Saturday, 30 November 2024

3.132 NGƯỜI VIỆT VƯỢT BIÊN QUA ANH BẰNG THUYỀN, TĂNG 177% TRONG 9 THÁNG CỦA NĂM 2024 (Người Việt Online)

 



3,132 người Việt Nam vượt biên qua Anh bằng thuyền, tăng 177% trong 9 tháng của 2024

Người Việt Online

November 30, 2024 : 6:52 AM

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/3132-nguoi-viet-nam-vuot-bien-qua-anh-bang-thuyen-tang-177-trong-9-thang-cua-2024/

 

LONDON, Anh Quốc (NV) – Số lượng di dân Việt Nam vượt biên qua Anh Quốc bằng thuyền nhỏ tăng 177% so với cùng thời kỳ năm ngoái, theo số liệu mới về các chuyến vượt biên qua Eo Biển Manche (English Channel).

 

Số liệu do Bộ Nội Vụ Anh Quốc công bố hôm Thứ Năm, 28 Tháng Mười Một cho thấy từ Tháng Giêng tới Tháng Chín, hai quốc tịch phổ biến nhất thực hiện hành trình hiểm nghèo băng qua Eo Biển Manche là Afghanistan và Việt Nam, tờ The Independent đưa tin.

 

So với cùng khoảng thời gian chín tháng vào năm ngoái, số lượng di dân Afghanistan giảm 14%, nhưng ngược lại, số lượng di dân Việt Nam lại tăng không thể tưởng tượng với 177%.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/11/GettyImages-2182760340-1536x1024.jpg

Trực thăng AS365 Dauphin của Hải Quân Pháp cứu nạn một di dân bất tỉnh ở Cap Blanc-Nez, miền Bắc nước Pháp nơi nhiều di dân lậu tìm cách băng qua Eo Biển Manche vào Anh Quốc ngày 7 Tháng Mười Một, 2024 (Hình: SAMEER AL-DOUMY/AFP/Getty Images)

 

Khoảng 3,132 di dân Việt Nam lênh đênh trên những chiếc thuyền nhỏ vượt qua Eo Biển Manche từ Tháng Giêng tới Tháng Chín 2024, tăng mạnh so với 1,306 người trong cả năm 2023.

 

Năm 2019 nhà chức trách chỉ ghi nhận ba công dân Việt Nam và chỉ bốn người vào năm 2018.

 

Làn sóng gia tăng này liên quan tới một thỏa thuận cấp thị thực mới mà quốc gia Đông Nam Á này ký kết với Hungary, cho phép dân Việt Nam dễ dàng hơn trong việc đặt chân tới khu vực Schengen thuộc Liên Âu.

 

Các nguồn tin mà Bộ Nội Vụ Anh Quốc cung cấp cho nhật báo The Times cho biết chặng đường này được di dân sử dụng như một cửa sau để xâm nhập Âu Châu, trong đó các công dân Việt Nam phải đi từ Hungary để tới miền Bắc nước Pháp. Họ chỉ ra rằng có rất nhiều phụ nữ Việt Nam tới Anh Quốc bằng con đường bất hợp pháp, với các viên chức thuộc Lực Lượng Phòng Vệ Biên Giới cho biết họ lo ngại rằng phụ nữ là các nạn nhân trong đường dây buôn người, được đưa tới Anh để làm việc trong ngành buôn bán tình dục.

 

Các chuyên gia về nạn buôn người tin rằng việc các di dân Việt Nam bất chợt ồ ạt lên đường vượt biên qua Anh Quốc trên thuyền nhỏ cũng có thể là do việc nấp đằng sau xe vận tải dễ bị phát giác hơn.

 

BBC khởi sự một cuộc điều tra phát giác ra rằng những kẻ buôn người cũng đang cung cấp cho di dân Việt Nam dịch vụ vượt biên “cao cấp” bằng thuyền nhỏ chạy nhanh hơn, giá cả hợp lý hơn. Một kẻ buôn người nói với một phóng viên chìm rằng hành trình vượt biên bằng thuyền nhỏ sẽ tốn 2,600 bảng Anh.

 

Kẻ buôn người nói rằng nhiều di dân bay từ Việt Nam qua Hungary, trước khi tới Paris rồi sau đó là Dunkirk. Những kẻ buôn lậu di dân Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức và sắp xếp thời gian nhưng phần điều hành các hành trình vượt qua Eo Biển Manche thì do các băng nhóm người Kurd tại Iraq đảm nhận.

 

Những kẻ buôn lậu người Việt Nam cũng chỉ đưa khách hàng tới miền Bắc nước Pháp khi thời tiết thuận lợi và trong thời gian có kế hoạch vượt biên, giúp giảm thời gian chờ đợi tại các trại tạm thời, theo cuộc điều tra do BBC thực hiện.

 

Dữ liệu từ Bộ Nội Vụ Anh Quốc cho thấy tổng số lượng thuyền nhỏ vượt biên thành công tính tới Tháng Chín 2024 là 29,851, giảm 21 phần trăm so với năm trước. Tuy nhiên, khi so sánh các số liệu hàng năm, năm 2024 vượt qua năm 2023 về số lượng thuyền nhỏ vượt biên.

Trả lời cho các số liệu công bố Thứ Năm, một phát ngôn viên Văn Phòng Thủ Tướng Anh Quốc đặt tại Downing Street cho biết chính phủ không thể giải quyết cuộc khủng hoảng thuyền nhỏ trong một sớm một chiều nhưng đang lập kế hoạch can thiệp.

 

Phát ngôn viên chính thức của thủ tướng nói với các phóng viên: “Chính phủ của thủ tướng mới chứng kiến khởi đầu tồi tệ nhất trong một năm với số lượng thuyền nhỏ vượt biên ồ ạt, thậm chí còn cao hơn cả kỷ lục năm 2022 đồng thời quy mô của thách thức đó cho thấy chúng tôi không thể giải quyết vấn đề này trong ngày một ngày hai, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để giải quyết mô hình buôn lậu di dân xem thường tính mạng con người này.” (TTHN)

 

 





BẰNG 'TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT' CỦA ĐÀO CẢI LƯƠNG BẠCH TUYẾT BỊ NGHI NGỜ (Đỗ Dzũng / Người Việt TV)

 



Bằng 'tiến sĩ nghệ thuật' của đào cải lương Bạch Tuyết bị nghi ngờ

Đỗ Dzũng  -  Người Việt TV

November 28, 2024 : 7:00

https://www.nguoi-viet.com/nvtv-tin-tuc/nvtv-diem-tin-trong-ngay/bang-tien-si-nghe-thuat-cua-dao-cai-luong-bach-tuyet-bi-nghi-ngo/ November 28, 2024 : 7:00 PM

 

Bằng ‘tiến sĩ nghệ thuật’ của đào cải lương Bạch Tuyết bị nghi ngờ

 

Nghệ sĩ Bạch Tuyết, 79 tuổi, bất ngờ bị báo Tuổi Trẻ tiết lộ rằng “tấm bằng ấy dường như không phải bằng tiến sĩ, mà chỉ là một chứng nhận khen thưởng.”

 

 

XEM & NGHE >>>>>

 

 





VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT DỮ LIỆU, LUẬT ĐIỆN LỰC, KẾ HOẠCH ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC 67 TỶ ĐÔLA (Reuters)

 



Việt Nam thông qua luật dữ liệu, luật điện lực, kế hoạch đường sắt cao tốc 67 tỷ đô la

Reuters

30/11/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7882527.html

 

Quốc hội Việt Nam vừa thông qua luật dữ liệu, luật điện lực, và nghị quyết ủng hộ dự án đường sắt tốc độ cao trị giá 67 tỷ đô la hôm thứ Bảy (30/11), ngày cuối cùng của phiên họp thường kỳ hai lần một năm.

 

Tuyến đường sắt, dự án cơ sở hạ tầng tham vọng nhất của Việt Nam, sẽ chạy từ thủ đô Hà Nội đến trung tâm thương mại phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án tuyến đường sắt dài 1.541 km này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2035.

 

Luật dữ liệu thắt chặt các yêu cầu về xử lý dữ liệu cá nhân và chuyển dữ liệu ra nước ngoài, một động thái mà các nhóm đại diện cho các công ty công nghệ Hoa Kỳ cho biết có thể cản trở hoạt động của họ tại quốc gia Đông Nam Á này.

 

Luật này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ tiếp cận dữ liệu khi nhà chức trách ở quốc gia do Đảng Cộng sản lãnh đạo coi đó là điều cần thiết.

 

Luật điện lực dự kiến sẽ xóa bỏ một số rào cản đối với đầu tư vào các dự án năng lượng tại Việt Nam và đẩy nhanh việc phê duyệt các thỏa thuận mua điện trực tiếp, cho phép các nhà sản xuất đàm phán nguồn cung cấp điện trực tiếp với các nhà cung cấp năng lượng tái tạo.

 

Biện pháp này nhằm mục đích tạo ra một hệ thống pháp lý toàn diện hơn cho lĩnh vực năng lượng, hiện đang phải tuân theo nhiều quy định riêng biệt.

 

Các văn bản pháp lý bổ sung sẽ cần được phê duyệt để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực năng lượng cụ thể, chẳng hạn như năng lượng ngoài khơi, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân.

 

-------------------------------------------

Bộ trưởng giao thông vận tải giải thích về chi phí dự án đường sắt Bắc-Nam

VOA Tiếng Việt

22/11/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7872562.html

 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam nói rằng nước này sẽ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhà nước để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chi phí hơn 67 tỷ đô la.

 

NGHE & XEM >>>>>  

 

 

-----------------------------------------

 

Việt Nam: Các khoản vay sẽ không vượt quá 30% chi phí 67 tỷ đô la của dự án đường sắt Bắc – Nam

Reuters

21/11/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7872051.html

 

 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải hôm 20/11 nói rằng Việt Nam sẽ chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhà nước để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại Thành phố Hồ Chí Minh với chi phí hơn 67 tỷ đô la.

 

Dự kiến sẽ được Quốc hội phê duyệt vào cuối tháng này, tuyến đường dài 1.541 km này sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất của quốc gia, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2035.

 

"Các khoản vay sẽ không vượt quá 30% tổng chi phí ước tính", ông Nguyễn Văn Thắng phát biểu trước quốc hội tại Hà Nội, đồng thời cho biết thêm rằng chính phủ vẫn chưa quyết định sẽ vay vốn trong nước hay nước ngoài cho dự án này.

 

"Nếu ODA (viện trợ phát triển chính thức) có lãi suất thấp và không có điều kiện ràng buộc thì tốt", ông Thắng cho biết. "Nếu không, chúng tôi sẽ vay vốn trong nước".

 

Tháng trước, Bộ Giao thông Vận tải cho biết Việt Nam sẽ tự cấp ngân quỹ toàn bộ cho tuyến đường sắt, một mục tiêu mà một số chuyên gia cho rằng có thể không thực tế.

 

Hôm 20/11, ông Thắng cho biết chính phủ sẽ bố trí 5,6 tỷ đô la một năm trong giai đoạn xây dựng 12 năm của tuyến đường sắt, chủ yếu sẽ chở hành khách, nhưng có tùy chọn chở hàng sau năm 2050.

 

"Vận chuyển hàng hóa sẽ chủ yếu được xử lý bằng hệ thống đường thủy, đường bộ và tuyến đường sắt hiện có", ông cho biết.

 

VIDEO :

Bộ trưởng giao thông vận tải giải thích về chi phí dự án đường sắt Bắc – Nam  

https://www.youtube.com/watch?v=YypTHstW3QI

 

 






ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC-NAM : QUỐC HỘI CHÍNH THỨC 'BẬT ĐÈN XANH' (BBC News Tiếng Việt)

 



Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Quốc hội chính thức 'bật đèn xanh'

BBC News Tiếng Việt

30 tháng 11 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9vnvg1e8vzo

 

Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết tán thành chủ trương triển khai siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

 

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được thông qua vào chiều 30/11 với tỷ lệ ủng hộ 92,48%.

 

Cụ thể, có 443/454 đại biểu có mặt tán thành; 7 người không tán thành; 4 người không biểu quyết.

 

Trước đó, vào ngày 11/11, ông Nguyễn Văn Thắng khi đương chức Bộ trưởng Giao thông vận tải đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Phạm Minh Chính ký tờ trình của Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án này.

 

Theo đó, toàn tuyến đường sắt dài 1.541 km, gồm 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, vận chuyển hành khách, có tốc độ thiết kế 350 km/h, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

 

Về tiến độ đường sắt, nghị quyết có nội dung yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường sắt này vào năm 2035.

 

"Các tính toán tại bước nghiên cứu tiền khả thi mới chỉ mang tính sơ bộ, do đó đề nghị trong bước nghiên cứu khả thi Dự án, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục tính toán cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố, rủi ro để có giải pháp phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi cho Dự án," báo Chính phủ dẫn lời ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trình bày về dự án trước khi Quốc hội tiến hành biểu quyết.

 

Như vậy, sau 14 năm, dự án đầy tham vọng này đã được thông qua sau khi bị bác vào năm 2010.

 

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng, người trực tiếp chỉ đạo nghiên cứu dự án này khi còn lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, đã "xúc động" khi dự án được thông qua, theo báo Giao thông vào ngày thứ Bảy 30/11.

 

"Hơn 18 năm nghiên cứu, với rất nhiều những nỗ lực của các thế hệ Lãnh đạo Bộ GTVT, các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đến giờ phút này khi chủ trương đầu tư Dự án đã chính thức được Quốc hội bấm nút thông qua, thực sự tôi đang rất xúc động và cũng rất tự hào", ông nguyễn Văn Thắng trả lời báo Giao thông.

 

Ngoài dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, Quốc hội Việt Nam cũng thông qua Luật Dữ liệu, Luật Điện lực sửa đổi trong ngày cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.

 

Trước đó, các doanh nghiệp nước ngoài đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về dự thảo Luật Dữ liệu mà Bộ Công an Việt Nam xây dựng.

 

·        Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

21 tháng 11 năm 2024

·        Nhân sự cấp cao Việt Nam: những gương mặt mới thăng tiến là ai?

28 tháng 11 năm 2024

·        Đường sắt cao tốc: Giấc mơ 'ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn’ có dễ?

8 tháng 10 năm 2024

 

 

Thông qua dù còn nhiều điều chưa rõ ràng

 

Sau 4 lần làm Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, kéo dài gần 20 năm, lần này dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đã được Hội đồng thẩm định nhà nước và Ủy ban kinh tế của Quốc hội thẩm định, trước khi đến tay các đại biểu Quốc hội thảo luận và được trình cho Quốc hội bấm nút.

 

Có thể thấy không có nhiều lập luận phản biện đối với một “siêu dự án” như vậy từ các đại biểu Quốc hội, cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí: quyết làm!

 

Như vậy, chủ trương triển khai một siêu dự án, vốn đã tiêu tốn nhiều bút mực, cuối cùng đã được thông qua, nhằm hiện thực hóa một viễn cảnh tươi đẹp "ăn sáng ở Sài Gòn, ăn trưa ở Hà Nội".

 

Với quyết tâm "chỉ bàn làm, không bàn lùi", như tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính, guồng máy truyền thông chính thức và phi chính thức của nhà nước đã chạy hết tốc lực để quảng bá cho dự án.

 

Thời điểm thông qua dự án này cũng đáng chú ý: Hồ sơ dự án được thực hiện trong thời gian ông Nguyễn Văn Thắng giữ chức bộ trưởng Giao thông vận tải; Quốc hội bấm nút thông qua chỉ hai ngày sau khi bộ này có tân bộ trưởng là ông Trần Hồng Minh.

 

VIDEO : Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Trước lúc Quốc hội bấm nút

              https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9vnvg1e8vzo

 

Trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện quyết tâm làm đường sắt theo phương châm: “Nhất hô bá ứng, tiền hô hậu ủng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, nhiều chuyên gia trả lời BBC News Tiếng Việt đã đưa ra các đánh giá thận trọng hơn.

 

Trả lời BBC vào ngày thứ Năm 18/11, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dịch vụ đường sắt Khu vực 1, nhấn mạnh đến yếu tố con người cho dự án này:

"Theo tôi, cần cân nhắc nhất là vấn đề con người. Nếu bấm thông qua rồi không có ai thực hiện thì lại vỡ trận."

 

Ông cho Trần Quốc Việt cho rằng Việt Nam hiện không có con người hiểu biết kỹ càng về đường sắt cao tốc.

 

"Hãy thử hỏi Tổng cục Đường sắt có ai biết đường sắt cao tốc chưa. Tôi nghĩ vấn đề quyết định là phải chuẩn bị con người, chuẩn bị trước chục năm, chứ không phải bụp phát đưa người lên làm, thực hiện. Ví dụ có đề xuất này thì trước 5 năm phải cho người ta đi học nước này, nước kia, đến sờ tận tay... Tôi nghĩ thông qua ngay bây giờ là hơi vội vàng," ông nói thêm.

 

Trong các trao đổi của BBC News Tiếng Việt với các chuyên gia, vận tốc khai thác là một vấn đề quan trọng và còn nhiều tranh cãi.

 

Vào ngày 24/11/2023, một lá thư được 17 nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giao thông vận tải tại Việt Nam ký tên đã được gửi tới Chính phủ.

 

Nhóm tác giả lá thư, đứng đầu là GS-TS Lã Ngọc Khuê, cựu Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, đã đề nghị "không lựa chọn kịch bản 350 km/h, chạy tàu hỗn hợp" mà lựa chọn xây "tuyến đường sắt khổ đôi, khổ tiêu chuẩn 1.435 mm điện khí hóa, tải trọng trục 25 tấn, khai thác hỗn hợp vừa chở hàng, vừa chở khách, với tốc độ thiết kế 250 km/h, tốc độ vận hành 225 km/h".

 

Từ Việt Nam, Giáo sư Đặng Đình Đào, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), nói với BBC News Tiếng Việt vào ngày 18/10 rằng:

 

"Tôi nghĩ phương án đường sắt tốc độ cao 250 km/giờ, vừa chở hàng, vừa chở khách là hợp lý, vừa cho phép giảm được tổng mức đầu tư của dự án theo phương án của Bộ Giao thông vận tải 350 km/giờ."

 

Trong khi đó, một chuyên gia đường sắt giấu tên từ Hà Nội nói với BBC News Tiếng Việt về một khía cạnh khác mà Việt Nam phải tính đến trong thời gian tới sau khi dự án được phê duyệt:

 

"Một đại biểu từ TP HCM đã cảnh báo hiện cả nước có 22 sân bay, trong đó 15 sân bay quốc nội, 7 sân bay quốc tế. Vì vậy cần đánh giá kỹ việc làm dự án đường sắt ảnh hưởng như thế nào đến hàng không, điều mà trong báo cáo tư vấn không đề cập đến."

 

"Thay vì lạc quan, cần đối mặt thách thức như vốn đầu tư, lộ trình chuẩn bị khoa học, tính toán cẩn thận từ mọi cấp độ. Bởi tổng mức đầu tư dự án lên đến 67 tỉ đô la Mỹ, là khoản chi phí lớn chưa từng có trong lịch sử đầu tư hạ tầng Việt Nam. Điểm băn khoăn nữa là cách làm sao cho hiệu quả. Kinh nghiệm làm các dự án lớn vướng mắc giải ngân, đội vốn, tiêu cực, mất cán bộ, điển hình nhất là các dự án BOT, đến tầm bộ trưởng Giao thông vận tải còn bị kỷ luật."

 

 

Quy mô tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam


Đi qua  20 tỉnh, thành phố  


Tổng chiều dài khoảng  1.541 km  


Đường đôi,  khổ 1.435 mm  


  23 ga  hành khách và  5 ga  hàng hóa


Cự ly trung bình của ga từ  50 -  70 km  


Tổng mức đầu tư hơn  67 tỷ USD  


Bố trí vốn trong khoảng  12 năm 


Khoảng  5,6 tỷ USD  trong một năm


Ga chính gồm Ngọc Hồi, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Thiêm


Dự kiến khởi công cuối  năm 2027,   hoàn thành  năm 2035  


Tốc độ thiết kế  350 km/h  


Suất đầu tư khoảng  43,7 triệu USD/km  

 

(Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam)

 

------------------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: quảng bá rầm rộ, nhưng còn lắm mông lung

21 tháng 11 năm 2024

.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?

20 tháng 10 năm 2024

.

Đường sắt cao tốc: Giấc mơ 'ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn’ có dễ?

8 tháng 10 năm 2024

.

Dự án đường sắt cao tốc $67 tỷ được Quốc Hội VN ‘bật đèn xanh’

Người Việt Online

November 30, 2024 : 8:02 AM

 https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/du-an-duong-sat-cao-toc-67-ty-duoc-quoc-hoi-viet-nam-bat-den-xanh/

 

 

 





ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO : GIẢI BÀI TOÁN NÀO? (Nguyễn Ngọc Chu / Báo Tiếng Dân)

 



Đường sắt tốc độ cao: Giải bài toán nào?

Nguyễn Ngọc Chu

29/11/2024

https://baotiengdan.com/2024/11/29/duong-sat-toc-do-cao-giai-bai-toan-nao/

 

1. HIỆN NGUYÊN HÌNH

 

Trả lời câu hỏi của một số ĐBQH, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết:

 

“Hàng hóa hiện nay chủ yếu được vận chuyển qua đường hàng hải và đường thủy nội địa do chi phí thấp. Phương thức này thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện địa hình đất nước dài và hẹp, đô thị tập trung ven biển. Vận tải hàng hóa bằng đường bộ chiếm ưu thế với cung đường ngắn, tiện lợi giao nhận hàng.

 

Theo tính toán đến năm 2050, ba phương thức đường biển, đường bộ và đường sắt hiện hữu đã đáp ứng cho nhu cầu vận tải hàng hóa. Trên hành lang Bắc Nam, đường sắt tốc độ cao tập trung vận tải hành khách; phục vụ nhiệm vụ an ninh quốc phòng và có thể vận tải hàng hóa sau năm 2040 nếu nhu cầu tăng cao.

 

Tương tự, Trung Quốc hiện có 8 tuyến đường sắt theo trục dọc, 8 tuyến ngang, với tổng chiều dài hơn 130.000km. Nhưng vận chuyển hàng hóa chủ yếu thực hiện bằng đường thủy, đường ven biển và đường bộ, lên đến trên 90% [1].

 

Ở Việt Nam, năm 2022, vận chuyển đường thuỷ chỉ chiếm 5,4% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển [2]. Đường sắt chỉ vận chuyển khoảng 0,3%. Hàng không chắc còn ít hơn 0,3%. Còn lại khoảng 94% là đường bộ. Giá vận chuyển hàng hoá đường bộ đắt gấp 2,4 lần giá vận chuyển đường sắt [2].

 

Như vậy, ‘KHÔNG ĐẶT NHIỆM VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ VỚI ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO’ [1]. Tức là chỉ CHỞ KHÁCH là cơ bản. Hiện nguyên hình kịch bản ban đầu.

 

Tiếc cho tiền bạc và công sức của các công ty tư vấn trong và ngoài nước, cũng như các chuyên gia khoa học và Hội đổng Thẩm định Nhà nước về đánh giá các kịch bản.

 

 

2. KHÔNG HẠ THẤP VAI TRÒ VẬN TẢI HÀNG HOÁ CỦA ĐƯỜNG SẮT

 

Việc lựa chon kịch bản ‘KHÔNG ĐẶT NHIỆM VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ VỚI ĐƯỜNG SẮT TỐC ĐỘ CAO’ không có nghĩa là vai trò vận chuyển hàng hoá của đường sắt thấp.

 

Vận tải hàng hoá đường sắt có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia với nhiều ưu thế. Trong số đó có:

 

– Chi phí thấp

– Khả năng vận chuyển khối lượng và trọng lượng hàng hoá lớn

– Khả năng vận chuyển đường dài

– Giảm ô nhiễm môi trường.

 

Theo thông kê, hiện tại, giá thành vận tải đường bộ ở Việt Nam đắt gấp 2,4 lần giá thành vận tải đường sắt [2].

 

Tỷ trọng vận tải hàng hoá bằng đường sắt của các nước phát triển thông thường dao động trong khoảng 10% – 28%. Sau đây là số liệu của một số nước để tham khảo.

 

+ Việt Nam: 0,3%

 

Năm 1990, khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chiếm 4,3%. Năm 2010 giảm xuống còn 1%. Từ năm 2019 đến nay chỉ còn chiếm khoảng 0,3% [2].

 

+ Hoa Kỳ: 28%

 

Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống vận tải hàng hoá đường sắt lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới. Tỷ phần vận tải hàng hoá đường sắt của Hoa Kỳ dao dộng trong khoảng 27% – 28%.

 

+ Trung Quốc: 14,7%

 

Trong trích dẫn trên [1] có đoạn:

 

“Trung Quốc hiện có 8 tuyến đường sắt theo trục dọc, 8 tuyến ngang, với tổng chiều dài hơn 130.000km. Nhưng vận chuyển hàng hóa chủ yếu thực hiện bằng đường thủy, đường ven biển và đường bộ, lên đến trên 90%”.

 

Không biết từ nguồn nào mà đánh giá thấp vận tải hàng hoá đường sắt của Trung Quốc. Năm 2023 doanh thu vận tải hàng hoá bằng đường sắt tăng 1,4% lên 3,6 nghìn tỷ tấn–km, chiếm 14,7% tổng doanh thu vận tải hàng hoá Trung Quốc [4].

 

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ, và năm 2022 vận chuyển hàng hoá đường sắt của Trung Quốc chiếm 24% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt của thế giới [5].

 

+ Đức: 20,2%

 

Năm 2022, vận tải đường sắt chiếm 19,8% tổng vận tải hàng hoá nội địa của Đức. Năm 2021 tỷ trọng vận tải hàng hoá đường sắt trong vận tải hàng hoá nội địa của Đức là 20,2%, cao kỷ lục [6].

 

+ Nhật Bản: 4,7%

 

Tỷ trọng vận tải hàng hoá bằng đường sắt trên tổng vận tải hàng hoá nội địa của Nhật Bản giảm từ 40% năm 1960 xuống 4,7% năm 2023 [7].

 

+ Ấn Độ; 31%

 

Năm 2023, tỷ trọng vận tải hàng hoá nội địa bằng đường sắt của Ấn Độ là 31%, giảm mạnh so với 85% của thập niên 1950 [8].

 

 

3. GIẢI BÀI TOÁN NÀO: TƯỜNG MINH VÀ ẨN MÌNH

 

Mỗi dự án đặt ra đều có mục tiêu tường mình. Sau mục tiêu tường minh có các mục tiêu ẩn mình. Bởi vậy, một bài toán nêu ra, nhưng có lời giải khác nhau tuỳ thuộc vào người ra quyết định, tuỳ thuộc vào mục tiêu tường minh lẫn ẩn mình.

 

Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là bài toán được đặt ra có mục tiêu tường minh là kinh tế. Đơn thuần chỉ một mục tiêu kinh tế tường minh và chỉ một người chơi nhận quyết định, thì nó rất đơn giản. Nhưng khó khăn thay, nó là bài toán đa mục tiêu vì có các mục tiêu tường minh lẫn ẩn mình. Nó càng phức tạp gấp bội khi có nhiều người cùng chơi, lại cả người chơi tường minh lẫn người chơi ẩn mình.

 

Với Việt Nam ở giai đoạn hiện tại, Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam không đơn thuần là bài toán kinh tế mà còn là bài toán chính trị, bài toán quan hệ quốc tế, ván cờ của nhiều người chơi – tường minh lẫn ẩn mình. Mục tiêu tối ưu kinh tế không được đặt lên hàng đầu cũng không phải thứ hai, thứ ba. Lời giải của nó không theo lẽ tự nhiên, mà thuộc vào tập các điểm kỳ dị – nơi hàm số không có đạo hàm.

___________

TÀI LIỆU DẪN:

 

[1] https://vnexpress.net/khong-dat-nhiem-vu-van-chuyen-hang-hoa-voi-duong-sat-toc-do-cao-4818428.html

 

[2] https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2023/06/duong-sat-viet-nam-qua-mot-so-chi-tieu-thong-ke/

 

[3] https://railroads.dot.gov/rail-network-development/freight-rail-overview

 

[3] https://www.reportlinker.com/market-report/Rail-Transportation/516756/Rail-Freight

 

[4] https://www.ibisworld.com/china/market-research-reports/freight-rail-transport-industry/

 

[5] https://www.statista.com/statistics/276066/volume-of-rail-freight-traffic-in-china/

 

[6] https://dhl-freight-connections.com/en/trends/global-freight-transport-statistics-international-europe-and-germany/.

 

[7] https://asia.nikkei.com/Business/Transportation/Japan-seeks-to-revive-rail-freight-as-trucking-bottleneck-looms

 

[8] https://www.statista.com/statistics/741325/india-rail-freight-volume/

 

 






ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM : NHỮNG CÂU HỎI CHƯA CÓ LỜI GIẢI ĐÁP (Dư Lan / RFA)

 



Đường sắt cao tốc Bắc Nam: những câu hỏi chưa có lời giải đáp

Dư Lan  |  RFA
2024.11.29

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-ha-noi-sai-gon-11292024164256.html

 

Việt Nam muốn bỏ ra gần 70 tỷ đô la xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến Sài Gòn. Tương đương một phần sáu GDP của Việt Nam năm 2023. Nhưng dự án này sẽ không phải là động lực để phát triển các doanh nghiệp và kỹ sư công nghệ cao của Việt Nam.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/du-an-duong-sat-cao-toc-bac-nam-ha-noi-sai-gon-11292024164256.html/@@images/31a5efca-6644-445b-b997-aa9c49cf4093.jpeg

Một đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội được lắp ráp tại nhà máy ở Pháp, tháng 10 năm 2019.   ( FRANCOIS LO PRESTI / AFP)

 

Đảng chỉ đạo một đằng, Bộ Giao thông nói một nẻo

 

Trong thông báo số 2956/TB-BKHĐT tháng Tư năm 2023, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết Ban cán sự Đảng Chính phủ ngày 06/10/2022 đã “thống nhất trình Bộ chính trị cho định hướng phát triển đường sắt theo hướng hiện đại.” Cụ thể, họ sẽ trình lên Bộ Chính trị kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường đôi khổ 1,435mm “để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 200-250 km/h, tốc độ khai thác khoảng 200 km/h.”

Hồi tháng Chín năm 2024, Bộ Chính trị ĐCSVN thông qua một nghị quyết bí ẩn, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024.

 

Gọi là nghị quyết này là “bí ẩn” vì nó không được công bố trên website của ĐCSVN hay bất kỳ cổng thông tin nào khác. Tuy nhiên, nó được nhắc đến nhiều lần trên website của ĐCSVNQuốc hội Việt NamThanh tra Chính phủ.

 

Theo tường thuật của bài viết trên Thanh tra Chính phủ, nghị quyết 55-NQ/TW của Bộ Chính trị “thống nhất chủ trương” đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ có tốc độ thiết kế 350km/h, “vận chuyển hành khách,” và “có thể vận chuyển hàng hóa khi cần thiết.”

 

Ngày Một tháng Mười năm 2024, Chính phủ Việt Nam công bố Báo cáo tiền khả thi của liên danh tư vấn của các công ty trong nước, nghiên cứu khả năng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam kết hợp cả tàu khách và tàu chở hàng hóa. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi này khảo sát “23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa” của tuyến đường.

 

Báo cáo tiền khả thi này cũng ăn khớp với các bản của chính Bộ Giao thông Vận tải công bố vào tháng Năm 2023 và Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố vào tháng Tư năm 2023. Khi đó, chính phủ Việt Nam muốn tuyến đường sắt “tốc độ cao” này sẽ khai thác hỗn hợp chở khách và hàng hóa.

 

Vào tháng Tư năm 2023, Bộ Kế hoạch Đầu tư công bố văn bản số 2956/TB-BKHĐT cho biết Chính phủ Việt Nam muốn xây dựng “một tuyến đường sắt mới tốc độ cao chạy trên trục Bắc - Nam mang tính xương sống giữ vai trò chủ đạo (chở khách + hàng hóa) kết nối với các đầu mối vận tải.”

 

Văn bản số 155/TB-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải công bố vào tháng Năm, 2023 cho biết Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu nghiên cứu bổ sung đối với nhiều kịch bản đường sắt khác nhau để làm cơ sở để so sánh, lựa chọn: (1) chỉ vận tải hành khách, (2) bổ sung đường sắt hiện hữu cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa phù hợp với lộ trình cam kết của Việt Nam tại COP26 để vận tải hàng hóa, (3) phương án xây dựng mới đường sắt trên trục Bắc - Nam theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1435 mm, điện khí hóa để vận tải hành khách và hàng hóa.

 

Ngoài ra, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải của Bộ này có nhiệm vụ sẽ “cập nhật, bổ sung số liệu, kết quả dự báo nhu cần vận tải cho các kịch bản đầu tư đường sắt trên trục Bắc - Nam (khai thác khách và khai thác hỗn hợp khách, hàng hóa).”

 

Kế hoạch của Ban cán sự Đảng Chính phủ năm 2023 và kết luận của Bộ Chính trị tháng Chín năm 2024 tương đồng với kiến nghị của nhiều nhà khoa học.

 

Tại hội thảo "Lấy ý kiến về dự thảo Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam" ngày 07 tháng Mười một năm 2023 do VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) tổ chức, các chuyên gia Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải, các nhà khoa học về lĩnh vực giao thông, xây dựng, quy hoạch, kiến trúc… đã thống nhất viết một báo cáo gửi những người có trách nhiệm.

 

Trong báo cáo này, các chuyên gia đã phân tích về mặt kinh tế và kỹ thuật các phương án khác nhau và chỉ ra là phương án xây dựng tuyến đường sắt vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 250 km/h là phương án phù hợp với Việt Nam.

 

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ủng hộ dự án này, nhưng cũng đặt vấn đề chọn phương án nào, tốc độ 350km/h hay 250km/hTheo bà Phạm Chi Lan, số người đủ khả năng tài chính chi trả cho loại tàu 350km/h là còn khá ít. Trong khi đó, tàu vận tốc 250km/h có chi phí thấp hơn, nhiều người có thể đi hơn, và có lợi thế vừa chuyên chở người và hàng hóa.

 

Thế nhưng, trái ngược với kế hoạch của bên đảng, Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội phương án xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc có hai loại tàu chạy với hai tốc độ khác nhau, 350 km/h và 280 km/h. Cả hai đều là tàu chở khách. Tuyến đường cao tốc này sẽ không chở hàng.

 

Hôm 20 tháng Mười một, 2024, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nói ở Quốc hội rằng họ "không đặt nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa với đường sắt tốc độ cao." Bởi vì các phương thức hiện hữu của Việt Nam đã "dư thừa cho nhu cầu vận tải hàng hóa."

 

Thế nhưng, có thật là cơ sở hạ tầng vận tải của Việt Nam hiện nay đã “dư thừa” cho nhu cầu vận tải hàng hóa không?

 

Chi phí vận tải hàng hóa quá cao là vấn đề lớn mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Chi phí chuyên chở hàng hóa của Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với các nước láng giềng. So với tổng sản phầm quốc hội, chi phí vận tải của Việt Nam ở mức 16.8%. Trong khi đó, mức trung bình của thế giới là 10.7%, của Malaysia là 13%, Singapore là 8.5%.

 

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Vũ Quang Việt cho biết năm 2022, chi phí để chở một container hàng hóa từ miền Bắc vào miền Nam cao hơn chi phí chuyển container đó tới Mỹ.  Cụ thể, chi phí chuyển một container từ Bắc vào Nam là 55 triệu đồng, tương đương 2,300 đô la. Nếu cộng thêm thuế giá trị gia tăng, chi phí này sẽ là 2,600 đô la. Thế nhưng, chi phí chuyển một container hàng hóa từ Việt Nam tới miền đông nước Mỹ là 2,300 đô la và miền tây nước Mỹ là $2000 đô la.

 

Năm 2022 là năm cả thế giới, bao gồm cả Mỹ và Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid. Thế nhưng, theo TS Vũ Quang Việt, chi phí vận chuyển một container từ Bắc vào Nam ở Việt Nam cao hơn từ Việt Nam sang Mỹ là một vấn đề không bình thường. 

 

------------------------

Điểm nghẽn thể chế và dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam

------------------------

 

Khoảng cách các đô thị ở Việt Nam

 

Việt Nam nghĩ đến dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam từ năm 2009. Năm 2009, Việt Nam từng “hy vọng” sẽ hoàn thành dự án đường sắt cao tốc vào năm 2020. Dự án khi đó được dự tính gồm 3 đoạn là Hà Nội - Huế, Huế - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Sài Gòn. Chính quyền thời đó hi vọng đoạn giữa hai thành phố ven biển miền Trung là Đà Nẵng và Huế dài 90 km “có tiềm năng sinh lời cao nhất.” Nhưng đó chỉ là “hi vọng” mà không có bất kỳ một nghiên cứu nào kiểm chứng niềm “hi vọng” đó được công bố.

 

Theo báo cáo của VUSTA đã dẫn ở trên, trên thế giới, hầu hết các tuyến đường sắt cao tốc đều thua lỗ. Có một số tuyến đường sắt cao tốc có lợi nhuận hoặc thu đủ bù chi, như các tuyến Paris- Lyon của Pháp dài 417 km, Tokyo – Osaka ở Nhật dài 515 km, Bắc Kinh – Thiên Tân ở Trung Quốc dài 161 km… Các tuyến đường này có cự ly ngắn, dưới 600km, kết nối các thành phố tập trung đông dân cư và phát triển cao.

 

Mặt khác, Nhật, Pháp và Trung Quốc đều là tại các quốc gia làm chủ được công nghệ đường sắt cao tốc nên không lệ thuộc nước ngoài trong suốt vòng đời bảo dưỡng và vận hành các tuyến đường này.

 

Ở Nhật Bản, tuyến đường sắt cao tốc kết nối Tokyo và Osaka là tuyến đường đem lại lợi nhuận. Tuyến đường này đi qua các đô thị lớn như Kyoto (trung tâm du lịch) và Nagoya (trung tâm công nghiệp).

 

Theo TS Vũ Quang Việt, các khu đô thị này có khoảng cách vừa đủ gần để khó đi bằng máy bay, nhưng vừa đủ xa để bất tiện khi di chuyển bằng đường bộ. Osaka cách Kyoto hơn 50 km, Kyoto cách Nagoya khoảng 150 km.

 

Vùng thủ đô Tokyo có dân số gần 40 triệu người, bao gồm vùng lõi và các vùng vệ tinh, cách trung tâm công nghiệp Nagoya khoảng 350 km. Nếu đi đường sắt cao tốc Shinkansen sẽ mất khoảng một giờ, nhưng đi xe hơi trên đường bộ cao tốc sẽ mất hơn 4 giờ. Có thể nói đường sắt cao tốc là phương tiện lý tưởng kết nối hai đô thị lớn gần nhau như Tokyo và Nagoya.

 

Ở Việt Nam, Hà Nội và Sài Gòn cách nhau khoảng 1500 km. Đà Nẵng ở giữa, cách hai thành phố Bắc Nam khoảng từ 800 km đến 900 km.

 

Nếu di chuyển bằng đường bộ, hiện nay cần khoảng 12 giờ đến 14 giờ để di chuyển từ Đà Nẵng tới hai thành phố ở hai đầu. Đi máy bay sẽ mất khoảng hơn một giờ. Nếu tính thêm thời gian đến, đi và thủ tục tại sân bay, thời gian di chuyển bằng hàng không giữa Đà Nẵng và Hà Nội / Sài Gòn sẽ còn khoảng 3 đến 4 giờ.

 

Từ khi có ý tưởng đường sắt cao tốc năm 2009 đến nay đã 15 năm, Việt Nam chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào được công bố để xác định tiềm năng thu lợi nhuận hoặc thu đủ bù chi cho các tuyến đường sắt cao tốc kết nối các thành phố xa như vậy ở Việt Nam.

 

 

So sánh chi phí xây dựng của Việt Nam với Trung Quốc

 

Sử dụng tiền thuế của dân theo cách không thể hiểu được” là vấn nạn của ngành giao thông vận tải Việt Nam. Sự lãng phí bất thường này không chỉ bắt đầu với dự án đường sắt nối Bắc Ninh và Quảng Ninh khởi công năm 2005 với hơn 7000 tỷ đồng rồi trở thành một đống sắt vụn, những nhà ga bỏ hoang, những cây cầu cụt giữa khu dân cư. Các dự án tiếp theo của ngành đường sắt như Cát Linh Hà Đông cũng tương tự như vậy.

 

Trao đổi với RFA, TS Vũ Quang Việt nhận xét rằng dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiêu tốn hơn 65 triệu đô la cho một km. Chi phí này gần như gấp đôi chi phí khoảng 33 triệu đô la cho một km đường sắt ở Thượng Hải, Trung Quốc, sau khi tính lại theo thời giá.

 

Ngoài ra, TS Vũ Quang Việt lưu ý mới đây Indonesia cũng chỉ tốn khoảng 45 triệu đô la cho mỗi km, trong khi họ phải xử lý các vấn đề kỹ thuật khi xây dựng trong vùng động đất và có núi lửa hoạt động. Chi phí 45 triệu đô la của Indonesia cũng rẻ hơn rất nhiều chi phí của tuyến đường sát Cát Linh - Hà Đông. 

 

Tại sao chi phí xây dựng ở Việt Nam vượt xa, thậm chí gấp đôi, chi phí xây dựng ở Trung Quốc? Hiện Bộ Giao thông Vận tải vẫn chưa nghiên cứu lại bài học này để trả lời. Trong khi đó, về lợi nhuận, đường sắt Cát Linh – Hà Đông đi vào hoạt động từ năm 2021 hiện nay báo cáo “có lãi” 100 tỷ đồng, nhưng đó là “lợi nhuận” bao gồm cả trợ giá 414 tỷ đồng của nhà nước. Nếu không có trợ cấp của nhà nước, tuyến đường này không thể tự vận hành.

 

Chi phí xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội của Bộ Giao thông Vận tải cao gấp đôi ở Thượng Hải. Và Bộ này đang tính toán xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam 350 km/h  với chi phí cũng vượt xa chi phí của Trung Quốc.

 

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1318 km, gần bằng tuyến đường Hà Nội - Sài Gòn mà Việt Nam định xây dựng.

 

Chi phí của tuyến đường Bắc Kinh - Thượng Hải là 34.7 tỷ US (vượt ước tính 21 tỷ ban đầu). Tính trung bình, chi phí xây dựng của Trung Quốc là 28 triệu US/km, hoàn thành vào đầu năm 2011. TS Vũ Quang Việt cho biết 87% đường ray của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải nằm trên cao, đi qua 244 cây cầu. Trong đó, cây cầu dài nhất có chiều dài 164 km.

 

Phương án của Bộ Giao thông Việt Nam, tính trung bình có chi phí là 45.6 triệu US/km, vượt xa chi phí của Trung Quốc.

 

Theo TS Vũ Quang Việt, nếu ước tính chi phí của tuyến đường Bắc Kinh - Thượng Hải dựa vào tăng giá sản xuất hay tăng giá tiêu dùng trong khoảng thời gian 2011-2022, chi phí phí xây dựng của Trung Quốc sẽ tương đương 30-33 triệu US/km. Ngay cả tính như vậy, chi phí của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều chi phí mà Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam muốn bỏ ra.

Chi phí đắt đỏ kỳ lạ này của Việt Nam vẫn chưa có lời giải thích chính thức một cách nghiêm túc. 

 

Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Thuỷ Nguyễn ở Đại học Oregon ủng hộ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam với tốc độ 250 km/h vừa chở hàng vừa chở khách, tương tự như kế hoạch của Ban cán sự Đảng Chính phủ năm 2022 và chuyên gia Phạm Chi Lan. Bà cho rằng những người xây dựng dự án đường sắt cao tốc 350 km/h cần tạo ra không gian cởi mở để các doanh nghiệp Việt Nam, các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam có thể đóng góp ý kiến phản biện. Muốn làm như vậy, Bộ Giao thông cần đối thoại với các chuyên gia và doanh nghiệp Việt Nam trên tinh thần cởi mở, cùng tìm giải pháp tối ưu cho đất nước. Cần có một cổng thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin về dự án để phục vụ việc nghiên cứu.

 

Theo Tiến sỹ Thuỷ Nguyễn, một dự án tầm cỡ quốc gia như vậy cần lắng nghe ý kiến tham vấn, phản biện của doanh nghiệp và chuyên gia trong một thời gian dài thay vì quyết định vội vã.

 






View My Stats