Cách
xử lý tài liệu mật của ông Trump so với ông Biden, ông Pence và bà Clinton
17/06/2023
Sau khi
ông Donald Trump bị chính thức cáo buộc liên quan đến việc ông xử lý sai các
tài liệu mật, cựu tổng thống và những người ủng hộ ông cho rằng ông là mục tiêu
của một hệ thống tư pháp vũ khí hóa chính trị. Họ cho rằng Bộ Tư pháp đã phớt lờ
những tội phạm tương tự mà các đối thủ của ông Trump đã phạm phải, trong đó có
Tổng thống Joe Biden và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-ba2a-08db6c8fe27f_w1023_r1_s.jpeg
Cư
dân Florida tụ tập bên ngoài toà án Wilkie D. Ferguson Jr. tại Miami ngày
13/6/2023 để chứng kiến việc cựu Tổng thống Donald Trump ra toà vì bị cáo buộc
lưu trữ bất hợp pháp hồ sơ mật.
Trong một
bài phát biểu hôm 13/6, ông Trump cáo buộc rằng ông Biden và bà Clinton và các
cựu tổng thống khác đã phạm những tội nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì
ông đã phạm, nhưng ông là người duy nhất bị buộc phạm trọng tội. Ông nói, đó là
bằng chứng cho thấy ông là nạn nhân của một cuộc truy bức chính trị.
Trong số
các tuyên bố khác, nhiều tuyên bố trái ngược với bằng chứng, ông Trump nói ông
Biden có “kho tài liệu mật” từ thời ông còn là phó tổng thống và thượng nghị sĩ
và rằng đã gửi đi “1.850 thùng” tài liệu và “từ chối giao nộp chúng”. Ông nói
thêm rằng bà Clinton “đã lưu trữ một lượng lớn thông tin mật và nhạy cảm trên một
máy chủ bất hợp pháp.”
Ông Biden,
bà Clinton và ông Mike Pence, cựu phó tổng thống của ông Trump, đều đã phải đối
mặt với các câu hỏi về việc nắm giữ các tài liệu của chính phủ từ thời họ còn
đương chức. Và giống như ông Trump, ông Biden là đối tượng của cuộc điều tra của
Bộ Tư pháp do một cố vấn đặc biệt được Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland chỉ định.
Dưới
đây là tóm tắt về ba trường hợp và so sánh với trường hợp ông Trump.
Trường
hợp Tổng thống Joe Biden
Sau các bản
tin của truyền thông vào tháng 1 năm nay, Toà Bạch Ốc tiết lộ rằng vào tháng 11
năm ngoái, các luật sư riêng của tổng thống đã tìm thấy các tài liệu mật từ thời
ông Biden làm phó tổng thống được lưu trữ tại Trung tâm Penn Biden, một cơ quan
nghiên cứu ở Washington.
Tòa Bạch Ốc
cho biết họ đã thông báo cho Cơ quan Lưu trữ Quốc gia, cơ quan này đã lấy các
tài liệu và thông báo cho Bộ Tư pháp. Bộ này chỉ thị cho FBI lục soát cơ quan
nghiên cứu, việc này được thực hiện với sự đồng ý của Tòa Bạch Ốc. Không rõ họ
có tìm thấy thêm các hồ sơ mật nào nữa hay không.
Các tài liệu
mật bổ sung đã được các luật sư riêng của ông Biden tìm thấy tại dinh thự riêng
của tổng thống ở Wilmington, Delaware, và họ đã báo cáo với Bộ Tư pháp. Các tài
liệu được bảo mật bởi các đặc vụ FBI, những người đã tìm thấy một số hồ sơ mật
khác trong khi lục soát nhà ông Biden với sự đồng ý của Tòa Bạch Ốc. FBI cũng
khám xét nhà nghỉ của ông Biden ở Rehoboth, Delaware, nhưng không tìm thấy bất
kỳ tài liệu mật nào.
Vào tháng
1, ông Garland đã bổ nhiệm ông Robert Hur, cựu chưởng lý Maryland, giám sát cuộc
điều tra. Cuộc điều tra của ông Hur đang diễn ra và không rõ khi nào sẽ kết
thúc. Tòa Bạch Ốc đã cam kết hợp tác đầy đủ.
Trường
hợp ông Mike Pence
Vào tháng
1 năm nay, các luật sư của ông Pence đã phát hiện ra khoảng một chục tài liệu
được đánh dấu là mật tại nhà của ông ở Indiana và chuyển chúng cho FBI. Các tài
liệu được tìm thấy sau khi ông Pence yêu cầu các luật sư lục soát nhà của mình
“cho chắc ăn” sau vụ của ông Biden.
Một tháng
sau, FBI phát hiện thêm một tài liệu có đánh dấu mật tại nhà ông trong quá
trình khám xét. Cuộc tìm kiếm đó được thực hiện với sự đồng ý của ông Pence.
Vào tháng
6, Bộ Tư pháp đã thông báo cho ông Pence biết cuộc điều tra về việc ông xử lý
các tài liệu này đã được kết thúc và ông sẽ không bị truy tố.
Trường
hợp bà Hillary Clinton
Vào năm
2015, bà Clinton bị phát hiện đã sử dụng tài khoản email cá nhân và máy chủ
riêng tại nơi cư trú của bà ở New York cho cả thư từ cá nhân và thư từ chính thức
trong nhiệm kỳ ngoại trưởng từ năm 2009 đến năm 2013, gây lo ngại về an ninh và
khả năng xử lý sai các thông tin mật.
Một cuộc
điều tra của FBI cho thấy bà Clinton và các phụ tá đã xóa hàng nghìn email,
tuyên bố rằng chúng mang tính chất cá nhân, làm dấy lên nghi ngờ về nỗ lực che
giấu thông tin có thể bị buộc tội.
Vào tháng
7 năm 2016, trong chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Clinton, Giám đốc FBI
khi đó là James Comey đã chỉ trích bà là “cực kỳ bất cẩn” trong việc xử lý
thông tin mật nhưng không đề nghị truy tố hình sự đối với bà.
Cố
ý giữ lại
Theo
các chuyên gia pháp lý, điểm khác biệt chính giữa ba trường hợp này và trường hợp
của ông Trump là ông Trump tiếp tục cố tình giữ lại những tài liệu đó bất chấp
những nỗ lực nhiều lần của chính phủ yêu cầu trả lại chúng, bao gồm cả thông
qua trát của tòa.
Ông David
Sklansky, giáo sư về Tố tụng Hình sự Hiến pháp tại Đại học Stanford, nói với
VOA: “Hành động phạm tội là khi biết mình có tài liệu chứa thông tin quân sự nhạy
cảm và cố ý tiếp tục giữ chúng.”
Ông Mark
Zaid, một luật sư tập trung vào luật an ninh quốc gia, cho biết không giống như
ông Trump, ông Biden và ông Pence đã xử lý phát hiện này một cách thích hợp, điều
này đã kết thúc vấn đề.
“Điều
tương tự sẽ xảy ra với ông Trump nếu ông ấy hợp tác,” ông Zaid nói với VOA.
Bà Alison
LaCroix, giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Chicago, nói bằng chứng trong bản
buộc tội do cố vấn đặc biệt Jack Smith đưa ra “rất, rất thuyết phục” rằng ông
Trump biết ông có tài liệu mật.
Bỏ qua câu
hỏi liệu ông Biden và ông Pence có biết rằng họ đang sở hữu các tài liệu mật
hay không, bà LaCroix nói thêm, “họ không cố gắng che giấu chúng.”
Đối với bà
Clinton, ông Zaid nói thêm, nhà chức trách đã xác định không có ý định vi phạm
luật và rằng các bên liên quan đã tránh thảo luận về thông tin mật.
Trường
hợp ông Hunter Biden
Trong bài
phát biểu hôm 13/6, ông Trump cáo buộc rằng chính quyền Biden đang nhắm mục
tiêu vào ông để đánh lạc hướng khỏi “hoạt động gián điệp thực sự và tội phạm thực
sự”.
“Hãy truy
tố Tổng thống Trump để họ không nói về khoản hối lộ 5 triệu đô la,” ông nói.
Bắt đầu từ
năm 2019, khi vận động tranh cử tổng thống năm 2020, ông Trump đã cáo buộc rằng
một giám đốc điều hành của công ty năng lượng Ukraine Burisma đã chuyển hàng
triệu đô la cho ông Biden và con trai ông vào khoảng năm 2015, để ông Biden,
khi đó là phó tổng thống, gây áp lực buộc Ukraine sa thải công tố viên chính phủ
đang điều tra công ty đó về tội tham nhũng.
Vào tháng
6 năm 2020, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng quốc gia của Ukraine nói rằng
cả ông Biden và ông Hunter Biden, người đã gia nhập Burisma với tư cách là
thành viên hội đồng quản trị vào năm 2014, đều không liên quan gì đến vụ tham
nhũng của công ty.
Một cuộc
điều tra của quốc hội, sau đó dẫn đến cuộc luận tội đầu tiên của ông Trump vào
tháng 12 năm 2019, kết luận rằng ông Trump đã gây áp lực buộc chính phủ Ukraine
phải công bố cuộc điều tra về ông Biden, bao gồm cả việc cắt viện trợ quân sự
cho Kyiv.
Vào tháng
1 năm nay, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện đã mở cuộc điều tra về các giao dịch
kinh doanh của gia đình Biden. Vào tháng 5, họ đã công bố các tài liệu tài
chính nêu chi tiết cách một số người thân của tổng thống đã được trả hơn 10 triệu
đô la từ các nguồn nước ngoài từ năm 2015 đến 2017 nhưng thừa nhận rằng họ chưa phát hiện ra bằng chứng về
hành vi phạm tội và tham nhũng của Tổng thống Biden.
No comments:
Post a Comment