Wednesday, 12 October 2022

VIỆT NAM SẼ CÓ TRÁCH NHIỆM KHI LỌT VÀO HỘI ĐÒNG NHÂN QUYỀN LHQ 2023-2025? (RFA)

 



Việt Nam sẽ có trách nhiệm khi lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc 2023-2025?

RFA

2022.10.12

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vietnam-be-responsible-as-a-member-of-the-un-human-rights-council-10122022070157.html

 

Một số nhà hoạt động nhân quyền lạc quan cho rằng, họ có thể dùng các cơ chế của Liên Hiệp Quốc để buộc chính quyền Việt Nam phải tuân thủ khi đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền.

 

Tuy vậy, một số khác lại thất vọng về kết quả bầu chọn, cho rằng việc đàn áđối với giới bất đồng chính kiến sẽ không dừng lại.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vietnam-be-responsible-as-a-member-of-the-un-human-rights-council-10122022070157.html/@@images/image

Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, ngày 13 tháng 6 năm 2022.  RFA

 

Cơ hội vận động cho nhân quyền Việt Nam 

 

Việt Nam chính thức được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 vào chiều ngày 11/10/2022 (theo giờ miền Đông Hoa Kỳ), với 145 phiếu đồng thuận trong số 189 phiếu bầu hợp lệ. Nhiệm kỳ mới sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2023.

 

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư đảng Việt Tân, nói với RFA rằng ông không ngạc nhiên khi Việt Nam giành được một ghế trong hội đồng này. Bởi theo ông, khu vực Châu Á được bốn ghế mà chỉ có sáu ứng viên, nên Việt Nam không phải cạnh tranh nhiều để được bầu:

 

Nhà nước Cộng sản Việt Nam muốn có mặt trong Hội đồng Nhân quyền, điều này nói lên rằng Đảng Cộng sản là họ phải cải thiện hình ảnh nhân quyền của Việt Nam. Họ phải chứng tỏ rằng ít nhất là họ có quan tâm đến vấn đề nhân quyền. Tôi nghĩ đó là một điều chúng ta phải ghi nhận.”

 

Trong nhiệm kỳ tới, với tư cách là thành viên Hội đồng nhân quyền, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách và áp lực từ Quốc tế, từ đó mở ra rất nhiều cơ hội để vận động nhân quyền cho Việt Nam.

 

Ông Hoàng Tứ Duy nói những quốc gia đã ký vào Công ước Quốc tế về Quyền con người thì phải tuân thủ và tôn trọng những quyền đó. Bây giờ, Việt Nam đã là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền thì trách nhiệm của họ phải cao hơn nữa.

 

Trong thời gian tới, khi các tổ chức quốc tế vận động, đề nghị các đặc phái viên Liên Hiệp Quốc mở các cuộc điều tra, ví dụ về vấn đề tra tấn ở Việt Nam, tôi nghĩ nó sẽ gây khó hơn cho Nhà nước Cộng sản Việt Nam, nếu họ không nhận các đặc phái viên của cơ quan này. Bởi vì chính họ đang ở trong cơ chế có vai trò điều hành và phát huy tinh thần nhân quyền.”

 

Bình luận với RFA về kết quả Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng nhân quyền, nhân viên phụ trách truyền thông của Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) một lần nữa nhấn mạnh lại lời kêu gọi mà tổ chức này cùng với ba cơ quan khác chuyên theo dõi tình hình thực thi quyền con người trên thế giới là Article 19, Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Ủy ban Luật gia Quốc tế -ICJ đưa ra ngày 10/10.

 

Theo đó, Việt Nam cần phải thực hiện những bước cụ thể, cần thiết để trở thành một thành viên đáng tin cậy của Hội đồng Nhân quyền; bao gồm việc trả tự do cho những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị bắt giam, bảo đảm quyền tự do ngôn luận và lập hi, cũng như cải thiện hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc tế.

 

 

Không kỳ vọng nhiều

 

Một số người hoạt động nhân quyền, hiện đang ở trong nước, nhận định rằng Việt Nam có vào Hội đồng Nhân quyền hay không cũng không làm thay đổi tình trạng nhân quyền vốn đã tồi tệ.

 

Tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già dự đoán hình đàn áp những người bất đồng chính kiến trong thời gian tới sẽ không thay đổi:

 

Tôi cho rằng là tình hình nhân quyền sẽ không thay đổi gì hết. Tức là Việt Nam cam kết với thế giới thì Việt Nam vẫn cam kết về mặt lý thuyết; còn về mặt thực tế, những điều có nguy cơ ảnh hưởng để tạo ra tự do thì họ cũng sẽ bóp ngay.”

 

Ông Nguyễn Ngọc Già cũng cho biết mình không tin tưởng vào cơ chế của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bởi nhiều nguyên do.

 

Ví dụ, ông Già cho rằng Việt Nam vẫn trúng cử vào Hội đồng nhân quyền nhiều lần, dù cho có nhiều quốc gia cũng như tổ chức Quốc tế chỉ trích chính quyền do Đảng Cộng sản lãnh đạo thường xuyên vi phạm, có tính hệ thống.

 

Và, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, theo ông, là một mô hình chỉ mang tính lý thuyết. Nó chỉ có giá trị tham khảo, giao lưu và đối thoại. Cái mô hình này không có tính chế tài nên không có giá trị nhiều trên thực tế.

 

Hoà thượng Thích Không Tánh bình luận với RFA rằng các quốc gia ủng hộ Việt Nam có mặt trong Hội đồng nhân quyền với lý do là “phải giúp Việt Nam có trách nhiệm cải thiện nhân quyền”. Tuy nhiên, tình hình nhân quyền không tốt lên:

 

Chúng tôi đã từng lên tiếng đề nghị với Quốc tế và Liên HiệQuốc phải mạnh mẽ để có biện pháđối với các nước vi phạm nhân quyền trầm trọng, đặc biệt là về vấn đề Việt Nam, nhưng mà mình biết rằng Việt Nam vẫn sẽ được vào thôi.

 

Theo vị Hoà thượng này, muốn cải thiện nhân quyền thì lãnh đạo đất nước phải chp hành nghiêm chỉnh những cam kết trong Công ước Quốc tế mà họ đã ký.

 

Thứ hai là các nước khác tiên tiến trên thế giới cần phải có những biện pháp chế tài triệt để thì mới khiến các nước có hồ sơ nhân quyền tồi tệ như Việt Nam phải e dè.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-vietnam-be-responsible-as-a-member-of-the-un-human-rights-council-10122022070157.html/2012-12-09t120000z_2013521353_gm1e8c914gt01_rtrmadp_3_vietnam-china-protest.jpg/@@images/43b31658-5533-4418-a45b-b28e139e2317.jpeg

Công an bắt những người biểu tình phản đối Trung Quốc lên xe buýt ở Hà Nội hôm 9/12/2012 (hình minh họa). AFP

 

Nghị quyết Liên Hiệp Quốc nói gì?

 

Bà Hoàng Minh Trang, thạc sỹ chuyên ngành Quyền và Thực hành quyền nói với RFA rằng theo nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2006, các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không có bất cứ ràng buộc pháp lý nào.

 

Bởi vì, các nghị quyết chỉ có tính khuyến nghị. Các quy định về những điều mà thành viên của Hội đồng Nhân quyền cần làm cũng rất chung chung và đơn giản.

 

Một vài khuyến nghị cụ thể là các thành viên phải luôn luôn tích cực giáo dục nhân quyền, thúc đẩy hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nâng cao năng lực tham vấn cho các quốc gia thành viên và có trách nhiệm phụng sự như là một diễn đàn trao đổi các vấn đề về nhân quyền…

 

“Cho nên tôi nghĩ là cho dù Việt Nam có được trở thành là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kỳ này thì mọi người cũng đừng có hy vọng là mọi người Việt Nam sẽ bắt buộc phải thực hiện cam kết điều gì với Liên Hiệp Quốc cả.”

 

Cũng theo bà Trang, quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền không có nghĩa là nước đó có thành tích nhân quyền tốt hay tiến bộ. Bởi vì, mỗi nhiệm kỳ sẽ chọn 47 quốc gia thành viên, và được phân chia thành năm nhóm theo khu vực địa lý. Vì vậy, hội đồng này chỉ đảm bảo tính đại diện theo địa lý thôi, chứ không mang tính chất về mặt thành tích nhân quyền.

 

======================================

 

Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ bất chấp các phản đối của quốc tế

 

Giám sát Nhân quyền lên tiếng về trường hợp tù nhân lương tâm Huỳnh Thục Vy bị ngược đãi trong tù





No comments:

Post a Comment

View My Stats