Monday 19 June 2023

BLINKEN THĂM TRUNG QUỐC : WASHINGTON và BẮC KINH TÌM ĐƯỢC "NHIỀU ĐIỂM CHUNG" (RFI)

 



 

NỘI DUNG :

Blinken thăm Trung Quốc : Washington và Bắc Kinh tìm được “nhiều điểm chung”

Thu Hằng  -  RFI

.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới thăm Bắc Kinh

BBC News Tiếng Việt

.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh

RFA

==================================================

.

.

Blinken thăm Trung Quốc : Washington và Bắc Kinh tìm được “nhiều điểm chung”

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 19/06/2023 - 12:19

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20230619-blinken-th%C4%83m-trung-qu%E1%BB%91c-washington-v%C3%A0-b%E1%BA%AFc-kinh-t%C3%ACm-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-nhi%E1%BB%81u-%C4%91i%E1%BB%83m-chung

 

Ngày 19/06/2023, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp xã giao. Ông Tập cho biết đã đạt được “nhiều điểm chung” với Washington. Trước đó, trong chuyến công du nhằm làm giảm căng thẳng song phương, ông Blinken đã gặp ông Vương Nghị, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc và hội đàm với ngoại trưởng Tần Cương.

 

https://s.rfi.fr/media/display/63d8705a-0dbf-11ee-aa2f-005056bf30b7/w:980/p:16x9/Antony%20Blinken-Qin%20Gang%20.webp

Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) tiếp đồng nhiệm Mỹ Antony Blinken (T) tại nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 18/06/2023. REUTERS - LEAH MILLIS

 

Theo AFP, cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc được quyết định vào phút chót. Ông Tập Cận Bình hy vọng “qua chuyến công du này, ngoại trưởng Mỹ sẽ có những đóng góp tích cực để ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung”. Nguyên thủ Trung Quốc đánh giá những tiến bộ đạt được trước đó trong các cuộc gặp giữa ngoại trưởng Mỹ và các nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc là “điều tốt”.

 

Sáng 19/06, trước khi gặp chủ tịch Trung Quốc, ông Antony Blinken đã làm việc với ông Vương Nghị. Hai bên đã trao đổi lập trường chủ đề Đài Loan, tình hình Ukraina và nhiều hồ sơ khác.

 

Vấn đề Đài Loan cũng là điểm bất đồng trong cuộc hội đàm hôm trước giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Trung. Theo Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV, ông Tần Cương nhấn mạnh rằng “Đài Loan là vấn đề cốt yếu trong những lợi ích cơ bản của Trung Quốc, là chủ đề quan trọng nhất trong mối quan hệ Trung-Mỹ và là mối nguy hiểm lớn nhất”.

 

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng lưu ý mối quan hệ giữa hai nước đang “ở mức thấp chưa từng có” kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979, theo tin nhắn trên Twitter của bà Hoa Xuân Oánh, trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc được AFP trích dẫn. Hai nhà lãnh đạo ngoại giao đã nhất trí về 5 điểm, trong đó có việc duy trì trao đổi ở cấp cao giữa hai chính phủ “nhằm giảm nguy cơ hiểu nhầm và tính toán sai”, theo ngoại trưởng Mỹ.

 

Một điểm tiến bộ được AFP nhắc đến là hai bên nhất trí về chuyến công du Washington trong thời gian tới của ông Tần Cương. Nhưng nhìn chung, không khí vẫn căng thẳng dù có những cái bắt tay. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh tường trình :

 

“Phía Mỹ ít dài dòng hơn. Chuyến công du được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước. Có thể sẽ biết thêm nhiều hơn từ phía Mỹ vào tối nay (19/06) trong buổi họp báo trước khi ngoại trưởng Mỹ lên đường đến Luân Đôn.

 

Cho nên, hiện giờ mới chỉ có những tường trình từ phía Trung Quốc, những hình ảnh tường thuật trên đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc và cái bắt tay sáng nay giữa ông Vương Nghị và ông Antony Blinken ở nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài ở Bắc Kinh.

 

Đây là nơi ông Blinken và ông Tần Cương đã gặp nhau hôm qua. Dường như hai nhà lãnh đạo ngoại giao đã có rất nhiều điều để nói. Hơn 5 tiếng trao đổi được báo chí Trung Quốc đánh giá là “thẳng thắn và xây dựng”, có những “kết quả tích cực”. Trong cuộc họp, hai nhà lãnh đạo cũng nêu tầm quan trọng của việc nối lại các cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa hai nước.

Sau bữa ăn trưa, ông Blinken đã tham gia một cuộc trao đổi bàn tròn với sinh viên trong chương trình trao đổi Mỹ-Trung. Trong chiều 19/06, ông cũng tham gia một cuộc thảo luận khác với các chủ doanh nghiệp Mỹ”.

 

------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Nối lại đối thoại Mỹ - Trung: Washington không chờ đợi những thay đổi lớn

 

Mỹ tỏ thiện chí tái lập các kênh thông tin ở cấp cao với Trung Quốc

 

===================================================

.

.

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tới thăm Bắc Kinh

BBC News Tiếng Việt

19 tháng 6, 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyxgg4vqkr6o

 

Cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken vừa kết thúc lúc 17:09 (09:09 GMT) tại Bắc Kinh.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/7c33/live/3c2382e0-0e8a-11ee-9e94-25f17ea6acca.jpg

Ngoại trưởng Blinken (trái) đang có chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng ra thông cáo về cuộc họp.

 

Trong thông cáo, ông Tập cho biết phía Trung Quốc đã "làm rõ quan điểm của mình" và đạt được một số tiến bộ cũng như thỏa thuận về "các vấn đề cụ thể".

 

Ông Tập nói các cuộc đàm phán của ông Blinken với những người đồng cấp Trung Quốc diễn ra "thẳng thắn và sâu sắc", và ông hy vọng Ngoại trưởng Mỹ, thông qua chuyến thăm này, có thể góp phần "ổn định quan hệ Mỹ-Trung".

 

Cuộc gặp gửi ra một thông điệp rằng chính phủ của ông Tập đang cố gắng ngăn chặn tình trạng trượt dốc trong quan hệ Trung-Mỹ, phóng viên BBC chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc, Stephen McDonell, tường thuật.

 

Nghi lễ buổi đón tiếp ông Blinken là nghi lễ thường chỉ áp dụng khi lãnh đạo Trung Quốc gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia; tuy nhiên, có lẽ những căng thẳng gần đây giữa Washington và Bắc Kinh đòi hỏi cần một cử chỉ mang tính biểu tượng lớn để tạo thay đổi hướng đi giữa hai quốc gia, phóng viên chúng tôi nói.

 

Ông Blinken hiện đang có chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc. Chuyến công du lẽ ra đã diễn ra hồi tháng Hai nhưng bị trì hoãn quanh vụ Hoa Kỳ bắn hạ khinh khí cầu bị cho là phục vụ mục đích gián điệp của Trung Quốc.

 

Trước đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã gặp gỡ quan chức ngoại giao cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Vương Nghị, người đã quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ về tình trạng bất ổn hiện tại, và nói rằng chính quyền ông Biden nên “ngừng thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc”.

 

Với TQ, vẫn đề Đài Loan là điểm bất di bất dịch về ngoại giao, ông Vương nói với vị khách Mỹ.

 

Tuy nhiên, cả hai bên sẽ vui vẻ vì chuyến đi này ít nhất đã nối lại thông tin liên lạc giữa Mỹ-Trung và mở đường cho nhiều cuộc tiếp xúc ở cấp cao hơn.

 

Cả hai nước đều có vai trò quan trọng trong nhiều hồ sơ địa chính trị quốc tế, gồm cả Ukraine.

 

Trung Quốc muốn có vai trò ở châu Âu về Ukraine?

 

Các hoạt động ngoại giao Mỹ-Trung diễn ra sau khi Trung Quốc cử một đặc sứ, ông Lý Huy, sang Ukraine và Ba Lan gần đây (trong tháng 5) để vận động cho “sáng kiến hòa bình” của Bắc Kinh.

 

Thế nhưng, điều ông Lý Huy được nghe từ lãnh đạo Ukraine là họ “bác bỏ hoàn toàn ý tưởng đổi lãnh thổ để có hòa bình”, theo các báo châu Âu tuần qua.

 

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksii Reznikov nhắn trên Twitter hôm 14/05 rằng "Đặc sứ Lý Huy đang ở đây tại Kyiv khi Nga bắn tên lửa Kinzhal vào Ukraine".

 

Tại Ba Lan, sau cuộc gặp của ông Lý Huy với Thứ trưởng Ngoại giao Woicjech Gerwek (người từng làm đại sứ Ba Lan ở Việt Nam) hồi tháng 5, chính phủ Ba Lan ra ngay một thông cáo báo chí cảnh báo Trung Quốc.

 

Nội dung của thông cáo này nhắc Trung Quốc không nên đánh đồng “quốc gia xâm lược là Nga” với nước bị xâm lăng là Ukraine.

 

Các nhà quan sát tại Warsaw cho rằng thái độ của Bắc Kinh ngầm ủng hộ chiến tranh của Nga ở Ukraine là cản trở lớn cho bất cứ hợp tác nào với Ba Lan về vấn đề Ukraine.

 

Bà Alicja Bachulska, nhà nghiên cứu thuộc thinktank European Council on Foreign Relations được South China Morning Post trích lời nói dư luận Ba Lan ngày càng cảm thấy Trung Quốc ủng hộ Nga đánh Ukraine, và vì thế, gián tiếp khiến Ba Lan cảm thấy an ninh của mình bị đe dọa.

 

Dù chưa có bằng chứng Trung Quốc gửi vũ khí cho Nga để đánh Ukraine, nếu điều đó xảy ra thì đấy chính là “lằn ranh đỏ” và Ba Lan sẵn sàng làm tất cả, kể cả đi ngược lại các ý kiến của đồng minh Tây Âu như Pháp, Đức trong EU và Nato, để bảo vệ an ninh của mình, và trừng phạt Trung Quốc, theo bà Bachulska.

 

Với Ba Lan, cuộc chiến của Nga ở Ukraine là vấn đề sống còn của dân tộc họ, nên Warsaw sẽ không ngần ngại coi quan hệ với Trung Quốc, vốn “đang rất quan trọng” như một thách thức mới, một khi Trung Quốc ủng hộ Nga.

 

Ngoài ra, phía Ba Lan ngỏ ý rằng nếu TQ có một ghế bên bàn đàm phán hòa bình về tương lai Ukraine thì Warsaw cũng phải có một ghế.

 

---------------------

TIN LIÊN QUAN

 

Ngoại trưởng Mỹ Blinken công du Trung Quốc: Ba ưu tiên chính trong nghị trình

18 tháng 6 năm 2023

·         

Bộ trưởng Trung Quốc nói xung đột với Mỹ sẽ là 'thảm họa quá sức chịu đựng' cho thế giới

4 tháng 6 năm 2023

·         

Báo Mỹ nói khinh khí cầu TQ 'do thám' cả Việt Nam, Nhật Bản và nhiều nước khác

10 tháng 2 năm 2023

 

==============================================

.

.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh

RFA
19-06-2023

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/blinken_meet_xi_beijing-06192023102527.html

 

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinklen vào chiều tối 19/6 có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/blinken_meet_xi_beijing-06192023102527.html/@@images/bea59c48-ec80-43e8-8d6b-58a820dc48ee.jpeg

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 19/6/2023.    Leah Millis/Pool/AFP

 

Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người có mặt tại cuộc gặp giữa Chủ tịch họ Tập và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken, thông báo trong một post Tweet rằng ông Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm của người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ giúp ổn định mối quan hệ Mỹ- Trung. Chủ tịch họ Tập còn nói thêm những tiếp xúc giữa đôi bên cần phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

 

Giới quan sát cho rằng việc đạt được cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến công du hai ngày của Bộ trưởng Ngoại giao Blinken đến Hoa Lục là thành công chính của chuyến đi; khi mà mối quan hệ song phương Mỹ- Trung xuống đến mức thấp chưa từng có kế từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1978. Cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình được n hận dịnh là thước đo về mong muốn của Bắc Kinh trong việc tái can dự với Washington sau những năm quan hệ bang giá.

 

Chuyến công du Trung Quốc của Ngoại trưởng Blinken diễn ra hầu như sau gần một năm căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Biden với Bắc Kinh do chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Thượng viện lúc đó là bà Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022.

 

Đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một ngoại trưởng Hoa Kỳ trong thời gian năm năm qua; khi khi mà Bắc Kinh áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm nhặt trong đợt dịch COVID-19 và những căng thẳng về vấn đề đảo tự trị Đài Loan, cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, thành tích nhân quyền của Bắc Kinh, các động thái quân sự quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, cùng vấn đề buôn bán công nghệ.

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats