Hùng
Tâm/Người Việt
Wednesday, May 29, 2013 5:09:57 PM
Liên Âu
đang gặp thách đố dồn dập
Truyền thông Hoa Kỳ thường ít chú ý đến loại tin quốc tế không trực tiếp liên hệ đến nước Mỹ, vì vậy dư luận hay ngạc nhiên mỗi khi bất ngờ có chuyện lạ. Trong cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thật ra chuyện gì cũng có thể lại tác động vào Hoa Kỳ, hoặc cần đến sự quan tâm hay can thiệp của nước Mỹ. Một trường hợp cứ tưởng là xa mà hóa lại gần là một số biến cố xảy ra cho Liên Hiệp Âu Châu trong tuần qua. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu về những chuyện ấy.
Truyền thông Hoa Kỳ thường ít chú ý đến loại tin quốc tế không trực tiếp liên hệ đến nước Mỹ, vì vậy dư luận hay ngạc nhiên mỗi khi bất ngờ có chuyện lạ. Trong cảnh toàn cầu hóa hiện nay, thật ra chuyện gì cũng có thể lại tác động vào Hoa Kỳ, hoặc cần đến sự quan tâm hay can thiệp của nước Mỹ. Một trường hợp cứ tưởng là xa mà hóa lại gần là một số biến cố xảy ra cho Liên Hiệp Âu Châu trong tuần qua. “Hồ Sơ Người Việt” sẽ tìm hiểu về những chuyện ấy.
Thủ đô
Bruxelles rung rinh
Liên Hiệp Âu Châu (hay Liên Âu) gồm có 27 quốc gia thành viên - và sẽ có thêm Croatia vào Tháng Bảy, nếu xứ Slovenia trong Liên Âu không phản bác - bên trong có 17 nước đã thống nhất tiền tệ và dùng chung một đồng tiền là đồng Euro, nên cũng gọi là “Khối Euro.” Vì vậy, nói đến Liên Âu, người ta không quên hai con số 27 và 17, hoặc sai biệt giữa hai thực thể nói trên là 10 nước thuộc Liên Âu nhưng ở ngoài khối Euro. Trong số 10 quốc gia này, Anh quốc là nước có vị trí đặc biệt nhất.
Các nước Liên Âu đã chọn thành phố Bruxelles của Bỉ (Brussels nói theo Anh ngữ) làm thủ đô. Ðây là nơi có trụ sở của nhiều cơ chế Âu Châu kể từ hơn nửa thế kỷ về trước và ngày nay là trung tâm hành chánh của các viên chức quốc tế phụ trách việc điều hành cả cơ chế Liên Âu. Cũng vì vậy, Bruxelles trở thành biểu tượng của Âu Châu. Lạc quan thì là thủ đô siêu quốc gia có thể giải quyết vấn đề của các thành viên, bi quan thì đấy là bộ máy thư lại mù quáng của các công chức quốc tế.
Khi vụ khủng hoảng của khối Euro bùng nổ từ bốn năm nay, Bruxelles mất dần ưu thế tích cực của nơi xuất phát các giải pháp cứu vãn và rơi vào hoàn cảnh của một trung tâm bất lực. Trong tuần qua, nhiều biến cố đã xảy ra theo tinh thần tiêu cực và bất lợi đó.
Hôm 28 vừa qua, Tổng Thống Pháp Francois Hollande công bố một loạt sáng kiến giải quyết nạn thất nghiệp trong giới trẻ để đem ra thảo luận tại Thượng Ðỉnh Liên Âu vào hai ngày 27-28 tháng tới. (Tuần trước, “Hồ Sơ Người Việt” đã trình bày bức tranh toàn cảnh của nạn “tuổi trẻ thất nghiệp” trên cột báo này nên xin khỏi nhắc lại.) Ông Hollande cũng nói đến một số đề nghị khai thông đã được các lãnh tụ Liên Âu thảo luận từ tháng trước, kể cả một dự án đảm bảo việc làm cho những người dưới 25 tuổi, v.v...
Vì uy tín sa sút đến tận cùng ở tại Pháp, với tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử của Ðệ Ngũ Cộng Hòa (từ 1958), Tổng Thống Hollande bỗng tái xuất hiện thành người hùng chống thất nghiệp và bảo vệ giới trẻ. Chuyện chính trị ấy chẳng có gì lạ, nhưng thực tế cướp mất ngọn lửa cứu nguy của Bruxelles. Tuy nhiên, sáng kiến của Pháp sẽ chẳng đi tới đâu khi mà cả thế lẫn lực của quốc gia này, và của Tổng Thống Hollande, đều suy yếu.
Nói đến thế và lực, người ta phải nghĩ tới nước Ðức. Trước khi ông Hollande tung ra sáng kiến cấp cứu tuổi trẻ Âu Châu từ Paris thì hôm 25, Ngân Hàng Phát Triển Ðức GDB cho biết hôm 25 là đang chuẩn bị một chương trình tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cho Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và có thể cả Hy Lạp. Loại tin tức như vậy không đáng được một giây trên truyền hình Hoa Kỳ, nhưng là chuyện đáng chú ý.
Ngân hàng GDB chỉ là một định chế quốc gia (cục bộ) của nước Ðức, mà lại có một chương trình tín dụng quốc tế tiêu chuẩn vận hành của Ðức, nằm bên ngoài thể thức tài trợ của Liên Âu do Bruxelles quyết định. Nghĩa là một cơ chế quốc gia đang lặng lẽ thay thế vai trò chuyên môn của một cơ chế quốc tế ở Âu Châu.
Ngoài sáng kiến cứu giá của Pháp và Ðức, tuần qua một biến cố khác sẽ còn giải giới và lột lon thủ đô Bruxelles: các thành viên Liên Âu bỏ phiếu chấm dứt đạo luật cấm vận Syria kể từ Tháng Sáu. Quyết định ngoại giao này có nghĩa là từ tháng sau, từng nước Âu Châu có quyền thi hành, hay không, việc yểm trợ võ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Syria. Trước đây, Liên Âu áp dụng một chính sách thống nhất về Syria, chính sách ấy sẽ không còn nữa.
Với Liên Bang Xô Viết vẫn yểm trợ và bảo vệ chế độ Bashar al-Assad đến cùng, sự thiếu thống nhất của Liên Âu khiến Bruxelles mất vị trí thủ đô và hết còn là tiếng nói chung cho cả khối.
Liên Hiệp Âu Châu (hay Liên Âu) gồm có 27 quốc gia thành viên - và sẽ có thêm Croatia vào Tháng Bảy, nếu xứ Slovenia trong Liên Âu không phản bác - bên trong có 17 nước đã thống nhất tiền tệ và dùng chung một đồng tiền là đồng Euro, nên cũng gọi là “Khối Euro.” Vì vậy, nói đến Liên Âu, người ta không quên hai con số 27 và 17, hoặc sai biệt giữa hai thực thể nói trên là 10 nước thuộc Liên Âu nhưng ở ngoài khối Euro. Trong số 10 quốc gia này, Anh quốc là nước có vị trí đặc biệt nhất.
Các nước Liên Âu đã chọn thành phố Bruxelles của Bỉ (Brussels nói theo Anh ngữ) làm thủ đô. Ðây là nơi có trụ sở của nhiều cơ chế Âu Châu kể từ hơn nửa thế kỷ về trước và ngày nay là trung tâm hành chánh của các viên chức quốc tế phụ trách việc điều hành cả cơ chế Liên Âu. Cũng vì vậy, Bruxelles trở thành biểu tượng của Âu Châu. Lạc quan thì là thủ đô siêu quốc gia có thể giải quyết vấn đề của các thành viên, bi quan thì đấy là bộ máy thư lại mù quáng của các công chức quốc tế.
Khi vụ khủng hoảng của khối Euro bùng nổ từ bốn năm nay, Bruxelles mất dần ưu thế tích cực của nơi xuất phát các giải pháp cứu vãn và rơi vào hoàn cảnh của một trung tâm bất lực. Trong tuần qua, nhiều biến cố đã xảy ra theo tinh thần tiêu cực và bất lợi đó.
Hôm 28 vừa qua, Tổng Thống Pháp Francois Hollande công bố một loạt sáng kiến giải quyết nạn thất nghiệp trong giới trẻ để đem ra thảo luận tại Thượng Ðỉnh Liên Âu vào hai ngày 27-28 tháng tới. (Tuần trước, “Hồ Sơ Người Việt” đã trình bày bức tranh toàn cảnh của nạn “tuổi trẻ thất nghiệp” trên cột báo này nên xin khỏi nhắc lại.) Ông Hollande cũng nói đến một số đề nghị khai thông đã được các lãnh tụ Liên Âu thảo luận từ tháng trước, kể cả một dự án đảm bảo việc làm cho những người dưới 25 tuổi, v.v...
Vì uy tín sa sút đến tận cùng ở tại Pháp, với tỷ lệ ủng hộ thấp nhất trong lịch sử của Ðệ Ngũ Cộng Hòa (từ 1958), Tổng Thống Hollande bỗng tái xuất hiện thành người hùng chống thất nghiệp và bảo vệ giới trẻ. Chuyện chính trị ấy chẳng có gì lạ, nhưng thực tế cướp mất ngọn lửa cứu nguy của Bruxelles. Tuy nhiên, sáng kiến của Pháp sẽ chẳng đi tới đâu khi mà cả thế lẫn lực của quốc gia này, và của Tổng Thống Hollande, đều suy yếu.
Nói đến thế và lực, người ta phải nghĩ tới nước Ðức. Trước khi ông Hollande tung ra sáng kiến cấp cứu tuổi trẻ Âu Châu từ Paris thì hôm 25, Ngân Hàng Phát Triển Ðức GDB cho biết hôm 25 là đang chuẩn bị một chương trình tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp loại vừa và nhỏ cho Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và có thể cả Hy Lạp. Loại tin tức như vậy không đáng được một giây trên truyền hình Hoa Kỳ, nhưng là chuyện đáng chú ý.
Ngân hàng GDB chỉ là một định chế quốc gia (cục bộ) của nước Ðức, mà lại có một chương trình tín dụng quốc tế tiêu chuẩn vận hành của Ðức, nằm bên ngoài thể thức tài trợ của Liên Âu do Bruxelles quyết định. Nghĩa là một cơ chế quốc gia đang lặng lẽ thay thế vai trò chuyên môn của một cơ chế quốc tế ở Âu Châu.
Ngoài sáng kiến cứu giá của Pháp và Ðức, tuần qua một biến cố khác sẽ còn giải giới và lột lon thủ đô Bruxelles: các thành viên Liên Âu bỏ phiếu chấm dứt đạo luật cấm vận Syria kể từ Tháng Sáu. Quyết định ngoại giao này có nghĩa là từ tháng sau, từng nước Âu Châu có quyền thi hành, hay không, việc yểm trợ võ khí cho các lực lượng nổi dậy ở Syria. Trước đây, Liên Âu áp dụng một chính sách thống nhất về Syria, chính sách ấy sẽ không còn nữa.
Với Liên Bang Xô Viết vẫn yểm trợ và bảo vệ chế độ Bashar al-Assad đến cùng, sự thiếu thống nhất của Liên Âu khiến Bruxelles mất vị trí thủ đô và hết còn là tiếng nói chung cho cả khối.
Tây Ban
Nha luận bàn việc xé chiếu ngồi riêng
Trong khối Euro, có bốn quốc gia mắc nợ và lâm nạn ở miền Nam, đó là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và cả Ý Ðại Lợi. Từ năm ngoái, người ta đã thảo luận về việc nên hay không nên duy trì Hy Lạp hay thi thành biện pháp “Grexit,” trục xuất Hy Lạp ra khỏi hệ thống Euro. Tuần qua, cánh tả đối lập tại Tây Ban Nha lại nói đến chuyện khác. Họ bắt đầu tung ra “Tuyên ngôn giã từ Euro” để tác động vào dư luận.
Không quốc gia nào, dù có ở vào hoàn cảnh kinh tế tài chánh ngặt nghèo nhất, lại muốn bị trục xuất khỏi khối Euro và đành phải dùng lại đồng nội tệ đã thủ tiêu từ năm 1999. Người ta nói đến việc chủ động rút lui vì quyền lợi quốc gia.
Xưa nay, Tây Ban Nha vẫn khẳng định rằng mình không muốn triệt thoái và cũng không để khối Euro ra quyết định trục xuất nên cố hợp tác và tuân thủ những đòi hỏi khắc khổ của tam đầu chế có thẩm quyền là Hội Ðồng Âu Châu (Hành Pháp Liên Âu nằm tại Bruxelles), Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu ECB và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF.
Bây giờ, với nền kinh tế sa sút, thất nghiệp tăng vọt và 57% tuổi trẻ không có việc, một kỷ lục của Âu Châu, Tây Ban Nha đã thấm mệt.
Vì vậy, các lực lượng thuộc cánh tả mới ra tuyên ngôn vận động dư luận tiến tới một “Kế hoạch triệt thoái.” Khi Tây Ban Nha, dù sao cũng là cột trụ của khối Euro, lạnh lùng nói đến việc phải chuẩn bị rút lui nếu Bồ Ðào Nha và Ý quyết định triệt thoái, chúng ta thấy rằng việc xé chiếu ngồi riêng hết là một giả thuyết của các chuyên gia hay học giả.
Lý do căn bản ở đây là khi thống nhất tiền tệ và dùng chung một đồng bạc, quốc gia lâm nạn không thể có chánh sách ứng phó độc lập, như phá giá, bơm tiền, gây lạm phát để kích thích, v.v... mà phải thi hành chánh sách chung, do tam đầu chế quốc tế (EU, ECB và IMF) đưa ra với điều kiện ngặt nghèo. Sau hơn bốn năm nằm trong khủng hoảng mà không thấy sự công hiệu của kế hoạch quốc tế, từng nước mới nghĩ đến việc tự lo lấy thân, và chuẩn bị triệt thoái.
Tây Ban Nha đã đi tới chốn đó.
Trong khối Euro, có bốn quốc gia mắc nợ và lâm nạn ở miền Nam, đó là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Ðào Nha và cả Ý Ðại Lợi. Từ năm ngoái, người ta đã thảo luận về việc nên hay không nên duy trì Hy Lạp hay thi thành biện pháp “Grexit,” trục xuất Hy Lạp ra khỏi hệ thống Euro. Tuần qua, cánh tả đối lập tại Tây Ban Nha lại nói đến chuyện khác. Họ bắt đầu tung ra “Tuyên ngôn giã từ Euro” để tác động vào dư luận.
Không quốc gia nào, dù có ở vào hoàn cảnh kinh tế tài chánh ngặt nghèo nhất, lại muốn bị trục xuất khỏi khối Euro và đành phải dùng lại đồng nội tệ đã thủ tiêu từ năm 1999. Người ta nói đến việc chủ động rút lui vì quyền lợi quốc gia.
Xưa nay, Tây Ban Nha vẫn khẳng định rằng mình không muốn triệt thoái và cũng không để khối Euro ra quyết định trục xuất nên cố hợp tác và tuân thủ những đòi hỏi khắc khổ của tam đầu chế có thẩm quyền là Hội Ðồng Âu Châu (Hành Pháp Liên Âu nằm tại Bruxelles), Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu ECB và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF.
Bây giờ, với nền kinh tế sa sút, thất nghiệp tăng vọt và 57% tuổi trẻ không có việc, một kỷ lục của Âu Châu, Tây Ban Nha đã thấm mệt.
Vì vậy, các lực lượng thuộc cánh tả mới ra tuyên ngôn vận động dư luận tiến tới một “Kế hoạch triệt thoái.” Khi Tây Ban Nha, dù sao cũng là cột trụ của khối Euro, lạnh lùng nói đến việc phải chuẩn bị rút lui nếu Bồ Ðào Nha và Ý quyết định triệt thoái, chúng ta thấy rằng việc xé chiếu ngồi riêng hết là một giả thuyết của các chuyên gia hay học giả.
Lý do căn bản ở đây là khi thống nhất tiền tệ và dùng chung một đồng bạc, quốc gia lâm nạn không thể có chánh sách ứng phó độc lập, như phá giá, bơm tiền, gây lạm phát để kích thích, v.v... mà phải thi hành chánh sách chung, do tam đầu chế quốc tế (EU, ECB và IMF) đưa ra với điều kiện ngặt nghèo. Sau hơn bốn năm nằm trong khủng hoảng mà không thấy sự công hiệu của kế hoạch quốc tế, từng nước mới nghĩ đến việc tự lo lấy thân, và chuẩn bị triệt thoái.
Tây Ban Nha đã đi tới chốn đó.
Nước Ðức
dưới chân tường
Là quốc gia phú cường nhất Liên Âu và có lợi nhất trong khối Euro, nước Ðức ở vào hoàn cảnh khó xử là phải cứu đồng Euro bằng mọi giá, miễn là không quá đắt cho dân Ðức. Vì vậy mà từ nhiều năm qua, Chính quyền của Thủ Tướng Angela Merkel mới đòi hỏi các nước lâm nạn phải thi hành chính sách khắc khổ và bị công kích rất nặng. Ở bên trong, bà Merkel cũng bị dư luận Ðức than phiền là cứ đem công quỹ cứu trợ xứ khác và có thể bị thất cử vào Tháng Chín tới đây.
Bên trong khối Euro, hai cột trụ chính quyền là Pháp và Ðức đã có mâu thuẫn khi Tổng Thống Hollande trở thành tiếng nói đại diện cho các nước lâm nạn chống lại chính sách khắc khổ. Bên ngoài khối Euro, có nước Anh cũng nêu vấn đề và đòi những điều kiện khác để quyết định về vị trí của mình trong Liên Âu qua một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015.
Một giải pháp thoát hiểm của Ðức là tránh đứng trên tuyến đầu để trực diện mặc cả với các nước kia mà lánh sau một tấm bình phong quốc tế là cơ chế Bruxelles và Ngân Hàng Trung Ương ECB.
Khi uy tín và thực lực của Bruxelles sa sút, dư luận các nước nhìn ra vai trò chủ chốt của nước Ðức ở đằng sau. Việc Ngân Hàng Phát Triển Ðức GDB tung sáng kiến tài trợ tiểu doanh thương tại các nước lâm nạn là một nỗ lực xoa dịu, nhưng với hậu quả ngược là càng chứng minh tính chất vô dụng của bộ máy thư lại ở Bruxelles và bàn tay quá mạnh của nước Ðức.
Dư luận hoài nghi khả năng hội nhập Âu Châu thường đả kích là công chức quốc tế Bruxelles chỉ phục vụ quyền lợi của chính họ, đàng sau bức màn hành chánh nhiêu khê rắc rối. Việc Bruxelles tuột dốc không làm họ ngạc nhiên, nhưng để lộ ra thế lực của Ðức. Dĩ nhiên là sự thật thì không đơn giản như vậy, nhưng ấn tượng đó cũng là vấn đề cho Ðức và cho cả khối Âu Châu.
Với người dân Hoa Kỳ, những vấn đề Âu Châu quả là xa xôi mơ hồ và chẳng đáng quan tâm. Việc xứ Thụy Ðiển hiền hòa yên ắng tại Bắc Âu cũng bị động loạn vào tuần trước vì nạn thất nghiệp cũng không được truyền thông Mỹ nhắc tới. Tệ hơn vậy là một hồ sơ Âu-Mỹ vẫn chưa được dân Mỹ chú ý.
Là quốc gia phú cường nhất Liên Âu và có lợi nhất trong khối Euro, nước Ðức ở vào hoàn cảnh khó xử là phải cứu đồng Euro bằng mọi giá, miễn là không quá đắt cho dân Ðức. Vì vậy mà từ nhiều năm qua, Chính quyền của Thủ Tướng Angela Merkel mới đòi hỏi các nước lâm nạn phải thi hành chính sách khắc khổ và bị công kích rất nặng. Ở bên trong, bà Merkel cũng bị dư luận Ðức than phiền là cứ đem công quỹ cứu trợ xứ khác và có thể bị thất cử vào Tháng Chín tới đây.
Bên trong khối Euro, hai cột trụ chính quyền là Pháp và Ðức đã có mâu thuẫn khi Tổng Thống Hollande trở thành tiếng nói đại diện cho các nước lâm nạn chống lại chính sách khắc khổ. Bên ngoài khối Euro, có nước Anh cũng nêu vấn đề và đòi những điều kiện khác để quyết định về vị trí của mình trong Liên Âu qua một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2015.
Một giải pháp thoát hiểm của Ðức là tránh đứng trên tuyến đầu để trực diện mặc cả với các nước kia mà lánh sau một tấm bình phong quốc tế là cơ chế Bruxelles và Ngân Hàng Trung Ương ECB.
Khi uy tín và thực lực của Bruxelles sa sút, dư luận các nước nhìn ra vai trò chủ chốt của nước Ðức ở đằng sau. Việc Ngân Hàng Phát Triển Ðức GDB tung sáng kiến tài trợ tiểu doanh thương tại các nước lâm nạn là một nỗ lực xoa dịu, nhưng với hậu quả ngược là càng chứng minh tính chất vô dụng của bộ máy thư lại ở Bruxelles và bàn tay quá mạnh của nước Ðức.
Dư luận hoài nghi khả năng hội nhập Âu Châu thường đả kích là công chức quốc tế Bruxelles chỉ phục vụ quyền lợi của chính họ, đàng sau bức màn hành chánh nhiêu khê rắc rối. Việc Bruxelles tuột dốc không làm họ ngạc nhiên, nhưng để lộ ra thế lực của Ðức. Dĩ nhiên là sự thật thì không đơn giản như vậy, nhưng ấn tượng đó cũng là vấn đề cho Ðức và cho cả khối Âu Châu.
Với người dân Hoa Kỳ, những vấn đề Âu Châu quả là xa xôi mơ hồ và chẳng đáng quan tâm. Việc xứ Thụy Ðiển hiền hòa yên ắng tại Bắc Âu cũng bị động loạn vào tuần trước vì nạn thất nghiệp cũng không được truyền thông Mỹ nhắc tới. Tệ hơn vậy là một hồ sơ Âu-Mỹ vẫn chưa được dân Mỹ chú ý.
Hoa
Kỳ rút quân khỏi Âu Châu
Sau Thế Chiến II và trong thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã có nhiều đơn vị tác chiến đồn trú trong các căn cứ Âu Châu. Lý do chính thức lúc ban đầu là để kiểm soát nước Ðức rồi bảo vệ Âu Châu. Lý do thực tế chính là để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại một khu vực chiến lược khi nước Mỹ cần can thiệp tại nơi khác.
Trong hơn mười năm lâm chiến vì khủng bố Hồi Giáo và sa sút thế lực vì chuyện kinh tế ở nhà, Hoa Kỳ đã có triệu chứng mệt mỏi. Nhìn sang bên kia Ðại Tây Dương, nước Mỹ không thể tiếp tục gánh vác trọng trách bảo vệ Âu Châu khi mà các thành viên Âu Châu của Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương NATO đóng góp ngày càng ít hơn cho nhu cầu quân phí của NATO. Trong chiến dịch can thiệp vào Libya năm 2011, chính Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert Gates của chính quyền Barack Obama đã than phiền về chuyện này, “chẳng phải vì các đồng minh Âu Châu không muốn mà vì họ không có khả năng.”
Bây giờ, vì lý do khả năng của Hoa Kỳ, chính quyền Obama còn đảo ngược một quyết định cũ. Trước đây, Mỹ tính rút khỏi Âu Châu một lữ đoàn tác chiến của Bộ Binh (US Army Brigade Combat Team, BCT). Từ đầu năm 2012, Hoa Kỳ thông báo sẽ triệt thoái hai Lữ Ðoàn 170 và 172 (hơn 8,000 binh lính) và sẽ rút thêm khoảng 2,500 lính trong vòng năm năm tới. Lữ Ðoàn 170th BCT đã cuốn cờ ra khỏi căn cứ Baulholder tại Ðức vào Tháng Mười năm ngoái. Lữ Ðoàn 172th BCT sẽ ra về vào Tháng Mười năm nay.
Nghĩa là 50 năm sau khi hiện diện để bảo vệ Âu Châu và khả năng can thiệp linh động của mình trên một khu vực chiến lược, Hoa Kỳ đang triệt thoái dần và trả lại quyền tự vệ cho một Âu Châu kiệt quệ. Nhưng không chỉ có vậy.
Trong Ðạo Luật Ngân Sách Quốc Phòng cho tài khóa 2013, Hạ Viện Hoa Kỳ đã biểu quyết một điều khoản tu chính với đa số 226-196: sẽ rút khỏi Âu Châu cả bốn lữ đoàn tác chiến. Ðưa ra đề luật tu chính này là hai dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Colorado (Mike Coffman và Jared Pollis). Qua tài khóa tới, điều khoản tương tự cũng sẽ được đề nghị. Nghĩa là ngay trong nước Mỹ đã có nhiều tiếng nói vận động việc Hoa Kỳ rút hết mọi đơn vị tác chiến đã từng hiện diện từ nửa thế kỷ tại Âu Châu.
Hồ Sơ Người Việt không đi vào cuộc tranh luận về lợi hay hại của việc triệt thoái này, chỉ ghi nhận rằng Âu Châu hết là một ưu tiên của Hoa Kỳ và dư luận Mỹ cũng hết quan tâm đến những gì xảy ra ở bên kia Ðại Tây Dương.
Sau Thế Chiến II và trong thời Chiến Tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã có nhiều đơn vị tác chiến đồn trú trong các căn cứ Âu Châu. Lý do chính thức lúc ban đầu là để kiểm soát nước Ðức rồi bảo vệ Âu Châu. Lý do thực tế chính là để bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại một khu vực chiến lược khi nước Mỹ cần can thiệp tại nơi khác.
Trong hơn mười năm lâm chiến vì khủng bố Hồi Giáo và sa sút thế lực vì chuyện kinh tế ở nhà, Hoa Kỳ đã có triệu chứng mệt mỏi. Nhìn sang bên kia Ðại Tây Dương, nước Mỹ không thể tiếp tục gánh vác trọng trách bảo vệ Âu Châu khi mà các thành viên Âu Châu của Minh Ước Bắc Ðại Tây Dương NATO đóng góp ngày càng ít hơn cho nhu cầu quân phí của NATO. Trong chiến dịch can thiệp vào Libya năm 2011, chính Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert Gates của chính quyền Barack Obama đã than phiền về chuyện này, “chẳng phải vì các đồng minh Âu Châu không muốn mà vì họ không có khả năng.”
Bây giờ, vì lý do khả năng của Hoa Kỳ, chính quyền Obama còn đảo ngược một quyết định cũ. Trước đây, Mỹ tính rút khỏi Âu Châu một lữ đoàn tác chiến của Bộ Binh (US Army Brigade Combat Team, BCT). Từ đầu năm 2012, Hoa Kỳ thông báo sẽ triệt thoái hai Lữ Ðoàn 170 và 172 (hơn 8,000 binh lính) và sẽ rút thêm khoảng 2,500 lính trong vòng năm năm tới. Lữ Ðoàn 170th BCT đã cuốn cờ ra khỏi căn cứ Baulholder tại Ðức vào Tháng Mười năm ngoái. Lữ Ðoàn 172th BCT sẽ ra về vào Tháng Mười năm nay.
Nghĩa là 50 năm sau khi hiện diện để bảo vệ Âu Châu và khả năng can thiệp linh động của mình trên một khu vực chiến lược, Hoa Kỳ đang triệt thoái dần và trả lại quyền tự vệ cho một Âu Châu kiệt quệ. Nhưng không chỉ có vậy.
Trong Ðạo Luật Ngân Sách Quốc Phòng cho tài khóa 2013, Hạ Viện Hoa Kỳ đã biểu quyết một điều khoản tu chính với đa số 226-196: sẽ rút khỏi Âu Châu cả bốn lữ đoàn tác chiến. Ðưa ra đề luật tu chính này là hai dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Colorado (Mike Coffman và Jared Pollis). Qua tài khóa tới, điều khoản tương tự cũng sẽ được đề nghị. Nghĩa là ngay trong nước Mỹ đã có nhiều tiếng nói vận động việc Hoa Kỳ rút hết mọi đơn vị tác chiến đã từng hiện diện từ nửa thế kỷ tại Âu Châu.
Hồ Sơ Người Việt không đi vào cuộc tranh luận về lợi hay hại của việc triệt thoái này, chỉ ghi nhận rằng Âu Châu hết là một ưu tiên của Hoa Kỳ và dư luận Mỹ cũng hết quan tâm đến những gì xảy ra ở bên kia Ðại Tây Dương.
Kết
luận?
Âu Châu thường cổ võ khái niệm “quyền lực mềm” để giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chánh và nhất là ngoại giao và an ninh bằng mưu lược hơn là phương tiện hay sức mạnh. Mục tiêu ở đây là để khỏi gặp rủi ro và phải trả giá cho từng quyết định chi thu hay chiến hòa của mình. Chuyện ấy không thành và Âu Châu trở thành một tập hợp bất lực khi cần giải quyết mâu thuẫn ở bên trong lẫn những thách đố ở bên ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, Hoa Kỳ cũng chẳng muốn kê vai gánh vác chuyện Âu Châu. Và đấy mới là điều đáng lo ngại nhất, không phải riêng cho Bruxelles mà cho nước Mỹ.
Âu Châu thường cổ võ khái niệm “quyền lực mềm” để giải quyết các vấn đề kinh tế, tài chánh và nhất là ngoại giao và an ninh bằng mưu lược hơn là phương tiện hay sức mạnh. Mục tiêu ở đây là để khỏi gặp rủi ro và phải trả giá cho từng quyết định chi thu hay chiến hòa của mình. Chuyện ấy không thành và Âu Châu trở thành một tập hợp bất lực khi cần giải quyết mâu thuẫn ở bên trong lẫn những thách đố ở bên ngoài.
Trong hoàn cảnh đó, Hoa Kỳ cũng chẳng muốn kê vai gánh vác chuyện Âu Châu. Và đấy mới là điều đáng lo ngại nhất, không phải riêng cho Bruxelles mà cho nước Mỹ.
CÁC TIN KHÁC :
No comments:
Post a Comment