Cuộc
chiến Ukraine vẫn không thể ngăn tham vọng Bắc Kinh?
Lê Tây Sơn
21 tháng 6, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/trung-quoc-muon-giam-len-got-chan-cua-nga-tai-cuba/
Các
chiến lược gia Mỹ tin rằng những thất bại của Nga và phản ứng kiên quyết của
phương Tây sẽ khiến Bắc Kinh cân nhắc lại ý đồ tấn công Đài Loan. Nhưng dường
như Tập Cận Bình có thể rút ra những bài học khác và vẫn không từ bỏ tham vọng
tấn công Đài Loan bằng quân sự.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1235627027.jpg
Giới
bình luận quân sự Trung Quốc tin rằng người Đài Loan sẽ… chào đón “đoàn quân giải
phóng” của họ trong tương lai (ảnh: Lam Yik Fei/Getty Images)
Ba
câu hỏi lớn cần được trả lời
Các nhà
lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc (TQ) đã mất tinh thần trong 15 tháng
qua khi theo dõi cuộc chiến tưởng là chớp nhoáng của Moscow tại Ukraine bỗng biến
thành sa lầy với một loạt thất bại của quân xâm lược. Lần gần nhất mà TQ “động
dao, động thớt” là cuộc chiến 1979 khi “dạy cho Việt Nam một bài học”
nhưng kết thúc với tỷ số… hòa!
“TQ từng
ngưỡng mộ Nga về khả năng biến bạo lực thành lợi ích chính trị, nhưng nay không
còn nữa. Hình ảnh và uy tín quân sự của Nga đã sụp đổ – Chu Ba (Zhou Bo, 周波), một đại tá cấp cao vừa nghỉ hưu
trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), hiện là nghiên cứu viên cao cấp tại Đại
học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nhận xét – Ukraine đã trở thành một cuộc chiến mà cả
Nga và TQ đều không ngờ”.
Ba
câu hỏi chiến lược mà Hoa Kỳ và các đồng minh quan tâm hiện nay là:
-Những thất
bại của Nga tại Ukraine sẽ tác động gì đến tham vọng xâm chiếm Đài Loan của Bắc
Kinh?
-Liệu TQ
có nhụt chí khi thấy Nga không đạt được mục tiêu ở Ukraine và phản ứng đoàn kết
không ngờ của phương Tây trước cuộc xâm lược?
-TQ học hỏi
từ những sai lầm chiến thuật của Nga và hy vọng thủ lợi trước một phương Tây cạn
kiệt nguồn lực quân sự vì viện trợ cho Ukraine.
Trả lời ba
câu hỏi này có tầm quan trọng sống còn đối với Hoa Kỳ giống như cuộc chiến đẫm
máu ở Ukraine và cuộc đối đầu quân sự tiềm ẩn Mỹ-Trung vì Đài Loan. Nếu sự răn
đe của Mỹ thất bại, đây sẽ là cuộc chiến đầu tiên của nước Mỹ trong nhiều thế hệ
chống lại một kẻ thù ngang hàng với khả năng dẫn đến những tổn thất lớn cho
quân đội Mỹ.
Đài Loan
nhỏ bé nhưng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới, với GDP gần gấp
bốn lần GDP của Ukraine và gần như độc quyền sản xuất chất bán dẫn tiên tiến
không thể thiếu cho các công nghệ hiện đại. Khi PLA tăng cường các cuộc tập trận
xung quanh Đài Loan, họ Tập muốn gửi đi tín hiệu “những gì diễn ra ở Ukraine
không hề ảnh hưởng đến quyết định của chúng tôi về Đài Loan và chúng tôi rất tức
giận trước âm mưu của Mỹ nhằm Ukraine hoá vấn đề Đài Loan”.
Thôi Thiên
Khải (Cui Tiankai), cựu Đại sứ TQ tại Washington tuyên bố: “Tất nhiên chiến
tranh ở Ukraine nên chấm dứt càng sớm càng tốt, nhưng bất cứ điều gì xảy ra ở
đó cũng không thể cản trở nỗ lực thống nhất của chúng ta. Đối với chúng ta, thống
nhất đất nước là mục tiêu dù tình hình quốc tế thế nào”.
Theo
các quan chức Mỹ, Tập Cận Bình đặt ra hạn chót là năm 2027 để PLA xâm lược Đài
Loan. Nhưng bất chấp việc
PLA hiện đại hóa và được trang bị vũ khí tinh vi, không ai biết lực lượng này sẽ
chiến đấu thế nào trên chiến trường, vì không một binh sĩ hiện tại nào của họ
có kinh nghiệm chiến đấu. Những rắc rối của Nga ở Ukraine cũng là “khoảng dừng”
quý báu cho Đài Loan để bổ sung lực lượng, chiến thuật và tăng khả năng răn đe
cho những quốc gia ủng hộ họ.
Trong khi
đó, bất chấp những diễn biến được xem là thành công của Nga ở những nơi như
Syria và Georgia, quân đội chuyên nghiệp đã được thử nghiệm thực chiến của Nga
vẫn thất bại chua chát trong việc chiếm Kiev vào năm 2022. Nga cũng bị đánh đuổi
khỏi hơn một nửa lãnh thổ Ukraine chiếm đóng. Theo ước tính của Mỹ, Nga chịu
hơn 100,000 thương vong chỉ trong sáu tháng qua.
“Bài học của
Nga tại Ukraine cho thấy sự bấp bênh của ý đồ dùng sức mạnh quân sự để tiếp quản
Đài Loan của TQ” – cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận xét. Theo Valerie
Niquet, người đứng đầu bộ phận châu Á tại Tổ chức Nghiên cứu Chiến lược
(Foundation for Strategic Research, một nhóm chuyên gia cố vấn ở Paris tư vấn
cho chính phủ Pháp và một số nước khác), dù Đài Loan là mục tiêu chính của Bắc
Kinh, nhưng ưu tiên hàng đầu của Đảng Cộng sản TQ vẫn là sự tồn tại của chế độ.
Bà giải thích: “Đối với TQ, sự tồn vong của chế độ không bắt đầu từ sụp đổ nền
kinh tế mà là sự sỉ nhục nếu không tấn công Đài Loan như đã hứa và chiếm được
hòn đảo này”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1249043567.jpg
Có
thể thông minh và quỷ quyệt thượng thừa so với Putin nhưng Tập cũng đang nắm một
quân đội hoàn toàn không có kinh nghiệm thực chiến và non kém trong chiến thuật
cận chiến địa hình đô thị. Ảnh: Vladimir Putin và Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại
Kremlin ngày 21 Tháng Ba 2023 (ảnh: Xie Huanchi/Xinhua via Getty Images)
Phương
Tây không nên chủ quan
Các quan
chức Mỹ và đồng minh đánh giá những gì đang xảy ra ở Ukraine đã làm phá sản niềm
tin của Moscow và Bắc Kinh là “các nền dân chủ phương Tây bất lực, suy tàn sẽ
thất bại”, khi phương Tây – dưới sự dẫn đầu của Mỹ và Tổng thống Biden – đã chứng
minh họ rất đoàn kết trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm
khắc hơn cả dự tính và sẵn sàng cắt đứt sự phụ thuộc vào Nga về năng lượng.
Tuy
nhiên, nhiều quan chức Hoa Kỳ và đồng minh cảnh báo vẫn còn quá sớm để nghĩ rằng
Bắc Kinh sẽ không xâm chiếm Đài Loan. Cuộc chiến ở Ukraine còn lâu mới kết
thúc, và một thất bại của Nga sẽ không trở thành một “mặc định” đối với Trung
Quốc khiến Bắc Kinh phải chùn tay. Bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt của
phương Tây, nền kinh tế Nga hiện vẫn tương đối vững và chế độ của Tổng thống
Vladimir Putin không phải đối mặt với những thách thức nội bộ nghiêm trọng ngay
cả khi tổn thất chiến trường tăng vọt. TQ và Nga vẫn tin rằng sự thống nhất của
phương Tây chỉ kéo dài đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024!
“Tình hình
rất khó khăn đối với Nga, nhưng Nga vẫn còn nhiều nhân lực, sức mạnh quân sự và
sức mạnh tổng thể để hỗ trợ cuộc chiến này – cựu Đại tá PLA Chu Ba nhận định –
Tổng thống Putin không thể để thua cuộc chiến, vì làm sao ông ấy có thể giải
thích lý do của hy sinh tính mạng binh lính? Mặt khác, làm sao phương Tây có thể
viện trợ mãi cho Ukraine nếu chiến tranh kéo dài?”.
Dù
thế nào, như nhận định của Yaroslav Trofimov trên Wall
Street Journal, tương lai sự thống nhất của phương Tây trong vấn đề Ukraine
ngày càng gắn chặt với việc bảo vệ Đài Loan. Quan điểm phổ biến trong chính quyền Biden và các đồng
minh NATO là nếu không ngăn chặn được chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ khuyến
khích Bắc Kinh làm theo.
“Nếu TQ thấy
chúng ta không đoàn kết giúp đỡ Ukraine, nơi Nga là kẻ xâm lược rõ ràng, thì
tôi nghĩ TQ sẽ không xem những cam kết của chúng ta với Đài Loan là thật” –
Trung tướng hưu Ben Hodges, cựu Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ ở châu Âu (United
States Army Europe), nhận định.
Một số người,
đặc biệt trong Đảng Cộng hòa cho rằng dòng chảy vũ khí đến Ukraine nên giảm để
duy trì sức mạnh quân sự của Mỹ ở châu Á. Dù nhu cầu quân sự của Ukraine và Đài
Loan khác nhau, một cuộc chiến tranh ở Đài Loan cũng sẽ cần một lượng lớn đạn
pháo, thứ đang được tiêu thụ nhanh chóng ở Ukraine.
Elbridge
Colby, chiến lược gia
đảng Cộng hòa và đồng sáng lập tổ chức tư vấn Sáng kiến Marathon, từng là quan
chức cấp cao của Ngũ Giác Đài trong chính quyền Trump cảnh báo: “Ý kiến cho rằng
TQ về cơ bản sẽ chùn chân khi thấy những gì xảy ra ở Ukraine là… quá lạc quan.
Quyết định của TQ về việc có tấn công Đài Loan hay không chủ yếu được quyết định
bởi đánh giá của chính họ về cán cân quân sự khu vực khi kho vũ khí phương Tây
cạn kiệt không thể bổ sung nhanh”.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/06/GettyImages-1411347665.jpg
Quân
đội Đài Loan chưa bao giờ buông lỏng vấn đề quốc phòng (ảnh: Annabelle Chih/Getty
Images)
Ngoài ra,
theo Matt Pottinger, cựu Phó Cố vấn an ninh quốc gia thời Trump, Mỹ
không nên bỏ qua sự hợp tác ngày càng tăng giữa Nga và TQ trong mối quan hệ đối
tác “không giới hạn” công bố ngay trước cuộc xâm lược Ukraine. “Rõ ràng Đài
Loan sẽ là cuộc chiến Ukraine thứ hai. Chúng ta không nên tự hão huyền bằng
cách nói nếu để châu Âu tự lực tự cường, chúng ta sẽ tăng cường khả năng răn đe
ở Tây Thái Bình Dương” – ông nói.
Đài Loan
đang mua hàng trăm tên lửa chống hạm Harpoon để chống lại cuộc đổ bộ trong
tương lai của TQ và đang xem xét các nâng cấp quân sự lớn khác, kể cả cái gọi
là “chiến lược nhím” sử dụng các vũ khí phân tán rộng như tên lửa chống hạm, chống
tăng và phòng không để đẩy lùi một cuộc xâm lược trên bộ. Chính sách hiện tại của
Đài Loan là ưu tiên cho các tàu và máy bay phản lực đắt tiền có thể đáp trả các
cuộc khiêu khích không quân và hải quân gần hòn đảo.
Đối với Tập
Cận Bình, vốn đã nghiền nát Hong Kong, việc chiếm Đài Loan sẽ là phần thưởng lớn
nhất trong tham vọng “phục hưng dân tộc” của ông ta, rửa sạch nỗi ô nhục dưới
bàn tay của chủ nghĩa đế quốc. Tương tự Moscow, Bắc Kinh cũng khẳng định rằng
phần lớn người Đài Loan thực sự đứng về phía họ và người Đài Loan sẽ “vui mừng”
chào đón đoàn quân “giải phóng” PLA.
No comments:
Post a Comment