Tuesday 11 October 2022

VN ĐIỀU HÀNH XĂNG DẦU KHÔNG GIỐNG AI TRÊN THẾ GIỚI (Mai Bá Kiếm)

 



Việt Nam điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới

Mai Bá Kiếm

11/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/11/viet-nam-dieu-hanh-xang-dau-khong-giong-ai-tren-the-gioi/

 

Để nhấn mạnh sự khác biết giữa VN và thế giới, bác Nguyễn Phú Trọng đã ví von hình tượng: “Mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời đang tỏa sáng ở Việt Nam”. Ba hôm nay, giá xăng dầu thế giới giảm thì VN thiếu xăng dầu để bán, vì cách điều hành xăng dầu không giống ai trên thế giới.

 

Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu quy định “Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.

 

Nghị định 83 điều hành nguồn cung ứng khá ổn định trong 7 năm. Đến năm 2021 xăng dầu thế giới cứ tăng dần đều, mà giá xăng dầu trong nước chỉ được điều chỉnh có 24 lần/năm.

 

Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước tháng 1/2021 – 10/2021

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/10/1-13.jpeg

Ảnh trên mạng

 

Không biết 37 doanh nghiệp đầu mối XNK xăng dầu có lobby không, mà Liên bộ Tài chính – Công thương tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 95/2021/NĐ-CP (1/11/2021) giảm thời gian điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 ngày xuống còn 10 ngày. Nghĩa là được thay đổi giá từ 24 lần lên 36,5 lần/năm.

 

Để DN đầu mối an lòng, Nghị định 95 quy định “Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, Bộ Công thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng CP xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp… Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên mười phần trăm (> 10%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng CP xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể”.

 

Nghị định 95 “bao lời” cho các DN đầu mối, nhưng ôi ai có ngờ đâu, năm 2022, giá xăng dầu thế giới trồi sụt như kinh nguyệt đàn bà không đều. Từ đầu năm đến giờ có 19 lần tăng giá, 18 lần giảm giá, một lần đứng giá. Mà Nghị định 83 quy định “Thương nhân XNK xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng” (Không thấy Nghị định 95 sửa đổi), cho nên nếu giá xăng thế giới giảm, DN đầu mối lỗ suốt 20 ngày đối với lượng xăng dầu dự trữ.

 

Bởi vì, Nghị định 95 quy định “Giá xăng dầu thế giới do Bộ Công Thương xác định theo nguyên tắc tính bình quân theo số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở của giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế”.

 

Do đó khi giá thế giới giảm, các DN đầu mối không nhập dầu dự trữ, ngược lại nếu giá thế giới tăng, khỏi cần Bộ Công thương điều hành, họ cũng tự nhập dự trữ đầy kho.

 

Cho nên, người tiêu dùng VN chỉ còn cách đi nhà thờ, chùa, đình, đền, miếu, mả cầu nguyện cho giá xăng thế giới tăng dần đều như năm 2021, để các cây xăng mở cửa, có xăng mà chạy xe hoặc… tự thiêu!

 

.

62 BÌNH LUẬN 

 

=======================================================


Trách nhiệm là của liên bộ Tài chính – Công thương!

Nguyễn Tiến Tường

11/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/11/trach-nhiem-la-cua-lien-bo-tai-chinh-cong-thuong/

 

Người dân cần hiểu vì sao không mua được xăng? Vì theo suy nghĩ của họ, cây xăng găm hàng chờ tăng giá. Nhưng cây xăng lại nói: Có xăng để bán đâu mà găm!

 

Nguyên nhân thiếu xăng một phần do nguồn nhập khẩu giảm mạnh. Nhưng nguyên nhân khác là do sự quan liêu trong quản lý của liên Bộ Tài chính – Công thương.

 

Báo Thanh Niên dẫn lời các chuyên gia kinh tế, nói thẳng: Bộ quản lý cần nhìn nhận đúng vai trò của mình, chứ cách hành xử hiện nay là có vẻ “né tránh” trách nhiệm, cứ đổ cho “gian thương” bán lẻ xăng dầu thì khá bất hợp lý!

 

Bộ sai chỗ nào?

 

UBND TP.HCM cho rằng có tình trạng các thương nhân phân phối không chủ động nhập hàng để kinh doanh vì bị thua lỗ thời gian dài. Bên cạnh đó, giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh xăng dầu dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống kinh doanh xăng dầu bị hạn chế, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh.

 

Chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú thì cho rằng do chi phí định mức vận chuyển xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về kho các DN nhập khẩu và thương nhân phân phối được quy định từ năm 2014 đến nay đã quá lạc hậu. “Bộ Công thương đề xuất tăng chi phí nhiều lần, Bộ Tài chính lại chần chừ lần nọ sang lần kia. Đó là nguyên nhân của các nguyên nhân”, ông Phú nói.

 

Nghị định 95 quy định giá xăng dầu do liên Bộ Công thương – Tài chính xác định theo nguyên tắc tính bình quân số ngày có giá giữa hai kỳ công bố giá cơ sở theo giá giao dịch trên thị trường quốc tế.

 

Nghĩa là tính bình quân của khoảng 10 ngày sát gần ngày công bố giá cơ sở nhất. Như vậy, DN mua xăng dầu phải chịu giá vốn của hàng tồn kho được tính trên giá xăng dầu thế giới từ 20 ngày trước đó. Nếu 10 ngày trước đó mua giá cao thì xem như DN lỗ trắng nếu chu kỳ điều hành giá bán kỳ sau giảm. Tương tự, nếu giá thế giới liên tục giảm và các kỳ điều hành giá bán lẻ liên tục giảm thì DN đầu mối liên tục bị lỗ, kéo theo chiết khấu liên tục bị bóp lại đến 0 đồng, thậm chí là âm khi cộng thêm phí vận chuyển.

 

Thế nên, chính sách áp giá bán xăng dầu theo mệnh lệnh hành chính, nguồn nhập khẩu giảm mạnh là nguyên nhân đẩy tình trạng đến hỗn loạn như mấy ngày qua.

 

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều DN kinh doanh xăng dầu bức xúc nói do Bộ Tài chính “không chịu” cập nhật chi phí đưa xăng dầu về cảng, chi phí định mức… trong thời gian dài, để DN nhập khẩu, phân phối gồng lỗ, rồi đẩy lỗ xuống cho DN bán lẻ là khâu cuối, chính DN bán lẻ không chịu nổi, dẫn đến thị trường hỗn loạn.

 

Cho đến lúc này, giữa các phản hồi qua lại giữa 2 bộ Công thương và Tài chính cho thấy, số DN đầu mối tạm ngưng nhập khẩu là có thật, sản lượng nhập giảm mạnh cũng có thật. Như vậy, tỷ lệ xăng dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước đến nay thế nào? Làm thế nào để xác thực được việc chiết khấu thỏa đáng trong khi toàn bộ định mức chi phí đầu vào cho đến giá bán lẻ đều do liên bộ quy định?

 

Trách nhiệm ở đây là của 2 bộ quản lý!

 

Thế nhưng, đọc báo thấy cách trả lời của hai bộ, không khác gì các ông quan ngồi đánh tổ tôm trong chuyện “Sống chết mặc bây”.

 

Quan liêu hách dịch dân nào chịu đựng nổi!

 

.

56 BÌNH LUẬN  






No comments:

Post a Comment

View My Stats