20 người chết, 5 triệu người
bị ảnh hưởng vì lũ lụt ở Bangladesh
25/08/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7756415.html
Ít
nhất 20 người đã thiệt mạng và hơn 5,2 triệu người bị ảnh hưởng ở Bangladesh vì
lũ lụt gây ra bởi mưa mùa không ngớt và nước sông dâng cao, các quan chức cho
biết hôm 25/8.
https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-bc9b-08dcc3bc9cae_cx0_cy10_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tình
trạng ngập lụt tại đông nam Bangladesh.
Nước
lũ đã khiến nhiều người bị cô lập và khẩn cấp cần lương thực, nước sạch, thuốc
men và quần áo khô, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa, nơi đường sá bị cản trở
đã gây khó khăn cho nỗ lực cứu hộ và cứu trợ.
Cố
vấn trưởng của chính phủ, ông Mohammad Yunus, cho biết trong một bài phát biểu
trên truyền hình rằng chính quyền đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để
đảm bảo việc nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường cho các nạn nhân lũ lụt.
Ông
Yunus, người được trao giải Nobel Hòa bình, đang lãnh đạo chính phủ lâm thời, vốn
tuyên thệ nhậm chức sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina bỏ trốn khỏi đất nước
sau cuộc nổi dậy do sinh viên lãnh đạo trong tháng này.
Một
số người dân ở Bangladesh cho rằng lũ lụt xảy ra là do việc mở cửa đập ở nước
láng giềng Ấn Độ, điều New Delhi đã bác bỏ.
Ông
Yunus cho biết: “Chúng tôi đã bắt đầu thảo luận với các nước láng giềng để ngăn
chặn tình trạng lũ lụt trong tương lai”.
Cục
Khí tượng Bangladesh đã cảnh báo tình trạng lũ lụt có thể kéo dài nếu mưa mùa
tiếp tục, trong khi mực nước đang rút rất chậm.
Hơn
400.000 người đã phải trú tại khoảng 3.500 nơi tạm trú ở 11 huyện bị lũ lụt,
nơi có gần 750 đội y tế có mặt tại hiện trường để cung cấp việc điều trị. Quân
đội, không quân, hải quân và lực lượng biên phòng Bangladesh hỗ trợ các hoạt động
cứu hộ, cơ quan chức năng cho biết.
Một
phân tích năm 2015 của Viện Ngân hàng Thế giới ước tính rằng 3,5 triệu người ở
Bangladesh, một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất về khí hậu trên thế
giới, có nguy cơ bị ngập lụt vì lũ sông hàng năm. Các nhà khoa học cho rằng sự
trầm trọng thêm của các tình trạng thảm khốc như vậy là do biến đổi khí hậu.
No comments:
Post a Comment