Tin
Việt Nam
Tin Biển Đông
Báo
VnExpress dẫn lời chuyên gia John Blaxland nhận định: ‘Australia và ASEAN cùng
lo về sự bất định của Mỹ ở Biển Đông’. GS Blaxland phân tích: Trước
đây, Mỹ là nhân tố chủ yếu giúp đảm bảo an ninh ở khu vực Tây Nam Thái Bình
Dương, thì nay Washington dưới thời Tổng thống Trump đang có những bước đi khó
hiểu và không ổn định.
“Có
những thông điệp mà Ngoại trưởng hay Bộ trưởng Quốc phòng đưa ra không nhất
quán với những gì ông Trump tuyên bố”. Cho nên, chính quyền Canberra lo họ có thể
“bị hớ” khi Washington thay đổi chính sách về Biển Đông.
Mời
đọc thêm: Báo Nga: Sau tàu ngầm Kilo, tăng T-90, Việt Nam sắp mua
S-400 (Viet Times). – Việt Nam và Australia nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược
— Philippines bắt giữ 14 ngư dân Việt Nam (RFA).
– Nguy cơ mất trắng nguồn cá ở biển Đông (TP).
– GẠC MA KHẮC CỐT GHI TÂM (*): “Cuộc chiến” cơm áo, gạo tiền (NLĐ).
– Người mẹ Gạc Ma: Kỳ 1: Am thờ con còn ‘dãi nắng, dầm mưa’ (TN).
Nhân quyền ở Việt Nam
RFA
đưa tin: Một nhà hoạt động xã hội bị đánh trong ngày kỷ niệm Gạc Ma.
Đó là trường hợp ông Trương Văn Dũng bị an ninh hành hung tối 14/3/2018. Ông
Dũng bị đánh khi đi cùng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đến cơ quan an ninh điều tra
của Bộ Công an để yêu cầu phía an ninh thả bà Nguyễn Thúy Hạnh, vợ ông Chênh.
Bà
Hạnh kể: “Anh Trương Dũng đang ngồi ở ngoài đường thì họ ra họ lôi vào,
họ định cướp cái điện thoại iphone của anh Trương Dũng thì anh đập nó ra. Họ
lao vào đánh anh ấy dã man, anh ấy bị đánh gãy hai răng cửa, họ đánh trong đồn
công an thậm tệ, khi anh Dũng ngất đi thì họ thuê taxi chở anh Dũng đi rồi vất
anh ấy bên lề đường gần nhà anh ấy”.
Mời
đọc thêm: Luật sư ở Việt Nam có thể bị kỷ luật bất cứ lúc nào? (RFA).
Vụ Mobifone mua AVG
Báo
Dân Việt đặt câu hỏi: Bộ, ngành nào bị TTCP “điểm mặt” trong vụ Mobifone – AVG? Theo
kết luận của TTCP, các đơn vị có trách nhiệm trong sai phạm ở thương vụ
Mobifone – AVG là: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, thậm chí cả Văn phòng Chính phủ và Bộ Công an cũng bị xác định có liên
quan đến vụ mua bán có thể gây thất thoát hàng ngàn tỉ của nhà nước.
Thanh
tra Chính phủ xác định: “Việc Bộ Công an có các văn bản đề nghị các vấn
đề liên quan đến thương vụ Mobifone – AVG là không phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền theo quy định”.
Trách
nhiệm của Văn phòng Chính phủ: “Mặc dù dự án chưa được thẩm định theo
quy định của Luật Đầu tư; Văn phòng Chính phủ chưa có đầy đủ hồ sơ dự án nhưng
đã gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và thực hiện
những việc chưa phù hợp”.
Thanh
tra Chính phủ bàn tiếp vụ MobiFone-AVG: Sẽ kiến nghị Thủ tướng một số vấn đề,
theo báo Pháp Luật TP HCM. Nguồn tin của báo Pháp Luật TP HCM cho biết: “Theo
chỉ đạo của Ban Bí thư, những ngày tới chúng tôi sẽ chuyển các tài liệu, hồ sơ
liên quan cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương và cơ quan điều tra của Bộ Công an”.
Báo
Tuổi Trẻ có đồ họa: Mobifone mua AVG làm thất thoát 7.006 tỉ như thế nào?
Báo
Người Việt bình luận vụ Bộ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn công bố văn bản “phản
bác” Thanh tra Chính phủ trên báo chí trong nước: ‘Loạn đả’ trong chính phủ CSVN: Bộ trưởng dùng báo chí ‘cãi’
thanh tra. Tuy nhiên, đến buổi tối 15/3/2018, “các báo Việt Nam
trong đó có báo điện tử VNExpress đăng nguyên văn phản hồi như trích dẫn ở trên
của ông Tuấn đều phải lập tức gỡ link bài”.
Bài
viết trên báo Người Việt nhận định: Ông Trương Minh Tuấn đang ở bước đường
cùng, buộc “phải đấu hoặc chết” nên ông đã lựa chọn rất dại dột.
Ông Tuấn không khiếu nại lên Bộ Chính trị hay Ban Bí thư, lại dùng hệ thống báo
chí “lề đảng” để phản đối, nên ông đã bị bịt miệng.
Ông
Tuấn đã từng bịt miệng nhiều người và ông tưởng rằng ông có quyền bịt miệng báo
chí, không nghĩ đến lượt ông và Bộ Truyền thông – Thông tin cũng bị “bịt miệng”.
Về vụ “Bộ Thông tin truyền – Thông tin phản bác Thanh tra Chính phủ”, đăng vào
chiều tối qua, đã bị gỡ khỏi các trang mạng, Tiếng Dân đăng lại các
thông tin đã bị gỡ bỏ đó.
VOA
dẫn lại quan điểm phản bác của Bộ TTTT: Thanh tra CP ‘sai kiến thức chuyên môn, áp đặt, suy
diễn’. Bài viết điểm mặt một số từ khóa thường xuất hiện trong các luận
điểm mà bộ 4T đưa ra để phản đối kết luận TTCP: “không có căn cứ pháp
lý”, “sai về chuyên môn”, “sai về thẩm quyền”, “suy diễn”, “có tính dẫn dắt để
hiểu sai mục đích”.
LS
Phùng Thanh Sơn nhận định với BBC: Thu hồi
tiền vụ Mobifone-AVG ‘phải qua tòa án’. LS Sơn phân tích: “Riêng
các cá nhân liên quan của bên mua, như lãnh đạo Mobifone, Bộ Thông tin-Truyền
thông, các bộ ngành liên quan…nếu không làm hết các trách nhiệm luật định dẫn đến
mua hớ cổ phần AVG thì có thể đối diện với tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng”.
Mời
đọc thêm: Thanh tra kết luận sai phạm trong vụ Mobifone mua AVG, Bộ
Thông tin Truyền thông phản bác(RFA). – MobiFone là điển hình của trốn cổ phần hóa và bị lợi ích
nhóm xâu xé (MTG). – Hé lộ khu đất của AVG trong “thương vụ nghìn tỷ” với
Mobifone (TP/BizLive). – AVG kinh doanh ra sao thời gian “trong tay” MobiFone? (DV).
– Thương vụ Mobifone mua AVG: Dân mong xử lý đúng người, đúng
vi phạm (VOV). – Vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG: Xử lý đúng, thu hồi tài
sản nhà nước bị thất thoát (TTXVN/BNews).
Công an bảo kê đường dây đánh bạc ngàn
tỉ
VOA
đưa tin về vụ đánh bạc nghìn tỷ: Tướng Vĩnh bị ‘xác minh trách nhiệm’.
Theo đó, cơ quan điều tra đã tới nhà riêng của tướng Phan Văn Vĩnh để “làm
rõ trách nhiệm quản lý nhà nước khi ông còn làm Tổng cục trưởng”. VOA dẫn
tin từ báo Tiền Phong: Với cương vị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, tướng
Vĩnh từng “chỉ đạo phối hợp với Đức, Mỹ, Canada và Séc để truy tìm ông
Thanh theo lệnh truy nã quốc tế”.
RFA
có bài: Xác minh trách nhiệm của trung tướng Phan Văn Vĩnh trong đường
dây đánh bạc hàng nghìn tỷ. Theo bài viết, ông Vĩnh là lãnh đạo cao cấp
thứ hai trong ngành công an được cơ quan điều tra mời “làm việc”, sau khi công
an tiến hành điều tra, khởi tố và bắt giam cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hoá về
tội “Tổ chức đánh bạc”.
Báo
Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Vì sao ông Nguyễn Thanh Hóa không bị khởi tố về hành vi rửa
tiền? Theo LS Giang Hồng Thanh, “việc làm của ông Nguyễn Thanh
Hóa mà báo chí nhắc đến phù hợp với hành vi tổ chức đánh bạc chứ không phải
hành vi rửa tiền. Còn nếu họ có hành vi rửa tiền, đó sẽ là hành vi độc lập
khác”.
Mời
đọc thêm: Tướng công an CSVN bị triệu tập vì đường dây ‘đánh bạc’ triệu
đô (NV). – Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Công an Phú Thọ xác minh trách nhiệm
quản lý của trung tướng Phan Văn Vĩnh (ĐT). – Công an Phú Thọ làm việc với Trung tướng Phan Văn Vĩnh (VTV).
– Vụ cựu sếp công an “bảo kê” đánh bạc: Giao NHNN chủ trì lập
biện pháp ngăn thanh toán điện tử phi pháp (Viet Times).
Hậu bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Tiếng
Dân có bài: Toàn bộ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh dưới sự chỉ huy của
Trung tướng Đường Minh Hưng. Theo tin từ truyền thông Đức, an ninh Đức
đã làm sáng tỏ hầu hết các tình tiết chính trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh. Địa điểm xảy ra vụ bắt cóc ở gần Dinh Thủ tướng Đức, nên vụ này
càng có tính khiêu khích.
Theo
báo Süddeutsche Zeitung, một số quan chức trong Chính phủ Đức kêu gọi áp dụng
biện pháp trừng phạt: “Hủy bỏ Bảo hiểm Hermes của Chính phủ Đức. Hiện
nay Bảo hiểm xuất khẩu Hermes dành cho các công ty Đức kinh doanh với Việt Nam
là 847 triệu Euro. Riêng trong năm vừa qua, số tiền Chính phủ Đức bảo đảm xuất
khẩu sang Việt Nam là 79 triệu Euro”.
Giáo dục Việt Nam
Kết
quả đào tạo đại học vô tội vạ, không định hướng: Cả nước có 215,3 nghìn người có trình độ đại học trở
lên bị thất nghiệp, báo Dân Sinh đưa tin. Theo Bản tin cập nhật thị trường
lao động Việt Nam do Bộ LĐ-TB-XH công bố chiều 15/3/2018, bên cạnh con số hơn
20 vạn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp, “nhóm trình độ
cao đẳng có 78,8 nghìn người thất nghiệp”.
Báo
Người Đưa Tin đặt câu hỏi: Học sinh giỏi mới được thi sư phạm: Bộ muốn lấy lại vị
thế nhưng… bất lực? Cựu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Minh Hạc thừa nhận: “Trong
bối cảnh hàng chục nghìn sinh viên ra trường vẫn đang thất nghiệp, lương giáo
viên thấp, áp lực nghề cao… thì khó để mà thu hút người tài vào ngành”.
Trang
An Ninh Tiền Tệ đưa tin: Sở GD-ĐT đề nghị thanh tra vụ bữa ăn bán trú 13.000 đồng. Ông
Đặng Phương Bắc, Giám đốc Sở GD-ĐT Thái Bình xác nhận, Sở đã đề nghị UBND TP
Thái Bình “tiến hành thanh tra việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh
ở Trường Tiểu học Kỳ Bá”. Trước đó, các phụ huynh trường Tiểu học Kỳ Bá đã
kiểm tra đột xuất bữa cơm trưa của con họ, phát hiện “khay thức ăn chỉ
có cơm, 2 thìa khoai tây xào, một miếng trứng cuộn, 2 miếng chả mỏng dính”.
Mời
đọc thêm tin giáo dục: 500 giáo viên mất việc: Kiến nghị giao ngành giáo dục được
quyền tuyển dụng giáo viên (LĐ). – Gian nan công cuộc trồng người của nữ giáo viên vùng
khó (GD&TĐ). – Bộ GD-ĐT yêu cầu điều tra vụ thầy giáo bị người nhà học
sinh hành hung (VOV). Thanh tra Chính phủ từng kết luận con số… “giật mình” (TT).
Tàn phá môi trường
Trang
VietNamNet có bài: Ô nhiễm kinh hoàng: Ruồi bâu, nhặng đậu kín bát cơm, chén nước.
Hàng triệu con ruồi đang đe dọa cuộc sống người dân ở thôn Thạch Thành, xã Tùng
Ảnh và xã Đức Hòa, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Lý do: Bãi rác Phượng Thành ở xã
Tùng Ảnh tuy có diện tích lớn nhưng đang quá tải. “Lượng rác thải chất
thành núi, đổ tràn lan ra mặt đường. Mỗi ngày có hàng chục xe tải chở rác đến
đây tập kết”.
Ông
Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Tùng Ảnh cho biết: “Ban đầu đây là
bãi rác để tập kết rác địa bàn thị trấn Đức Thọ nhưng sau đó, do lượng rác nhiều
nên cả huyện đổ rác về đây, dẫn đến tình trạng ô nhiễm và quá tải”.
Nhiều
doanh nghiệp ở TP Cần Thơ tự ý biến cảng thành ‘khu công nghiệp’ gây ô nhiễm,
theo báo Thanh Niên. Lúc chính quyền tỉnh Cần Thơ cũ thu hồi đất của dân để quy
hoạch làm cảng Cái Cui, người dân đồng tình “vì nghĩ rằng giao đất làm
cảng, kinh doanh, buôn bán, biết đâu dân được nhờ”. Cảng được quy hoạch
xong thì khói bụi và mùi hôi cũng bao trùm khu vực. Nhiều doanh nghiệp thuê đất
ở cảng này đã “sản xuất trái quy định, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng
đến cuộc sống người dân”.
Vụ đóng cửa 2 nhà máy thép: Đà Nẵng xử lý lúng túng, dân
không yên, theo VOV. Mặc dù chính quyền Đà Nẵng đã chấp nhận đóng cửa
các nhà máy thép Dana-Ý, Dana-Úc gây ô nhiễm môi trường, các lãnh đạo vẫn chưa
giải quyết được chuyện di dời người dân khỏi khu vực ô nhiễm. “Trong
khi TP Đà Nẵng còn đang lúng túng về xử lý việc đóng cửa nhà máy thép thì người
dân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang không thể yên tâm với cuộc sống của gia đình
mình”.
Chuyện
ở xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội: Chủ tịch xã kêu khó xử lý trạm bê tông không phép gây ô nhiễm
MT, theo trang Môi Trường và Đô Thị. Người dân địa phương phản ánh rằng: “Nhiều
năm qua, tại khu vực sát cầu vượt Yên Sơn tồn tại ba trạm bê tông thương phẩm
thường xuyên xả khói bụi, xe bồn, xe tải chạy gây ô nhiễm môi trường”. Tuy
nhiên, Chủ tịch UBND xã Yên Sơn nói rằng không dễ xử lý trạm bê tông này,
vì “làm cái gì cũng phải ngó trước nhìn sau, không dại gì mà đập đồ cổ
phần”.
Trang
Tài Nguyên và Môi Trường có bài: Thường Xuân (Thanh Hóa): 10 năm không xử lý nổi hai bãi cát
lậu (!?). Người dân sống gần bãi cát trái phép ở thôn Thanh Long, xã Thọ
Thanh cho biết: “Bãi cát này tồn tại cả chục năm nay rồi… Chúng tôi sống
quanh khu vực này phải chịu trận bởi tiếng ồn từ máy bơm hút cát, đường giao
thông thì bị xuống cấp”. Người dân đã phản ánh với chính quyền địa
phương, “cũng có nhiều đơn vị về kiểm tra, xử lý nhưng rồi vẫn đâu vào
đó”.
Báo
Công Lý đặt câu hỏi: Huyện Quan Hoá, Thanh Hóa: Bất lực trước nạn “cát tặc”? Một
người dân địa phương cho biết: “Các anh không tin thì cứ ở đây vài ngày
mà xem, có chấm dứt được vài ngày thì tiếng máy nổ hút cát lại ầm ầm suốt ngày
đêm”. Mặc dù chính quyền địa phương thỉnh thoảng có xử phạt một số cá nhân
tham gia khai thác cát trái phép, nhưng hiệu quả thật sự chỉ như “gãi ngứa”,
không đủ sức răn đe.
Mời
đọc thêm: Cho thuê đất cảng xây dựng “khu công nghiệp” trái phép gây ô
nhiễm (THPL). – Bị bắt quả tang chôn trái phép 40.000 tấn chất thải (PLTP).
– Phát hiện nhà máy xử lý rác chôn lấp trái phép 40.000 tấn
rác “sống” (NĐT). – Giám sát tình hình xử lý ô nhiễm môi trường tại xã Văn Môn
và Yên Trung (BN). – Ngọc Hồi ( Kon Tum): Khai thác đất trái phép tràn lan (TN&MT).
– Vụ xả nước thải ra suối Ea H’leo, Đắk Lắk: Chỉ đạo khắc phục
ngay hậu quả (Infonet). – Dân khổ sở vì mùi hôi thối và ruồi ‘tấn công’ từ bãi rác (TN).
– Giám sát đặc biệt các cơ sở xả thải lớn (TT).
– Hải Dương: “Nóng” tình trạng khai thác cát trái phép(TN&MT).
– Chính quyền xã Văn Đức bất lực hay làm ngơ cho ‘cát tặc’ lộng
hành? (PL Net). – Tiếp bài “Quảng Bình: Dân bức xúc vì “cát tặc” lộng
hành”: Kiên quyết xử lý, loại bỏ các bãi tập kết cát trái phép (TN&MT).
– Miền Tây bị “nhấn chìm” mỗi ngày bởi nạn khai thác cát (NB&CL).
–Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai thác đất trái phép tràn lan.
–Sóc Sơn – Hà Nội: “Đất tặc” công nhiên lộng hành tại xã Xuân
Thu (TN&MT).
Kiếp làm nông
Báo
VietNamNet đưa tin về vụ rau thối đầy đồng, mang đổ xuống sông: Bộ ra công văn hỏa tốc.
Bài viết bàn về tình hình ảm đạm của nền nông nghiệp Việt Nam: Hàng loạt mặt
hàng nông sản rớt giá nặng, “su hào, bắp cải, cải thảo, mướp đắng,… rẻ
như cho”. Theo đó, “chẳng khó để bắt gặp những ruộng cải thảo, bắp
cải nứt toác, su hào, dưa chuột vứt lăn lóc, những ruộng mướp, đầu cô-ve nhuốm
màu vàng úa vì người dân bỏ mặc, không thu hoạch và chăm sóc”.
Bộ
NN-PTNT đã có công văn đề nghị Cục Trồng trọt phối hợp với Cục Chế biến và Phát
triển thị trường nông sản và Cục Bảo vệ Thực vật “đề xuất các giải pháp
khắc phục, nhất là công tác chỉ đạo sản xuất gắn với chế biến và phát triển thị
trường các mặt hàng rau, củ”.
Mời
đọc thêm: Hàng nghìn tấn củ cải ế phơi trắng đồng là do… năng suất quá
cao? (CAND). – Giá nhiều loại rau tại Lâm Đồng giảm mạnh (TTXVN/Bnews).
– Rau củ rớt giá thảm, bán 1kg rau không mua nổi ly trà vẫn nhập
3 nghìn tấn từ Trung Quốc (SHTT). – Khi người nông dân bỏ quê ra phố (RFA).
***
Thêm
một số tin Việt Nam: Đường lối Đảng CSVN ‘nay đã hoàn toàn khác trước’ — VN được
1.160 tỷ đồng từ thương vụ Vinafood II (BBC). – Một loạt các lãnh đạo Đồng Nai, Đăk Lăk bị đề nghị kỷ luật – Chuyện Uber và Grab: quản không được lại muốn cấm (RFA).
– Lại thêm nhân viên Eximbank chiếm đoạt hơn $2.2 triệu của
khách hàng (NV). – Cận cảnh 2 dự án lấn hàng nghìn m2 vịnh Nha Trang (Zing).
Tin
thế giới
Tin nước Mỹ
Vụ
điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump liên hệ với Nga, VOA có bài: Tin nói Tổ chức Trump có trát yêu cầu giao nộp tài liệu.
Dẫn nguồn từ báo New York Time cho biết, Công tố viên Đặc biệt Hoa Kỳ Robert
Mueller đã ra trát đòi Tổ chức Trump giao nộp các tài liệu, bao gồm một số tài
liệu liên quan đến Nga.
“Peter
Carr, người phát ngôn của ông Mueller, từ chối bình luận về bài báo của tờ
Times về trát đòi bằng chứng. Đây là lần đầu tiên được biết tới mà ông Mueller
đòi các tài liệu liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của ông Trump“.
Nhà
Trắng từ chối bình luận tin này, nói rằng các câu hỏi nên chuyển sang cho Tổ chức
Trump. Phát ngôn viên Nhà Trắng, bà Sarah Sanders nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục
hợp tác đầy đủ. Vì sự tôn trọng đối với công tố viên đặc biệt, chúng tôi sẽ
không bình luận“.
Thêm
tin nước Mỹ: TNS Rand Paul phản đối đề cử ngoại trưởng và giám đốc CIA của
TT Trump (NV). – TT Trump bổ nhiệm Larry Kudlow làm Giám đốc Hội đồng Kinh tế
QG (VOA). – Rex Tillerson bị sa thải: Thỏa thuận hạt nhân Iran như “đèn
treo trước gió” (RFI). – TT Trump hứa tăng cường sức mạnh quân sự lớn nhất lịch sử Mỹ (NV).
– Chính sách ngoại giao của Mỹ thay đổi ra sao dưới thời Mike
Pompeo? (VOV). – Mỹ: Học sinh biểu tình tại Washington đòi siết luật về súng (RFI).
– Oklahoma sẽ là bang đầu tiên dùng khí nitơ hành quyết tử tù (VOA).
– Giáo sư ở Baltimore chi $19,000 thay thận cho mèo cưng(NV).
Quan hệ Nga – Mỹ
Về
vụ án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, hồi tháng trước, Công tố
viên Đặc biệt Robert Mueller đã ra cáo trạng buộc tội 13 người Nga và các cơ quan
tình báo Nga đã âm mưu can thiệp, phá hoại bầu cử Mỹ. Mới đây, Mỹ trừng
phạt 19 người Nga can thiệp vào bầu cử, 19 người này gồm 13 người Nga
đã bị ông Mueller truy tố trước đó.
VOA
đưa tin: Mỹ chế tài những người Nga vì can thiệp bầu cử, tấn công mạng.
Bộ Tài chính Mỹ hôm nay ra lệnh “phong tỏa tất cả tài sản của những đối tượng
bị nhắm mục tiêu thuộc thẩm quyền tư pháp của Mỹ và cấm công dân Mỹ giao dịch với
họ. Bộ Tài chính nói rằng các chế tài cũng nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng
mang tính hủy hoại, bao gồm cuộc tấn công NotPetya gây thiệt hại hàng tỉ đôla
khắp Châu Âu, Châu Á và Mỹ”.
Quan hệ Nga – Anh sau vụ đầu độc
Sau
vụ cựu điệp viên Nga, ông Skipal và con gái bị đầu độc ở Anh, Thủ tướng Anh
Theresa May ra lệnh trừng phạt Nga. Anh kêu gọi Hội Đồng Bảo An ủng hộ các biện pháp trừng phạt
Nga nhưng lúc đầu chỉ Ba
Lan ủng hộ Anh mạnh trong vụ Skripal, theo BBC. Thủ tướng Ba Lan, ông
Mateusz Morawiecki là lãnh đạo châu Âu, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với
kế hoạch của Anh trừng phạt Nga.
Sau
đó có thêm các nước phương Tây lên tiếng: Vụ điệp viên Nga bị hạ độc: Anh, Pháp, Đức, Mỹ đồng thanh
lên tiếng. Mặc dù Nga đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào tới vụ đầu độc,
nhưng Pháp, Đức và Mỹ đã cùng đứng tên với Anh ra một tuyên bố chung hôm 14/3,
nói rằng không có nước nào khác ngoài Nga đã thực hiện vụ tấn công này.
Mời
đọc thêm: Vụ Skripal: Quan hệ Anh-Nga căng thẳng, châu Âu thận trọng (RFI).
– Chính trị gia, Hoàng gia Anh tẩy chay World Cup ở Nga (VOA).
– Luân Đôn – Matxcơva : Theresa May đọ sức với Vladimir Putin (RFI).
– Nga không thể chấp nhận việc bị quy trách nhiệm đầu độc cựu
điệp viên (VOV). – Hướng đi nào cho mối quan hệ Nga – Anh đang đóng băng? (VTV).
Tình hình bầu cử ở Campuchia
Mặc
dù đã làm thủ tướng tướng hơn 30 năm qua, nhưng Thủ tướng Hun Sen vẫn chưa muốn
rời cái ghế này. Sau khi cáo buộc đảng đối lập CNRP do Mỹ hậu thuẫn, ông Hun
Sen đã giải thể đảng này và bắt giữ lãnh đạo đảng là ông Kem Sokha, cấm hơn 118
chính trị gia của đảng này hoạt động ngay trước cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra.
Cho nên, LHQ kêu gọi Campuchia cho đảng đối lập ra tranh cử,
VOA đưa tin.
Báo
cáo viên đặc biệt của LHQ về Nhân quyền ở Campuchia, bà Rhona Smith nói tại một
cuộc họp báo: “Tôi lặp lại lời kêu gọi chính phủ phải khôi phục quyền ứng cử
cho bất cứ người dân Campuchia nào, để họ tham gia ứng cử mà không sợ hãi hay bị
đe dọa. Tôi cũng kêu gọi khẩn cấp xem xét lại lệnh cấm đối với toàn bộ 118
thành viên cấp cao” của đảng CNRP“.
Mời
đọc thêm: Liên Hiệp Quốc: “Chính quyền Cam Bốt không cải thiện tình trạng
nhân quyền” (RFI).
Tin Trung Quốc: Anh cảnh báo Bắc Kinh gây sức ép lên Hong Kong (RFA).
– Trung Quốc : « Đánh mạnh », chiến dịch an ninh tốn kém tại
Tân Cương (RFI). – Mỹ kết luận giấy nhôm TQ gây tổn hại cho giới sản xuất Mỹ (VOA).
Bán đảo Triều Tiên: Thượng đỉnh Trump-Kim có thể diễn ra tại Thụy Điển? (RFI).
– Nga và Trung Quốc cam kết hợp tác vì hòa bình trên bán đảo
Triều Tiên (RFA). – Nga, Trung Quốc ủng hộ đối thoại hòa bình Hàn Quốc -Triều
Tiên (PLVN). – TT Trump ra dấu hiệu rút binh sĩ Mỹ khỏi Hàn Quốc (VOA).
– Hạt nhân : Nghị Viện Châu Âu bí mật đàm phán với Bắc Triều
Tiên (RFI).
Tình hình Trung Đông: Hàng ngàn người dân sơ tán khỏi Đông Ghouta, xung đột tạm lắng (Infonet).
– Nga kêu gọi Mỹ ngừng hỗ trợ cho lực lượng khủng bố tại Đông
Ghouta(Ngày Nay). – Syria 7 năm nội chiến (RFI).
***
Thêm tin thế giới: Nhiệm kỳ tổng thống thứ 3: Putin thành công hay thất bại về
đối ngoại ? (RFI). – Tỉnh Aceh của Indonesia xem xét chặt đầu để trừng phạt tội
giết người (RFA). – Khủng hoảng chính trị ở Slovakia: Thủ tướng từ chức (RFI).
– Clip: Dùng bút tấn công nhân chứng, bị cáo lĩnh bốn phát đạn tử
vong (VOA).
No comments:
Post a Comment