Saturday, 8 October 2022

TỔNG THỐNG BIDEN NÓI RỦI RO HẠT NHÂN LÊN CAO NHẤT KỂ TỪ KHỦNG HOẢNG 1962 (Nathan Williams / BBC News)

 



NỘI DUNG :

 

Tổng thống Biden nói rủi ro hạt nhân lên cao nhất kể từ khủng hoảng 1962

Nathan Williams,   BBC News

.

Chiến tranh Ukraina : Biden cảnh báo nguy cơ « tận thế » hạt nhân

Thanh Hà  - RFI

.

Ba Lan đề nghị Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình

Phan Minh  -  RFI

 

==================================================

.

.

Tổng thống Biden nói rủi ro hạt nhân lên cao nhất kể từ khủng hoảng 1962

Nathan Williams

BBC News

7 tháng 10 2022, 18:36 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw4n9wqv7v5o

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/90a3/live/c46927f0-462a-11ed-9ae9-959994b8a64c.jpg.webp

Tổng thống Biden nói rằng nhà lãnh đạo Nga không "nói đùa" khi ông ta nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, sinh học và hóa học

 

Nguy cơ "cuộc quyết chiến" hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lo ngại.

 

Ông Biden cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không nói đùa" khi Putin nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sau những thất bại ở Ukraine.

 

Trước đây, Mỹ và EU cho rằng việc đe dọa sử dụng hạt nhân của ông Putin cần được xem xét một cách nghiêm túc.

 

Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuần trước cho biết, bất chấp những gợi ý về hạt nhân của Moscow, Mỹ chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga sắp chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.

 

Chiến tranh Ukraine: “Mẹ ơi, con sợ” – thành phố Zaporizhzhia bị tên lửa tàn phá

Cuộc chiến Ukraine: Giấc mơ chiến thắng của Putin tan thành mây khói

Vương quốc Anh gia nhập tổ chức tìm kiếm 'trật tự mới không có Nga'

 

Ukraine đang giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm ở 4 khu vực mà Nga tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp gần đây.

 

Tổng thống Biden cho rằng lý do nhà lãnh đạo Nga "không nói đùa" khi ông ta nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, sinh học hoặc hóa học - "bởi vì quân đội của ông ta, như bạn có thể nói, đang thể hiện sự kém cỏi nhất định".

 

"Lần đầu tiên kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, chúng ta có mối đe dọa trực tiếp từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu trên thực tế mọi thứ vẫn tiếp diễn theo những gì đang xảy ra", ông Biden nói với các thành viên Đảng Dân chủ.

 

 

Khủng hoảng Tên lửa Cuba là gì?

 

·         Sự kiện kéo dài 13 ngày vào tháng 10/1962 đã khiến hai siêu cường chính - Liên Xô và Mỹ - vào một cuộc xung đột và điều đó trở thành đồng nghĩa với mối đe dọa hủy diệt hạt nhân.

·         Nó bắt đầu khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phá vỡ cam kết và lắp đặt vũ khí hạt nhân ở Cuba - đặt Washington DC và thành phố New York trong tầm bắn - thử thách tân Tổng thống Mỹ John F Kennedy.

·         Ông Kennedy đã cân nhắc một cuộc tấn công quy mô toàn diện vào Cuba, nhưng quyết định phong tỏa hải quân, và đằng sau đó là buộc Liên Xô phải tháo dỡ tên lửa và đưa chúng trở lại Nga.

 

Trong bài phát biểu thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Putin nói rằng Mỹ đã tạo ra "tiền lệ" bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ hai - một nhận xét được các chính phủ phương Tây chú ý.

 

Ông Putin cũng đe dọa sử dụng mọi phương tiện theo ý mình để bảo vệ lãnh thổ Nga.

Hàng trăm nghìn đàn ông đã chạy trốn khỏi Nga thay vì chờ đợi bị gọi đi nhập ngũ chiến đấu ở Ukraine.

 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đây đã bác bỏ các mối đe dọa hạt nhân của Moscow như một "câu chuyện thường xuyên của các quan chức và nhà tuyên truyền Nga".

Paul Stronski, thuộc Tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, nói với BBC rằng "luận điệu gây bất ổn" của Nga là nhằm răn đe phương Tây.

 

Cũng có một số phản ứng chống lại các các đe dọa hạt nhân của Moscow ở ngay trong nước Nga.

 

Một bài xã luận trên tờ báo Nezavisimaya Gazeta chính thống của nước này đã chỉ trích nặng nề "các quan chức cấp cao của Nga" vì "nói về nút hạt nhân".

 

"Cho phép, trong suy nghĩ và lời nói, khả năng xảy ra xung đột hạt nhân là một bước chắc chắn để cho phép nó trên thực tế."

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Năm (6/9) nói với các phóng viên rằng Moscow không thay đổi quan điểm rằng chiến tranh hạt nhân "không bao giờ được tiến hành".

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/640/cpsprodpb/a229/live/bc4e8e00-4631-11ed-9ae9-959994b8a64c.jpg.webp

Bản đồ chiến sự Ukraine

.

-------------------------------------------------------------------------

.

.

Chiến tranh Ukraina : Biden cảnh báo nguy cơ « tận thế » hạt nhân

Thanh Hà  - RFI

Đăng ngày: 07/10/2022 - 11:50

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221007-ukraina-biden-canh-bao-nguy-co-hat-nhan-cuba

 

Vào lúc quân đội Nga bị đẩy lui trên chiến trường Ukraina, Matxcơva đe dọa sử dụng « mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ », hàm ý kể cả vũ khí nguyên tử, tổng thống Mỹ Joe Biden báo động : « Chúng ta chưa bao giờ đối mặt với kịch bản tận thế kể từ thời Kennedy ».

 

https://s.rfi.fr/media/display/22740f70-4619-11ed-8aac-005056a97e36/w:1024/p:16x9/2022-10-06T203058Z_1196244912_RC2UVW91N3RA_RTRMADP_3_USA-BIDEN-MARIJUANA.webp

Ảnh minh họa: Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một nhà xưởng của IBM tại Poughkeepsie, New York ngày 06/10/2022. REUTERS - TOM BRENNER

 

Tham dự một cuộc họp tại New York nhằm gây quỹ cho đảng Dân Chủ hôm 06/10/2022, tổng thống Hoa Kỳ so sánh việc Matxcơva đe dọa sử dụng « mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ » với khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Khi đó Liên Xô đã điều tên lửa đến Cuba, sát cạnh lãnh thổ Hoa Kỳ. Đó cũng là một giai đoạn, dưới thời tổng thống John F. Kennedy và lãnh đạo Ban Chấp Hàng Trung Ương đảng Cộng Sản Liên Xô, Nikita Khrushev, bang giao giữa Washington và Matxcơva cực kỳ căng thẳng.

 

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại, tới nay Nhà Trắng vẫn khẳng định không có thông tin cho thấy Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử để giải quyết dứt điểm xung đột Ukraina. Tuy nhiên Hoa Kỳ theo dõi sát tình hình. Cũng nhân cuộc họp hôm qua tại New York, tổng thống Biden lưu ý, Vladimir Putin « không đùa khi ông nêu lên khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử chiến thuận hay vũ khí hóa học, vũ khí sinh học », bởi vì theo chủ nhân Nhà Trắng, quân đội Nga quá tồi. Joe Biden nói là ông không biết Vladimir Putin sẽ phải làm gì để thoát khỏi bế tắc hiện nay mà « không mất thể diện, và không mất một phần lớn quyền lực » tại Nga.

 

Tại Ukraina, quân đội của chính quyền Kiev tiếp tục chiến dịch phản công trên nhiều mặt trận từ đầu tháng Chín tới nay, giành lại từ tay quân đội Nga được gần hết khu vực trong vùng Kharkiv ở phía đông bắc. Lực lượng Ukraina cũng đã chiếm lại được nhiều địa điểm then chốt tại miền đông. Hôm qua tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận « chỉ riêng từ ngày 01/10 quân Ukraina đã giành lại được hơn 500 km vuông chung quanh khu vực Kherson, giải phóng hàng chục các thành phố và thị trấn ».

 

Với đà tiến này, phát biểu qua cầu truyền hình với các lãnh đạo 44 nước châu Âu họp tại Praha trong khuôn khổ thượng đỉnh Cộng Đồng Chính Trị Châu Âu, ông Zelensky kêu gọi quốc tế tăng viện trợ quân sự cho Kiev để « thiết giáp của Nga không tiến vào Vacxava hay Praha ».

 

Nga triệu đại sứ Pháp để phản đối Paris viện trợ quân sự cho Ukraina

 

Cũng trong ngày 06/10, đại sứ Pháp tại Matxcơva, Pierre Lévy bị bộ Ngoại Giao Nga triệu mời lên nhằm phản đối Paris cung cấp vũ khí cho Ukraina. Lệnh triệu đại sứ Pháp diễn ra đúng vào lúc, tổng thống Emmanuel Macron đang tham dự thượng đỉnh ở Praha và xác nhận « nghiên cứu khả năng giao thêm 12 khẩu đại bác Caesar cho Kiev ». Từ tháng Hai đến nay, Pháp đã cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự cho Ukraina trong đó có 18 khẩu Caesar.

 

------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

CHIẾN TRANH UKRAINA - NGA

Nga thất bại ở Lyman, lãnh đạo Tchetchenia kêu gọi Kremlin sử dụng « vũ khí hạt nhân hạng nhẹ »

PHÂN TÍCH

Ít khả năng Nga dùng vũ khí nguyên tử bảo vệ các vùng lãnh thổ mới chiếm đoạt của Ukraina

THẢM HỌA HẠT NHÂN - CHIẾN TRANH UKRAINA

Chiến tranh Ukraina: Các kịch bản Nga sử dụng vũ khí hạt nhân

 

===================================================

.

.

Ba Lan đề nghị Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình

Phan Minh  -  RFI

Đăng ngày: 07/10/2022 - 12:07

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20221007-ba-lan-my-vu-khi-hat-nhan-nga

 

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 05/10/2022 cho biết, đã đề xuất với Mỹ bố trí các tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Mặc dù yêu cầu này khó được chấp thuận, nhưng điều này cho thấy đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền, dường như vì mục tiêu đối nội và tranh cử, đang muốn tỏ lập trường rất cứng rắn đối với Nga.

 

https://s.rfi.fr/media/display/ccc815aa-4620-11ed-b482-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/AP22263806784020.webp

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, New York, Hoa Kỳ, ngày 20/09/2022. AP - Jason DeCrow

 

Từ Vacxava, thông tín viên Martin Chabal cho biết thêm chi tiết :

 

« Điều quan trọng đối với đảng Pháp luật và Công lý cầm quyền là tỏ rõ lập trường cứng rắn đối với Nga và Belarus. Cuộc bầu cử lập pháp Ba Lan sẽ được tổ chức vào năm 2023. Và lẽ đương nhiên, cuộc chiến ở Ukraina vẫn sẽ hằn sâu trong tâm trí người dân Ba Lan. Vì vậy, đảng đang gia tăng những quyết định mang tính biểu tượng.

 

Yêu cầu mới nhất của tổng thống Andrzej Duda về việc đặt vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Ba Lan chắc chắn sẽ không được chấp thuận. Điều đó không mang tính chiến lược quân sự và Hoa Kỳ cũng chưa nhận được yêu cầu chính thức từ phía Ba Lan. Nhưng bằng cách áp dụng lập trường cứng rắn này, Ba Lan tỏ ra là một trong những quốc gia thành viên Liên Âu cứng rắn nhất đối với Nga.

 

Đáng chú ý, Ba Lan là nước duy nhất tại châu Âu từ chối cho nhập cảnh mọi công dân Nga trên lãnh thổ của mình, ngay cả khi họ có thị thực Schengen.

 

Và vào đầu tháng này, đại diện đảng Pháp luật và Công lý đã rầm rộ tổ chức lễ khánh thành một kênh đào tới biển Baltic và một đường ống dẫn khí. Hai cơ sở hạ tầng này được xây dựng để tránh nhập khẩu khí đốt Nga.

 

Với sự cứng rắn này, đảng Pháp luật và Công lý đang cố gắng thể hiện là tổ chức bảo vệ lợi ích của người dân Ba Lan và châu Âu. Đảng này hy vọng các cử tri sẽ nhớ điều đó khi họ bỏ phiếu vào năm tới. »

 

--------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

BA LAN - NGA

Dân tị nạn lo ngại việc Ba Lan đóng cửa biên giới với người Nga

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats