Vạn
Thịnh Phát – chuông báo tử cho thị trường tài chính, tín dụng? (Phần 2)
18/10/2022
.
https://gdb.voanews.com/80470000-c0a8-0242-f29f-08daac6feba4_w650_r1_s.jpeg
Nguyễn Phương Hồng, bị bắt trong vụ Vạn
Thịnh Phát, đã chết bí ẩn ngay sau đó.
.
Tại sao
chuyện bán được bốn lô đất gấp năm, mười lần giá khởi điểm, hứa hẹn thu về cho
công quỹ hơn 38.000 tỉ đồng lại khiến Quốc hội, chính phủ... căng thẳng như vậy?
Phần
2
Trước khi
bị bắt, những doanh nhân đã kể ở phần 1 (Trịnh Văn Quyết – FLC, Đỗ Anh Dũng
– Tân Hoàng Minh, Đỗ Thành Nhân – Louis Holding và Louis Capital, Đỗ Đức Nam –
Chứng khoán Trí Việt, Phạm Thị Hinh – Chứng khoán VSM, Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh
Phát,...) đều là các cá nhân đang điều hành những doanh nghiệp mà hoạt động
liên quan đến thị trường tài chính, tín dụng. Một số bị khởi tố vì “thao
túng thị trường chứng khoán”, số còn lại bị khởi tố vì “lừa đảo chiếm đoạt
tài sản”. Có người như ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố cả hai tội. Tự thân số
lượng doanh nghiệp bị điều tra, doanh nhân bị bắt và tội danh họ bị khởi tố cho
thấy hoạt động của thị trường tài chính, tín dụng có “bình thường và ổn định”
như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định hay không.
Trong chuỗi
các vụ án liên quan đến những doanh nhân – doanh nghiệp mà hoạt động dính líu
hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến thị trường tài chính, tín dụng, có hai vụ án
gây rúng động dư luận: Vụ Trịnh Văn Quyết – FLC và vụ Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh
Phát. Dư luận rúng động không đơn thuần vì hậu quả (Ông Quyết bị cáo buộc
nâng khống vốn điều lệ, “lừa đảo chiếm đoạt” 6.400 tỉ đồng qua việc phát hành cổ
phiếu FLC [1]. Bà Lan bị cáo buộc có liên quan đến việc “lừa đảo
chiếm đoạt” khoảng 25.000 tỉ thông qua việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp [2])
mà còn vì trong quá khứ, cả hai đều đã nhiều lần chứng tỏ họ có thể chi phối hệ
thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương để “chọc
trời, khuấy nước”.
Đó cũng là
lý do đã có rất nhiều người tham gia lý giải, tại sao năm nay, đợt này cả ông
Trịnh Văn Quyết lẫn bà Trương Mỹ Lan lại cùng lâm nạn (?). Có thể tìm câu trả lời
thông qua một số số liệu và dữ kiện chính thức...
***
Năm 2018,
chính quyền Việt Nam cho phép các doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động
vốn nhằm thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh. Loại trái phiếu này được gọi
chung là trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Về lý thuyết,
TPDN là hình thức doanh nghiệp trực tiếp vay tiền từ công chúng với thời hạn
vay tối thiểu là một năm. Phía mua TPDN được gọi là “nhà đầu tư”. Để thu
hút “nhà đầu tư”, phía phát hành TPDN luôn trả lãi cho “nhà đầu tư”
cao hơn mức lãi mà hệ thống ngân hàng trả cho người gửi tiền tiết kiệm. “Nhà
đầu tư” có quyền tặng, chuyển nhượng, đem TPDN thế chấp như vật bảo đảm cho
các quan hệ thương mại, dân sự... TPDN được quảng bá là an toàn hơn cổ phiếu vì
cổ phiếu có thể mất giá khi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp phát hành cổ
phiếu giảm, còn giá trị của TPDN thì không (mua đồng nghĩa với cho vay, cho vay
bao nhiêu sẽ được nhận lại bấy nhiêu kèm lãi đúng với mức doanh nghiệp phát
hành TPDN đã cam kết, bất kể hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ra sao).
Cũng về lý
thuyết, nếu doanh nghiệp phá sản, khối tài sản còn sót lại sẽ được ưu tiên
thanh toán cho các chủ nợ và “nhà đầu tư” TPDN, sau đó mới tới lượt cổ
đông nhưng nếu tài sản thực của doanh nghiệp phát hành TPDN thấp hơn giá trị khối
lượng TPDN đã phát hành, thậm chí thấp hơn nhiều lần thì TPDN chẳng khác gì… giấy
lộn. Phải lưu ý như thế vì sau khi Bộ Công an loan báo đã bắt bà Trương Mỹ Lan,
để trấn an những người đã gửi tiền cho ngân hàng, đại diện Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) khẳng định: Tài sản cá nhân gửi cho các tổ chức tín dụng được
NHNN cấp giấy phép, luôn được bảo đảm lợi ích hợp pháp, do vậy không
nên hoang mang... nhưng theo NHNN... mua trái phiếu thì bên
có trách nhiệm trả khoản tiền đầu tư này là công ty phát hành trái phiếu (3).
Bây giờ
hãy thử nhìn vào những số liệu, nhận định liên quan đến TPDN...
***
Cuối năm
ngoái, FiinRatings – một tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam – phát cảnh
báo về năng lực trả nợ cho trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản chưa
niêm yết (cổ phiếu chưa được phép đưa ra giao dịch trên thị trường chứng
khoán). Theo đó, chỉ trong chín tháng đầu năm 2021, tuy kinh tế - xã hội
nghiêng ngả vì đại dịch nhưng vay qua phát hành TPDN vẫn đạt 431.000 tỉ đồng và
trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành
chiếm khoảng 40%, tương đương 172.000 tỉ.
FiinRatings
lưu ý: Phần lớn TPDN do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành nên
trong thực tế, tỉ trọng TPDN trên toàn hệ thống sẽ lớn hơn rất nhiều. Đa số
doanh nghiệp bất động sản chưa niêm yết bán trái phiếu của họ cho các ngân
hàng, công ty chứng khoán, có hoặc không có thế chấp hay được bên thứ ba bảo
lãnh... và: Năng lực trả nợ của những doanh nghiệp này hiện ở
mức rất yếu. Các chỉ số đánh giá năng lực trả nợ và đòn bẩy đều đang ở mức
đáng báo động (4).
Không chỉ
FinnRatings, một số chuyên gia kinh tế - tài chính xem tình trạng phát hành ồ ạt
TPDN để huy động vốn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản giống như đang chứa...
“bom nổ chậm” trong nhà.
Cũng vào
thời điểm cuối năm 2021, trong một cuộc trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Lê Đạt
Chí (làm việc tại Đại học Kinh tế TP.HCM) nhấn mạnh yếu tố, phần lớn
trong số hơn 430.000 tỉ trái phiếu mà các doanh nghiệp đã phát hành trong chín
tháng đầu năm 2021 không được các ngân hàng bảo lãnh thanh toán mà chỉ bảo lãnh
phát hành (cam kết mua số trái phiếu còn dư nếu không phát hành hết). Nhiều nhà
đầu tư tin phía bán (ngân hàng, công ty chứng khoán) nên mua TPDN chứ không biết
gì về doanh nghiệp phát hành trái phiếu – nơi vay tiền và
đó là nguy cơ trái phiếu trở thành “rác” vì doanh nghiệp phá sản thì nhà đầu
tư lãnh đủ, ngân hàng hay công ty chứng khoán chỉ phát hành trái phiếu để
nhận hoa hồng chứ không chịu trách nhiệm (5).
Thế rồi
ngay vào lúc đó (đầu tháng 12/2021), TP.HCM tổ chức... thành công việc bán đấu
giá bốn lô đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá không thể tin được: Lô
1 gấp 6,6 lần giá khởi điểm (24.500 tỉ), lô 2 gấp bốn lần giá khởi điểm
(5.256 tỉ), lô 3 gấp bảy lần (4.000 tỉ) và lô 4 hơn mười lần giá
khởi điểm (4.320 tỉ) [6]. Tuy ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch kiêm Tổng
Giám đốc Tân Hoàng Minh, chủ Ngôi sao Việt - doanh nghiệp thắng lô 1 với giá
24.500 tỉ tuyên bố, đại ý: Nâng giá đất lên cao như thế là
vì... muốn tất cả tư bản nước ngoài phải mua đất của Việt Nam với giá như
Tokyo hoặc New York, có như vậy nhân dân ta mới giàu nhanh, đất nước mới phát
triển (7) nhưng cả Quốc hội lẫn chính phủ đều... thảng thốt, một số nổi
giận.
Vài tuần
sau vụ bán đấu giá bốn lô đất ở Thủ Thiêm – đầu tháng 1/2022 – khi tham dự Hội
nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm
2021 và triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2022, sau
khi khoe đủ thứ thành tích trong điều hành quốc gia, ông Phạm Minh Chính - Thủ
tướng Việt Nam - chỉ đạo: Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát
lại vấn đề liên quan tới phát hành TPDN, thị trường bất động sản, chứng
khoán... để điều chỉnh, phòng ngừa rủi ro vĩ mô (8).
Tương tự,
Chủ tịch Quốc hội hối thúc... “phải điều tiết để thị trường không nóng quá”
khi thảo luận Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ
chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong kỳ họp bất thường
diễn ra vào đầu tháng 1/2022 ấy, Bộ trưởng Tài chính công khai lên án việc Tân
Hoàng Minh nâng giá đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm là hành vi gây... “nhiễu
loạn thị trường” và loan báo về việc... “tổ chức kiểm tra các doanh
nghiệp trên thị trường chứng khoán” (9).
Tại sao
chuyện bán được bốn lô đất gấp năm, mười lần giá khởi điểm, hứa hẹn thu về cho
công quỹ hơn 38.000 tỉ đồng lại khiến Quốc hội, chính phủ... căng thẳng như vậy?
Cứ đọc lại các số liệu, nhận định về TPDN sẽ có câu trả lời nhưng chuyện chưa
ngừng ở đó...
(Còn tiếp)
---------------
Chú thích
(5) https://tuoitre.vn/ngan-bom-no-cham-trai-phieu-doanh-nghiep-20211206090719906.htm
No comments:
Post a Comment