Wednesday, 5 October 2022

VIỆT NAM RƠI VÀO THẾ KHÓ XỬ KHI NGA THẤT BẠI Ở UKRAINE (Zachary Abuza, RFA)

 



Việt Nam rơi vào thế khó xử khi Nga thất bại ở Ukraine

Bài bình luận của Zachary Abuza
2022.10.04

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam_placed_in_awkward_position_as_russia_suffers_losses_in_ukraine-10042022105444.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam_placed_in_awkward_position_as_russia_suffers_losses_in_ukraine-10042022105444.html/@@images/d4210843-c9bd-4668-9040-3d1ca4c24fda.jpeg

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) hội đàm với Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Mát-xcơ-va ngày 30/11/2021.  AFP

 

Đất nước Ukraine dân chủ trở thành ví dụ thành công về một quốc gia tự bảo vệ mình trước hàng xóm là một cường quốc hung hăng.

 

Mặc dù những biện minh của Nga cho cuộc xâm lược bất hợp pháp Ukraine tạo ra một tiền lệ pháp lý rất nguy hiểm cho Việt Nam trong việc đối phó với chính quốc gia láng giềng hung hăng về mặt lãnh thổ của mình, việc Việt Nam ủng hộ Nga trong cuộc tấn công Ukraine là không có gì đáng ngạc nhiên do mối quan hệ lịch sử lâu đời giữa hai nước này. Nga là một “đối tác toàn diện chiến lược” - xếp hạng cao hơn Hoa Kỳ khá nhiều trong thứ bậc ngoại giao của Hà Nội. Nhưng những tổn thất của Nga đã đặt Chính phủ Việt Nam vào một tình thế rất khó xử khi phải đối mặt với công chúng của mình- những người thường sử dụng chính sách đối ngoại như một phương tiện gián tiếp để chỉ trích Đảng Cộng sản.

 

Việt Nam sẽ mãi mãi mang ơn Nga vì sự hỗ trợ của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt, việc cung cấp khoảng 7.600 tên lửa đất đối không tiên tiến đã khiến Mỹ không có được vùng trời phi tranh chấp của nước này.  Trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia vào những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp một lượng vũ khí và hỗ trợ kinh tế đáng kể và là một trong số ít đồng minh của Hà Nội vốn bị cô lập về mặt ngoại giao khi đó.  

 

Mặc dù viện trợ kinh tế và hỗ trợ quân sự chấm dứt vào năm 1991 đồng thời giới lãnh đạo ở Hà Nội  sợ hãi  trước sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã trở thành nhà cung cấp chính cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam. Vào thời kỳ đỉnh cao, 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là do Nga sản xuất. Con số này đang giảm xuống nhưng ngay cả khi Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Nga vẫn chiếm 74% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam. 

 

Hai nước cũng có mối quan hệ tình báo chặt chẽ. Mặc dù đã rút khỏi căn cứ hải quân của họ ở Vịnh Cam Ranh vào năm 1991, Nga vẫn duy trì cơ sở tình báo tín hiệu của mình ở đó và cơ sở này vẫn đang hoạt động. Hai nước tiếp tục có các hoạt động chia sẻ thông tin tình báo và đào tạo tình báo một cách chặt chẽ. Thực tế này không hề bị lãng quên ở Bộ Chính trị, nơi chỉ có 19 thành viên nhưng đã có tới năm người từng công tác tại Bộ Công an. 

 

Về mặt ngoại giao, Việt Nam đổ lỗi cho Ukraine vì đã tự mang chiến tranh đến cho mình do không xử lý một cách đúng đắn và khéo léo cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Tiếp tục dòng suy nghĩ này, người ta còn cho rằng nếu Kyiv có chính sách đối ngoại “4 Không và một Tùy" của Hà Nội, họ có thể đã không để bị xâm lược.

 

Nhưng trên hết, cho đến trước chiến tranh, Putin đã được giới lãnh đạo cũng như công chúng Việt Nam rất coi trọng. Đối với một quốc gia luôn bị giằng xé giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nước Nga của Putin đã mang đến cực quyền lực thay thế thú vị mà ít nhất là có vẻ tự chủ và khá độc lập. 

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anh-2.jpeg/@@images/628b6d69-04c4-48ae-b9ef-cf7826c14a93.jpeg

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Hà Nội ngày 6/7/2022. Ảnh AFP

 

 

Cảm thấy điều đó ổn

 

Vào thời điểm Nga ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao, Hà Nội vẫn tiếp tục dành cho Nga sự ủng hộ. Hà Nội đón Ngoại trưởng Sergei Lavrov trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng G20 tại Indonesia. Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại những lo ngại của Hà Nội về “sự không can thiệp” và “vấn đề chủ quyền”, nhấn mạnh lo ngại về việc Hoa Kỳ cố tình gây ảnh hưởng vào chính trị trong nước của Việt Nam. Ông nhắc nhở những người đối thoại với mình rằng Nga là một sức mạnh nhân từ và cam kết ủng hộ an ninh chế độ của Hà Nội.

 

Việt Nam bỏ phiếu trắng trong cuộc bỏ phiếu lên án hành động xâm lược Ukraine của Nga nhưng ủng hộ Nga trong nỗ lực ở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Việt Nam cũng đã cử đoàn tham gia “ Hội thao quân sự quốc tế Army Games" do Nga tổ chức hàng năm. 

Điều này đã khiến Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải hủy chuyến thăm Hà Nội. Đây là một tín hiệu rất rõ ràng về sự không hài lòng đối với một chính phủ đã rất được chú ý từ năm 2021, với nhiều chuyến thăm trong đó có chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Tổng thống Mỹ cùng những người khác. 

 

Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2021 đạt 112 tỷ USD trong khi đó kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Nga chỉ đạt vỏn vẹn 5,54 tỷ USD trong cùng kỳ. Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - chiếm 25,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này vào năm 2021 đồng thời là một nguồn đầu tư công nghệ cao. 

Hoa Kỳ đã âm thầm trừng phạt một công ty Việt Nam vì trốn tránh các lệnh trừng phạt đối với Nga.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anh-3.jpeg/@@images/8755e301-0f60-4659-8373-c642d2d55d99.jpeg

Các nhà hoạt động người Georgia biểu tình phản đối cuộc di cư hàng loạt của nam giới trong độ tuổi tòng quân từ Nga - làn sóng lưu vong mới nhất từ Nga kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu vào tháng 2/2022. Cuộc biểu tình diễn ra tại giao điểm biên giới Kazbegi / Verkhniy Lars giữa hai nước ngày 28/9/20022. Ảnh: AFP

 

 

Truyền thông đưa thông tin sai lệch

 

Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Việt Nam không trung lập như một số người vẫn nói và có xu hướng ủng hộ Nga hơn ngay từ đầu. Ukraine đã thực sự gặp khó khăn để đưa ra thông điệp của mình khi Nga đưa ra những thông tin sai lệch. 

 

Có một số người ủng hộ Ukraine trong các nhóm Facebook sôi nổi của Việt Nam. Một số người đã rất cảm thông với quốc gia đã phải trở thành nạn nhân của một ông hàng xóm tham tàn. Những người khác nhận ra tiền lệ pháp lý mà Trung Quốc có thể vận dụng từ lời biện minh của Putin về chiến tranh. 

 

Nhưng nhìn chung, những cảm xúc trực tuyến phần lớn là ủng hộ Nga và chống phương Tây. Hai nhà nghiên cứu Việt Nam đã nghiên cứu 28 trang và nhóm Facebook phát hiện ra rằng có 8 trang/nhóm ủng hộ Nga vì yêu nước và hoài cổ, 18 người yêu nước/bảo thủ và chống phương Tây và cuối cùng là những nhóm chỉ đơn giản đưa ra những tin tức ủng hộ Nga.

 

Lực lượng 47, lực lượng giám sát không gian mạng và định hướng dư luận với 10.000 nhân lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đã rất tích cực trong việc ngăn chặn những ý kiến ủng hộ Ukraine và chống Nga đồng thời tăng cường giới thiệu nhưng thông tin từ chính phủ Nga thông qua mạng lưới những người có ảnh hưởng của chính họ.  

 

Tuy nhiên, các lực lượng của Nga hiện đang bị bẽ mặt và rơi vào tình trạng sụp đổ chiến lược. Cuộc tấn công của Kyiv đã khiến Nga tháo chạy ở miền Bắc và miền Đông Ukraine. Ukraine đã lấy lại được hơn 1.500 dặm vuông lãnh thổ khi Nga buộc phải thực hiện "kế hoạch rút lui chiến thuật" của họ. Putin đã phải hồi đáp " những lo ngại " của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh gần đây của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. 

 

Những thất bại ở Ukraine đã buộc Putin phải ra lệnh tòng quân đầu tiên của nước này kể từ sau Thế chiến lần thứ II - "huy động một phần" tất cả những người dự bị và các cựu chiến binh có thể lực. Lệnh này đã làm dấy lên các cuộc biểu tình trên khắp nước Nga và đẩy đến một cuộc di cư ra nước ngoài của những người đàn ông trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Sự phản kháng đối với lệnh yêu cầu tòng quân chứng tỏ khả năng kiểm soát ngày càng sút kém của Tổng thống Putin. Đồng thời, việc triển khai nhanh chóng binh lính chưa qua đào tạo là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của chế độ Putin.

 

Với Hà Nội, mối lo ngại có thực là: việc ngày càng có nhiều nghi ngờ về năng lực của Nga và sự lãnh đạo của Putin sẽ nhanh chóng biến thành các cuộc thảo luận chống Đảng. Các chuyên gia chính phủ đã nói giảm một nửa cũng như bác bỏ những thiệt hại của Nga. 

Và lý do của việc này là: Các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại thường được biến thành cơ hội để đặt câu hỏi về giới lãnh đạo ở Việt Nam. 

 

 

Tự vấn 

 

Những tổn thất của Nga khiến Hà Nội lo ngại. Quân đội Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thiết bị của Nga. QĐNDVN vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ học thuyết của Liên Xô. Quyền hành trong quân đội của Việt Nam vẫn theo hướng từ trên xuống và chỉ huy địa phương không thể chủ động.  QĐNDVN vẫn là một quân đội của Đảng, bị ràng buộc về mặt pháp lý để bảo vệ chế độ chứ không phải Nhà nước. 

 

Và Hà Nội cần hết sức quan tâm đến những tác động có hại của tham nhũng đối với khả năng sẵn sàng của lực lượng, hậu cần và vận hành. QĐNDVN một thời từng được ca tụng, gần đây, đã vướng vào một số vụ bê bối tham nhũng, bao gồm Vụ kít Xét nghiệm COVIDd-19, vụ bê bối mua sắm và bảo kê của Cảnh sát biển và đất đai. Quân đội Nga đã bị rỗng ruột bởi nạn tham nhũng phổ biến - một điều đã trở thành bình thường ở Việt Nam. 

 

Cuối cùng, Hà Nội phải biết rằng những thiệt hại thực tế của Nga sẽ ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm của chính QĐNDVN. Nga phải nhanh chóng tái trang bị lực lượng và phải làm như vậy trong bối cảnh phải đối mặt với các lệnh tiếp tục trừng phạt và tình trạng thiếu thiết bị cơ khí chính xác và bán dẫn Sự thiếu hụt phụ tùng thay thế của Nga sẽ kéo dài trong nhiều năm, chưa kể dẫn đến việc trì hoãn giao các mặt hàng thiết bị và vũ khí mới. Điều này, ngay lập tức, ảnh hưởng đến an ninh của Việt Nam. 

 

Khả năng phòng thủ vững chắc và giờ đây là cuộc tấn công thành công của Kyiv đã đặt Hà Nội vào một tình thế khó xử cuối cùng: Thành công của Ukraine có được là nhờ biết học thuyết của Liên Xô nhưng điều chỉnh theo cơ cấu lực lượng, chiến thuật, học thuyết và một số thiết bị của phương Tây. Và điều khiến tất cả những điều đó xảy ra là sự dân chủ hóa của họ. Nếu có bất cứ điều gì cần kể đến thì đó là việc Ukraine đưa ra một ví dụ thuyết phục hơn nhiều về một quốc gia tự vệ thành công trước một cường quốc hung hăng ở ngay sát cạnh mình. Nhưng đó là một sự thật không dễ chịu đối với Hà Nội.

 

------------------

*Zachary Abuza là giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown. Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của riêng tác giả và không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, Đại học Georgetown hay RFA.

 

-----------------------

Tin, bài liên quan

 

Thời Sự

 

Hình đoàn Ukraine tham dự cuộc thi chạy ở Hà Nội bị xóa: khó tin hay dễ hiểu?

 

Khuyến nghị Việt Nam hợp tác với Mỹ và Phương Tây do quan ngại về Trung Quốc

 

Freedom House: Trung Quốc tăng tốc chiến dịch toàn cầu để khuynh đảo truyền thông nước ngoài

 

Doanh nhân người Việt tại Ukraine chung tay giúp đồng hương trong cuộc chiến

 

Quanh việc tuyển công nhân biết nói tiếng Trung Quốc ở Việt Nam





No comments:

Post a Comment

View My Stats