27.05.2013
Nhận diện cho thật rõ bộ mặt của chế độ kinh tế và chế độ
chính trị ở Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, phức tạp.
Các nhà lý luận kinh tế trứ danh trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Việt Nam trong, ngoài nước đã có nhiều luận văn, trao đổi tranh luận về vấn đề này.
Hiện nay các tạp chí kinh tế quốc tế gọi nền kinh tế VN là nền kinh tế theo «chủ nghĩa tư bản theo phe nhóm được nhà nước đỡ đầu» (state-sponsored crony capitalism), một sản phẩm mới mẻ kỳ lạ đang trong thời kỳ phôi thai thử nghiệm, sinh ra từ thời kỳ «hậu Liên Xô», «hậu phe xã hội chủ nghĩa».
Nhiều nhà lý luận cho rằng đây là một quái thai sinh ra từ những yếu tố mâu thuẫn nhau trong một cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chế độ chính trị độc quyền đảng trị kết hợp với một nền kinh tế thị trường tư bản mang bản chất tự do.
Nền «kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa» là gì? Kinh tế thị trưởng là chỉ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn mang bản chất tự do (dưới chế độ tư bản – pháp quyền), còn định hướng xã hội chủ nghĩa là chỉ chế độ cai trị độc đoán của đảng CS, một chế độ chuyên chế độc quyền trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể có mọi quyền hành chính trị - kinh tế - tài chính không hạn chế, không ai kiểm soát.
Hiên nay phần lớn các nước trên thế giới theo chủ nghĩa tư bản lương thiện (tạm dịch chữ Pháp capitalisme honnête), xã hội vận hành theo luật pháp nghiêm minh không ngừng được hoàn thiện, kết hợp hài hòa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tự do, bình đẳng, cạnh tranh nhau trong trật tự luật pháp, với một chế độ chính trị dân chủ ngày càng được nâng cao.
Tại các nước này, nền tảng kinh tế vững chắc, cũng là động lực xã hội là chế độ tự do kinh doanh và chế độ tư hữu được luật pháp bảo đảm. Nền tảng chính trị là các quyền tự do của công dân: tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do bầu cử… Các đảng phái bình đẳng, vừa hợp tác vừa ganh đua phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài trong các cuộc bầu cử định kỳ. Do có ganh đua và bầu cử định kỳ, đảng nào cũng phải cố lập thành tích, tạo tín nhiệm với cử tri, giữ mình trong sạch.
Ở nước ta do độc quyền đảng trị nên dân không có sự lựa chọn. Bộ Chính trị lộng hành không ai kiểm soát, kiềm chế. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ngiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được tham gia quản lý trực tiếp các công ty quốc doanh, cấm ngặt chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. Chức trách các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ là quản lý về chính sách cho thật nghiêm trong ngành mình.
Vừa nắm luật pháp,chính sách vừa chỉ đạo kinh doanh, sẽ thiên vị bất công, khuyến khích tham nhũng không giới hạn, chia chác hoa hồng, bổng lộc không ai kiềm chế, làm cho các tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ liên miên và phá sản hàng loạt. Vinashin, Vinalines, các tổng công ty điện lực, khoáng sản, giao thông vận tải, hàng không, dầu mỏ, bô xít… đều là những công ty «phá gia chi tử», những đứa con hư hỏng do được nuông chiều quá đáng.
Sau khi ông Võ Văn Kiệt mất vào tháng 6/2008, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh với vốn của Nhà nước, mang tên SCIC (State Capital+Investment Corporation) được thiết lập. Đây là con bạch tuộc khổng lồ tiếp nhận vốn quy mô ngày càng lớn từ 2 nguồn ngoại tệ tuôn vào là vốn ODA (Official Development Assistance), và vốn FDI (Foreign Direct Investment), mỗi năm hàng chục tỷ đôla. Ban quản trị là ai? Các phó thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng các bộ kinh tế, kế hoạch đầu tư, tài chính… đều có chân trong ban quản trị, ban giám đốc, ban thanh tra, kiểm sát… của Tổng công ty khổng lồ này cũng như của các công ty quốc doanh khác. Ngoài lương phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, họ nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền hoa hồng từ mỗi khoản xây dựng xong công trình, từ chuẩn bị và hoàn thành mỗi đề án… Số tiền phụ thu của «trọng tài» có khi gấp 5, gấp 7 lần tiền phụ cấp cho «cầu thủ đá bóng». Cũng có người cho rằng có khi gấp trăm lần hay hơn nữa. Máu mê kinh doanh không sao kiềm chế nổi. Thảm họa dân tộc là từ đây. Có ông nghị nào dám lên tiếng?
Con bạch tuộc SCIC lộng hành, vươn vòi ra hút vô vàn tài nguyên, xương tủy người lao động, để một khối tài sản lớn, cuối cùng là chui vào túi các quan chức CS chóp bu. Chính đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng, là nguyên nhân của «núi nợ» quốc gia có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng, bằng 50 tỷ đô la. Chủ nghĩa tư bản độc đảng rừng rú là đây.
Cho nên không có gì lạ là khi Bộ Chính trị giở mưu mẹo mỵ dân, bất đắc dĩ chơi trò sửa Hiến pháp, vẫn một mực trơ tráo giữ nguyên cái cốt lõi XHCN vu vơ và cái độc quyền đảng trị - Điều 4 -, không ai còn ngửi được, kể cả những đảng viên lão thành và nhiều trí thức đảng viên có nhân cách và công tâm. Biết bao đảng viên đang thất vọng, hổ thẹn còn là đảng viên CS.
Không có gì lạ khi Quốc hội đang họp vẫn dửng dưng không ai quan tâm đến tiền lương quá thấp (tối thiểu là 1 triệu 6/tháng, bằng 80 US$), tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, nhất là trong lao động trẻ, mới ra trường, và mỗi tháng đang có trên 60 ngàn cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ đóng cửa, phá sản. Tầng lớp trung lưu trong toàn quốc đang bị dồn vào thế suy kiệt chỉ vì cái phương châm lấy kinh tế quốc doanh làm chỉ đạo, dồn vốn, nguyên liệu, phương tiện cho các cơ sở quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều đặc biệt, do các quan chức CS đầy quyền lực điều hành, che chắn, vì đây là bầu vú sữa của các quan vừa nắm quyền lực vừa trực tiếp kinh doanh, dù không mảy may có tri thức, kinh nghiệm.
Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang thức tỉnh. Cả một tầng lớp có số đông, có tiềm năng kinh tế tài chính, trí thức, kinh doanh to lớn bị kiềm chế, đối xử lạnh nhạt, thậm chí đàn áp thô bạo khi ngẩng cao đầu đòi chút tự do quá hiếm hoi. Cả một tầng lớp đang lần lượt đứng dậy, nhận ra mình, nhận ra thời cơ nghìn năm có một, khinh bỉ những kẻ tự nhận là cách mạng lại hèn với giặc, ghê tởm lũ chính trị gia bịp luôn mồm, thề thốt xoá bỏ bóc lột và liên minh với vô sản nhưng lại tự biến thành lớp tư bản đỏ chưa kịp sống đến cuối đời đã sớm chuẩn bị giãy chết.
Hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản lương thiện trên cơ sở nền dân chủ đa nguyên, từ bỏ dứt khoát cái đuôi súc vật xã hôi chủ nghĩa với nền chuyên chính một đảng rừng rú.
Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến pháp, khi bàn về những vấn đề gay gắt của nền kinh tế tài chính, về việc cơ cấu lại nền kinh tế, ngành ngân hàng, khi lãnh đạo việc bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật then chốt, và nhất là khi thưc hiện cuộc dân vận mới với phương châm «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Các nhà lý luận kinh tế trứ danh trên thế giới, các nhà nghiên cứu chính trị kinh tế Việt Nam trong, ngoài nước đã có nhiều luận văn, trao đổi tranh luận về vấn đề này.
Hiện nay các tạp chí kinh tế quốc tế gọi nền kinh tế VN là nền kinh tế theo «chủ nghĩa tư bản theo phe nhóm được nhà nước đỡ đầu» (state-sponsored crony capitalism), một sản phẩm mới mẻ kỳ lạ đang trong thời kỳ phôi thai thử nghiệm, sinh ra từ thời kỳ «hậu Liên Xô», «hậu phe xã hội chủ nghĩa».
Nhiều nhà lý luận cho rằng đây là một quái thai sinh ra từ những yếu tố mâu thuẫn nhau trong một cuộc hôn nhân cưỡng ép, một chế độ chính trị độc quyền đảng trị kết hợp với một nền kinh tế thị trường tư bản mang bản chất tự do.
Nền «kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa» là gì? Kinh tế thị trưởng là chỉ nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vốn mang bản chất tự do (dưới chế độ tư bản – pháp quyền), còn định hướng xã hội chủ nghĩa là chỉ chế độ cai trị độc đoán của đảng CS, một chế độ chuyên chế độc quyền trong đó Bộ Chính trị là ông vua tập thể có mọi quyền hành chính trị - kinh tế - tài chính không hạn chế, không ai kiểm soát.
Hiên nay phần lớn các nước trên thế giới theo chủ nghĩa tư bản lương thiện (tạm dịch chữ Pháp capitalisme honnête), xã hội vận hành theo luật pháp nghiêm minh không ngừng được hoàn thiện, kết hợp hài hòa nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa tự do, bình đẳng, cạnh tranh nhau trong trật tự luật pháp, với một chế độ chính trị dân chủ ngày càng được nâng cao.
Tại các nước này, nền tảng kinh tế vững chắc, cũng là động lực xã hội là chế độ tự do kinh doanh và chế độ tư hữu được luật pháp bảo đảm. Nền tảng chính trị là các quyền tự do của công dân: tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do bầu cử… Các đảng phái bình đẳng, vừa hợp tác vừa ganh đua phục vụ xã hội, lấy cử tri làm trọng tài trong các cuộc bầu cử định kỳ. Do có ganh đua và bầu cử định kỳ, đảng nào cũng phải cố lập thành tích, tạo tín nhiệm với cử tri, giữ mình trong sạch.
Ở nước ta do độc quyền đảng trị nên dân không có sự lựa chọn. Bộ Chính trị lộng hành không ai kiểm soát, kiềm chế. Thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ngiêm cấm các bộ trưởng, thứ trưởng không được tham gia quản lý trực tiếp các công ty quốc doanh, cấm ngặt chuyện vừa đá bóng vừa thổi còi. Chức trách các bộ trưởng, thứ trưởng chỉ là quản lý về chính sách cho thật nghiêm trong ngành mình.
Vừa nắm luật pháp,chính sách vừa chỉ đạo kinh doanh, sẽ thiên vị bất công, khuyến khích tham nhũng không giới hạn, chia chác hoa hồng, bổng lộc không ai kiềm chế, làm cho các tổng công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ liên miên và phá sản hàng loạt. Vinashin, Vinalines, các tổng công ty điện lực, khoáng sản, giao thông vận tải, hàng không, dầu mỏ, bô xít… đều là những công ty «phá gia chi tử», những đứa con hư hỏng do được nuông chiều quá đáng.
Sau khi ông Võ Văn Kiệt mất vào tháng 6/2008, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh với vốn của Nhà nước, mang tên SCIC (State Capital+Investment Corporation) được thiết lập. Đây là con bạch tuộc khổng lồ tiếp nhận vốn quy mô ngày càng lớn từ 2 nguồn ngoại tệ tuôn vào là vốn ODA (Official Development Assistance), và vốn FDI (Foreign Direct Investment), mỗi năm hàng chục tỷ đôla. Ban quản trị là ai? Các phó thủ tướng, bộ trưởng và thứ trưởng các bộ kinh tế, kế hoạch đầu tư, tài chính… đều có chân trong ban quản trị, ban giám đốc, ban thanh tra, kiểm sát… của Tổng công ty khổng lồ này cũng như của các công ty quốc doanh khác. Ngoài lương phó thủ tướng, bộ trưởng, thứ trưởng, họ nhận lương, phụ cấp, tiền thưởng, tiền hoa hồng từ mỗi khoản xây dựng xong công trình, từ chuẩn bị và hoàn thành mỗi đề án… Số tiền phụ thu của «trọng tài» có khi gấp 5, gấp 7 lần tiền phụ cấp cho «cầu thủ đá bóng». Cũng có người cho rằng có khi gấp trăm lần hay hơn nữa. Máu mê kinh doanh không sao kiềm chế nổi. Thảm họa dân tộc là từ đây. Có ông nghị nào dám lên tiếng?
Con bạch tuộc SCIC lộng hành, vươn vòi ra hút vô vàn tài nguyên, xương tủy người lao động, để một khối tài sản lớn, cuối cùng là chui vào túi các quan chức CS chóp bu. Chính đó là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính và khủng hoảng ngân hàng, là nguyên nhân của «núi nợ» quốc gia có thể lên đến 1 triệu tỷ đồng, bằng 50 tỷ đô la. Chủ nghĩa tư bản độc đảng rừng rú là đây.
Cho nên không có gì lạ là khi Bộ Chính trị giở mưu mẹo mỵ dân, bất đắc dĩ chơi trò sửa Hiến pháp, vẫn một mực trơ tráo giữ nguyên cái cốt lõi XHCN vu vơ và cái độc quyền đảng trị - Điều 4 -, không ai còn ngửi được, kể cả những đảng viên lão thành và nhiều trí thức đảng viên có nhân cách và công tâm. Biết bao đảng viên đang thất vọng, hổ thẹn còn là đảng viên CS.
Không có gì lạ khi Quốc hội đang họp vẫn dửng dưng không ai quan tâm đến tiền lương quá thấp (tối thiểu là 1 triệu 6/tháng, bằng 80 US$), tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, nhất là trong lao động trẻ, mới ra trường, và mỗi tháng đang có trên 60 ngàn cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ đóng cửa, phá sản. Tầng lớp trung lưu trong toàn quốc đang bị dồn vào thế suy kiệt chỉ vì cái phương châm lấy kinh tế quốc doanh làm chỉ đạo, dồn vốn, nguyên liệu, phương tiện cho các cơ sở quốc doanh được ưu đãi, nuông chiều đặc biệt, do các quan chức CS đầy quyền lực điều hành, che chắn, vì đây là bầu vú sữa của các quan vừa nắm quyền lực vừa trực tiếp kinh doanh, dù không mảy may có tri thức, kinh nghiệm.
Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang thức tỉnh. Cả một tầng lớp có số đông, có tiềm năng kinh tế tài chính, trí thức, kinh doanh to lớn bị kiềm chế, đối xử lạnh nhạt, thậm chí đàn áp thô bạo khi ngẩng cao đầu đòi chút tự do quá hiếm hoi. Cả một tầng lớp đang lần lượt đứng dậy, nhận ra mình, nhận ra thời cơ nghìn năm có một, khinh bỉ những kẻ tự nhận là cách mạng lại hèn với giặc, ghê tởm lũ chính trị gia bịp luôn mồm, thề thốt xoá bỏ bóc lột và liên minh với vô sản nhưng lại tự biến thành lớp tư bản đỏ chưa kịp sống đến cuối đời đã sớm chuẩn bị giãy chết.
Hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản lương thiện trên cơ sở nền dân chủ đa nguyên, từ bỏ dứt khoát cái đuôi súc vật xã hôi chủ nghĩa với nền chuyên chính một đảng rừng rú.
Bộ Chính trị 16 người hãy suy nghĩ cho kỹ về vấn đề quyền con người, khi chỉ đạo phiên họp Quốc hội hiện tại, dắt dẫn việc sửa đổi Hiến pháp, khi bàn về những vấn đề gay gắt của nền kinh tế tài chính, về việc cơ cấu lại nền kinh tế, ngành ngân hàng, khi lãnh đạo việc bỏ phiếu tín nhiệm 49 nhân vật then chốt, và nhất là khi thưc hiện cuộc dân vận mới với phương châm «trọng dân, gần dân, hiểu dân và tin dân».
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment