Vạn
Thịnh Phát – chuông báo tử cho thị trường tài chính, tín dụng? (Phần 1)
17/10/2022
Đúng một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng
định: “Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đang hoạt động bình thường, ổn
định” (1), cũng NHNN công bố quyết định: Đưa SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt” để
hạn chế tác động tiêu cực đến SCB và hệ thống các tổ chức tín
dụng!
https://gdb.voanews.com/013b0000-0aff-0242-ec82-08daaad7552a_w1023_r1_s.png
Tổng hành dinh Vạn
Thịnh Phát tại Sài Gòn.
Đúng một tuần sau khi Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) khẳng định: “Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đang hoạt
động bình thường, ổn định” (1), cũng NHNN công bố quyết định: Đưa
SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt” để hạn chế tác động tiêu cực đến
SCB và hệ thống các tổ chức tín dụng (2)!
Tại sao chỉ trong vòng một tuần, SCB đang... “bình
thường, ổn định” lại rơi vào tình huống bất ổn đến mức NHNN phải áp dụng biện
pháp “kiểm soát đặc biệt”? Vậy tuần trước, NHNN đánh giá - nhận định sai
hay cố tình giảm nhẹ mức độ trầm trọng về “sức khỏe” của SCB để trấn an
công chúng?
Không chỉ có NHNN, Bộ Công an cũng vậy! Ngày
8/10/2022, khi công bố những thông tin ban đầu liên quan đến vụ án “lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra ở An Dong Group và các tổ chức, đơn vị có liên
quan, Bộ Công an đã cố tình che giấu việc tống giam Thành viên
HĐQT kiêm Phó tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định của SCB.
Khi công bố việc bắt bà Nguyễn Phương Hồng
- Thành viên HĐQT kiêm Phó tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định của
SCB – như một bị can trong vụ án vừa đề cập (gọi tắt là vụ án Vạn Thịnh
Phát), Bộ Công an đã chủ động khoác cho bà tấm “áo”... “Trợ lý Vạn
Thịnh Phát”. Nhiều người biết quan hệ giữa Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB
như thế nào. Đổi “áo” cho bà Hồng không chỉ cố tình vi phạm
các qui định về khởi tố bị can của Luật Tố tụng hình sự mà còn cố ý dối gạt
công chúng về tình trạng của SCB.
HĐQT của SCB có bốn thành viên thì một đột tử
ngay vào thời điểm khởi tố vụ án Vạn Thịnh Phát (ông Nguyễn Tiến Thành), một bị
tống giam rồi chết khi vừa bị tạm giam (bà Nguyễn Phương Hồng)... Trong bối cảnh
như thế, làm sao SCB có thể “hoạt động bình thường, ổn định”?
Giữ cho SCB nói riêng và hệ thống ngân hàng
nói chung “hoạt động bình thường, ổn định” là nhu cầu riêng của chính
quyền Việt Nam. Do vậy, sau khi bắt bà Trương Mỹ Lan và ba đồng phạm, Bộ Công
an còn bắt ngay lập tức vài người “bình luận thất thiệt về hoạt động của SCB
gây hoang mang dư luận”, kèm theo răn đe sẽ xử lý... “tất cả tổ chức,
cá nhân nếu đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả,
tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật
tự” (3).
Chẳng lẽ những tin như “SCB đang hoạt động
bình thường, ổn định” hay bà Nguyễn Phương Hồng chỉ làm “Trợ lý Tập đoàn
Vạn Thịnh Phát” là... tin thật? Tại sao chính quyền chủ động loan báo tin
giả, tin sai sự thật, còn công chúng thì bị cấm “đăng tải, chia sẻ, phát tán”,
thậm chí cấm cả... “bình luận đồng thuận” khác với tin do chính quyền
công bố? Chuyện các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền thông chính thức
như VietNamNet (4), Pháp Luật TP.HCM (5), Infonet (6), Vietnam Finance (7),...
hăm hở loan tin bà Nguyễn Phương Hồng chết, SCB đục bỏ danh sách và tiểu sử các
thành viên HĐQT rồi hối hả... đục bỏ, cho thấy, chính quyền tìm mọi cách để
bưng bít thông tin.
Chịu khó đọc, đối chiếu các dữ kiện, thông tin
do chính quyền công bố theo kiểu trước vậy nhưng sau, hóa ra... không phải vậy,
cũng như các thông tin được các cơ quan truyền thông trong hệ thống truyền
thông chính thức loan báo rồi... đục bỏ, ắt sẽ nhận ra, chính quyền Việt Nam rất
bối rối trong việc giữ cho thị trường tài chính, tín dụng ổn định.
***
Ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam vừa gặp
Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại trên toàn quốc hôm
16/10/2022 - sau khi Bộ Công an tống giam hàng loạt chủ doanh nghiệp mà hoạt động
có dính líu đến thị trường tài chính, tín dụng (Trịnh Văn Quyết – FLC, Đỗ
Anh Dũng – Tân Hoàng Minh, Đỗ Thành Nhân – Louis Holding và Louis Capital, Đỗ Đức
Nam – Chứng khoán Trí Việt, Phạm Thị Hinh – Chứng khoán VSM, Trương Mỹ Lan – Vạn
Thịnh Phát,...).
Tại cuộc gặp mặt ấy, ông Chính trấn an các
doanh nhân đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tín dụng: Không
hoang mang, lo sợ, cũng không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác mà luôn giữ vững
bình tĩnh, bản lĩnh, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, vượt qua mọi khó
khăn, thách thức, tìm ra giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước và
tình hình thế giới, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong xã hội, trong nhân dân,
dưới sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước để tổ chức thực hiện nhiệm vụ
có hiệu quả.
Ông Chính cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan...
“theo dõi bám sát tình hình, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả với
NHNN để giải quyết các vấn đề liên quan, nhất là những đề xuất, kiến nghị của
các ngân hàng thương mại” (8). Liệu NHNN cũng như các bộ, ngành liên
quan và hệ thống ngân hàng thương mại có thể giải quyết khối nợ liên quan đến
trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành
lên tới vài trăm ngàn tỉ sắp đáo hạn mà 80% được xem là “rác” và 74% lượng
trái phiếu này đang do các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán nắm giữ?
(Còn tiếp)
---------------------
Chú thích
(2) https://tuoitre.vn/kiem-soat-dac-biet-ngan-hang-scb-20221015175432938.htm
(4) https://vietnamnet.vn/mot-bi-can-trong-vu-an-van-thinh-phat-vua-qua-doi-2068743.html
(5) https://plo.vn/1-bi-can-trong-vu-an-van-thinh-phat-qua-doi-post702578.html
No comments:
Post a Comment