công khai tấn công một vị tổng thống như bây giờ. Nhưng chúng ta cũng chưa từng thấy có một vị tổng thống nào công khai tấn công các giới chức tình báo và công lực như hiện nay. Đó là cuộc chạy đua xuống hố“.



Bán đảo Triều Tiên 
RFI đưa tin: Bình Nhưỡng chuẩn bị thả ba công dân Mỹ. Thụy Điển, Bắc Hàn và Mỹ đang đàm phán để trả tự do cho ba người Mỹ bị cầm tù ở Bắc Hàn. Dẫn nguồn từ đài truyền hình Hàn Quốc MBC, cho biết, Bình Nhưỡng và Washington đạt thỏa thuận trả tự do cho ba người Mỹ gốc Hàn.

Đó là các ông Kim Dong Chul, Kim Hak Song và Kim Sang Duk (còn gọi là Tony Kim). Ông Kim Dong Chul là giáo sĩ Tin Lành, bị kết án 10 năm khổ sai hồi năm 2016. Hai ông Kim Hak Song và Tony Kim làm việc tại trường Đại Học Khoa học Công Nghệ Bình Nhưỡng, bị bắt giam từ năm 2017.


Tin nước Nga




***









No comments:

Post a Comment

View My Stats