Thursday 27 October 2022

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM TRUNG QUỐC : THỨC THỜI hay NÓNG VỘI? (Trần Hiếu Chân / BBC News Tiếng Việt)

 



NỘI DUNG :

 

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?

Trần Hiếu Chân

Gởi BBC News Tiếng Việt từ TP HCM

.

TBT Nguyễn Phú Trọng ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?

Bùi Thư

BBC News Tiếng Việt

.

Việt Nam Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?

BBC News Tiếng Việt     

.

================================================

.

.

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc: Thức thời hay nóng vội?

Trần Hiếu Chân

Gởi BBC News Tiếng Việt từ TP HCM

27 tháng 10 năm 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cy7v57ewepdo

 

Nếu chuyến thăm là một sách lược lễ tân trong tình hình mới thì đó là một động thái ngoại giao thức thời. Báo Nhật Bản cho rằng, chuyến thăm của ông Trọng phản ánh “tình đoàn kết và nét tương đồng” giữa hai đảng. Nét tương đồng thì có thể, nhưng tình đoàn kết Trung – Việt thì năm nay có vấn đề. 

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9d18/live/b8f81380-55e9-11ed-9453-0da5822bedee.jpg.webp

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017

 

Theo Reuteurs ngày 25/10, trong điện mừng nhân dịp ông Tập được bầu lại làm TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc sau Đại hội XX, TBT Nguyễn Phú Trọng bày tỏ mong muốn sớm được gặp ông Tập để "cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước". Mặc dù hai nước có lịch sử không tin tưởng và tranh chấp lãnh thổ lâu đời, bao gồm cả các đảo và vùng biển ở Biển Đông, nhưng hai đảng Cộng sản vẫn chính thức thân thiết. 

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nguồn nhập khẩu chính cho nền kinh tế Việt Nam, bao gồm cả nguyên liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất quan trọng của nước này. Thương mại song phương tăng 10,2% trong chín tháng đầu năm nay so với một năm trước đó, lên tới 132,38 tỷ đô la, gần 70% trong số này nhập khẩu vào Việt Nam.  

 

BBC, VOA, USnews, The Diplomat (Nhật), Straits Times (Singapore), SCMP (Hong Kong), Asia Nikkei (từ Hà Nội)… và nhiều hãng tin và báo chí các nước đều đưa tin về “show diễn” được cho là sẽ rất nóng sốt này. Việc đưa tin về chuyến thăm thành hiện tượng truyền thông.  

 

Chuyến thăm của ông Trọng diễn ra sau khi ĐCSTQ chỉ vừa kết thúc Đại hội XX hôm 23/10 để đưa ông Tập Cận Bình lên làm Tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba, củng cố quyền lực của ông Tập hơn nữa với tư cách là “lãnh đạo hạt nhân” của Đảng. Như vậy, ông Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông Tập đón tiếp kể từ khi đắc cử. 

 

Trung Quốc cũng là nước đầu tiên ông Trọng đến thăm và ông Tập cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ông Trọng đến gặp, kể từ sau Đại hội ĐCSVN lần thứ XIII hồi đầu năm ngoái, và khi đó ông Trọng được bầu lên làm nhiệm kỳ thứ ba. Ông Trọng đã không công du nước ngoài kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/218e/live/c53f94a0-55ea-11ed-9a53-1b7e53d780fe.jpg.webp

Người dân TQ xem bài phát biểu của ông Tập Cận Bình hôm bế mạc Đại hội Đảng CSTQ lần thứ XX

 

'Ý thức hệ' của Đại hội XX ĐCSTQ

 

“Ý thức hệ” của Đại hội XX vừa qua là gì? Sẽ có nhiều phân tích, bình luận, thậm chí “case-studies” để trả lời câu hỏi này. Nhưng một trong những tư tưởng hàng đầu được nhấn mạnh tại Báo cáo chính trị, đó là “Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc trong thời đại mới”.  

 

Ông Tập nhấn mạnh 39 lần khái niệm “Thời đại mới” trong báo cáo. Nhắc lại như thế, dường như ông muốn đoạn tuyệt với thời đại “Đặng – Giang – Hồ” trước đó, để chuyển sang thời đại “Hoàng đế Tập Cận Bình”, với “Trung hoa mộng”. 

 

Trong khi ấy, từ các thập kỷ kháng chiến kiến quốc trước đây ở Việt Nam, “ý thức hệ” Cộng sản hay Chiến tranh lạnh… tất cả chỉ là những sản phẩm ngoại lai, được tuồn vào Việt Nam qua đường “tiểu ngạch”.

 

Nhưng rồi không gian chính trị ẩm thấp, tranh tối tranh sáng, có phần còn hoang dã, nó bắt rễ và sinh trưởng nhanh chóng. Nó biến thành một thứ ma túy được bọc bằng cái vỏ triết học và tư tưởng tiến bộ. Sự thắng cuộc của nó, chính là nguyên nhân của mọi thảm kịch của đất nước cho đến hôm nay.

 

Mặc dầu rất cần viện trợ của Trung Quốc để kháng chiến và xây dựng – nhờ một phần bản lĩnh của đội ngũ lãnh đạo Việt Nam thời bấy giờ – Việt Nam vẫn thoát được khá ngoạn mục những cú “va đập từ ý thức hệ” của “Cách mạng Văn hóa” và cuộc tiến công vào “Chủ nghĩa xét lại hiện đại”. 

 

Cầu Trời khấn Phật lần này, TBT Nguyễn Phú Trọng đừng “nhập” về Việt Nam cái biến tướng của “ý thức hệ” từ Đại hội 20 ĐCSTQ – Tư tưởng Tập Cận Bình, Thời đại Tập Cận Bình! 

Nhưng lần đầu tiên sau nhiều thập niên, một trùm tình báo được bầu vào Bộ Chính trị, thậm chí là một trong 7 thành viên của Ban Thường vụ ĐCSTQ, hai vị tướng từng tham gia Chiến tranh Biên giới 1979 cũng có chân trong BCT, là các diễn tiến đáng chú ý tại Đại hội vừa kết thúc. 

 

Nhà nghiên cứu Richard C. Bush viết cho Viện Nghiên cứu Brookings ngày 25/10: “Việc được bổ nhiệm vào Bộ Chính trị và Ban Thường vụ BCT (nói trên) càng khẳng định rõ ràng hơn bao giờ hết rằng, ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình là tối đa hóa quyền kiểm soát đối với hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

 

Lá bùa 'Cộng đồng chung vận mệnh'

 

Chuyên công du của ông Trọng chắc chắn là sự sắp đặt từ cả hai phía, trước cả Đại hội XX. Họp xong thì ráp lại. Việt Nam là bên gửi lời chúc mừng sớm nhất, rồi chủ động công bố tin về chuyến thăm. Đây là động thái ngoại giao đúng lúc, vì cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đang cần một sự khuyếch trương trước bàn dân thiên hạ như thế. 

 

Trung Quốc sau Đại hội XX không được thế giới văn minh đánh giá cao, thậm chí nhiều phần còn nhìn nhận nặng nề và tiêu cực. Tuy Báo cáo chính trị dường như đã được “mềm hóa” hơn Báo cáo Đại hội XIX. Tuy nhiên, ông Tập vẫn nêu quyết tâm “giải phóng” Đài Loan, đặc biệt vẫn để lộ tham vọng sẽ thiết kế một trật tự thế giới mới, thay trật tự hiện hành. 

 

Qua cuộc chiến ở Ukraine, vị thế ngoại giao của Việt Nam đang bị sa sút. Trong ASEAN, những thành viên như Indonesia, Thái Lan, và ngay cả Campuchia thậm chí Myanmar cũng đang dẫn điểm trước Việt Nam sau các cuộc bỏ phiếu tại LHQ. Hà Nội “tung cú sút” – làm thượng khách của Tập “hoàng đế” – lập tức được quốc tế quan tâm xem chuyện gì đang xẩy ra. Rõ ràng cả Trung Quốc lẫn Việt nam đang cần một “show diễn” chung để nâng cao hình ảnh.

 

Có thể có một vài thành viên ASEAN khác cũng sẵn sàng “xung phong” đến chúc mừng ông Tập, nhưng việc Trung Quốc bố trí đón Việt Nam đầu tiên là một “ưu tiên” có tính toán. Trong cán cân khu vực, Trung Quốc không muốn Việt Nam “xích gần” Mỹ hơn trong những thời gian tới đây, vẫn muốn giữ Hà Nội trong vòng kiềm tỏa. 

 

Chưa thể đoán trước kết quả chuyến thăm sẽ thế nào. Nếu góp phần giảm bớt số xe cam nhông chở hoa quả thường vẫn bị ứ đọng trên biên giới Việt – Trung, mỗi khi bên kia biên giới “trở trời khó ở”. Hoặc rồi đây, bà con ngư dân Việt Nam được quyền đánh bắt cá trên các vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình, thì chuyến thăm của ông Trọng thật thức thời. 

 

Ngược lại, nếu chuyến thăm lại “cột” Việt Nam vào cái “trật tự” ông Tập khẳng định tại Đại hội XX, ông Putin quảng bá tại Hội nghị thượng đỉnh CICA ở Astana của Kazakhstan, thì chuyến đi của ông Trọng quả là nóng vội, chưa nắm hết “thâm ý” của bạn vàng . Các nhà đầu tư nước ngoài đang rục rịch rút khỏi Trung Quốc để vào Việt Nam sẽ phải dừng lại để suy nghĩ. Nếu rồi đây, Việt Nam tình nguyện đứng trong “Cộng đồng chung vận mệnh” cùng với Trung Quốc và Nga…

 

---------------------------

* Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Trần Hiếu Trân từ TP HC

 

                                                    ***

 

TBT Nguyễn Phú Trọng ưu tiên vấn đề gì khi gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh?

Bùi Thư

BBC News Tiếng Việt

27 tháng 10 2022, 11:59 +07

Cập nhật 27 tháng 10 2022, 12:59 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n464q9egzo

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh ngay sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc và khi ông Tập đắc cử nhiệm kỳ thứ ba lịch sử đã đặt ra nhiều câu hỏi về chương trình nghị sự.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0792/live/6f546d50-55bc-11ed-825c-596af719aa2c.jpg.webp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng sau ​​Lễ ký kết hàng chục thỏa thuận song phương sau cuộc hội đàm chính thức ở Hà Nội ngày 5/11/2015

 

Đây được cho là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Trọng, 78 tuổi, kể từ năm 2019, khi ông bị đột quỵ.

 

Việt Nam: Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?

Ông Tập Cận Bình nói gì với ông Nguyễn Phú Trọng?

 

Với lịch trình thăm Bắc Kinh từ ngày 30/10-2/11 đã ấn định, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được ông Tập đón tiếp sau khi củng cố ngôi vị quyền lực sau Đại hội 20.

 

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, nhà báo David Hutt của The Diplomat cho rằng kinh tế là vấn đề chủ chốt trong chuyến công du của ông Trọng đến Bắc Kinh.

 

Còn Giáo sư Carl Thayer dự trù với BBC rằng, nội dung chủ chốt trong chương trình nghị sự là đường hướng tương lai của hai đảng và các cam đoan rằng đôi bên đều đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

 

"Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề lo ngại về sự nhúng tay của Mỹ vào chuyện đối nội của Việt Nam nhằm làm thay đổi chế độ. Ông Tập cũng sẽ đảm bảo với ông Trọng rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách phá hoại hệ thống chính trị của Việt Nam."

 

Theo hai nhà quan sát trên, vấn đề Biển Đông cũng sẽ được nói đến ở mức độ thứ yếu hơn.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trả lời trên trang Nikkei thì nhấn mạnh rằng, "yêu sách của Trung Quốc đối với [hầu hết] Biển Đông là rủi ro an ninh tồi tệ nhất đối với Việt Nam."

 

Ông Trọng là 'lựa chọn an toàn'

 

Theo cây bút bình luận chính trị David Hutt, đối với Trung Quốc, có vẻ mời ông Trọng với tư cách là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh sau Đại hội là một lựa chọn an toàn.

 

"Người đến thăm đầu tiên có thể là Thủ tướng Đức Olaf Scholz, nhưng tôi rõ là Đức lẫn Trung Quốc không muốn làm vậy. Hoặc cũng có thể là Vladimir Putin nhưng hãy hình dung phản ứng của quốc tế sẽ ra sao. Vì vậy, ông Trọng là nhân vật không gây tranh cãi để Tập Cận Bình mời trước tiên.

 

"Còn với ông Trọng, ông ta không thể thực sự từ chối lời đề nghị đến thăm Bắc Kinh này và vì ông không còn là chủ tịch nước nên ông Trọng có thể khẳng định tằng đây không phải là cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia mà chỉ là cuộc gặp giữa các tổng bí thư của hai đảng cộng sản mà thôi," nhà báo David Hutt bình luận.

 

Việt Nam chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình

Biểu tình phản đối ông Tập Cận Bình tại Hà Nội

 

Cũng theo David Hutt, Việt Nam sẽ cố gắng giảm tầm quan trọng của chuyến thăm cũng như nhấn mạnh điểm này với phía Mỹ nhằm xoa dịu những lo ngại của Washington rằng: chuyến thăm của ông Trọng thể hiện một hướng đi ngoại giao mới của Việt Nam.

 

Giáo sư Carl Thayer đưa ra phân tích, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Trung Quốc theo lời mời của người đồng cấp Tập Cận Bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì Việt Nam đang cố gắng duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa các cường quốc.

 

"Nguồn tin của tôi nói rằng Việt Nam cũng đang cố gắng mời Tổng thống Joseph Biden sang thăm trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 10-13/11.

 

"Việt Nam là một "swing states" (quốc gia dao động) có tầm quan trọng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương. Bài toán càng cam go hơn khi Nga xâm lược Ukraine. Khuôn khổ chiến lược về trật tự thế giới của Chính quyền Biden đang bị thách thức giữa chế độ chuyên quyền cạnh tranh với dân chủ, cùng với việc Trung Quốc khẳng định vai trò bá chủ của mình ở châu Á - Thái Bình Dương," theo ông Carl Thayer.

 

Giáo sư Carl Thayer cũng chỉ ra rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm tạo ra sự cân bằng đa cực trên toàn cầu đang bị xói mòn bởi những áp lực của Mỹ và Châu Âu lên Nga, cũng như tình trạng gia tăng căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Đài Loan.  

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/323b/live/4a941490-55ba-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017

 

Các vấn đề nào là chủ chốt?

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của nước này, bao gồm cả nguyên liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất quan trọng.

 

Theo số liệu chính thức của Việt Nam, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng 10,2% trong chín tháng đầu năm nay so với năm trước đó lên 132,38 tỷ USD, gần 70% trong số đó nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Reuters bình luận: "Dù hai nước  có lịch sử nghi kị và tranh chấp lãnh thổ lâu đời, bao gồm cả các đảo và vùng biển trên Biển Đông, Đảng Cộng sản hai bên vẫn giữ thân tình."

 

Tháng 11/2017, ông Tập Cận Bình phát biểu ở Hà Nội rằng quan hệ hai nước rất tốt đẹp "chung lưng đấu cật".

 

Còn truyền thông nhà nước Trung Quốc nói các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí được về việc kiểm soát các vấn đề Biển Đông.

 

Giáo sư Carl Thayer cho rằng, chuyến thăm Bắc Kinh vào ngày 30/10 tới đây của ông Trọng, hai nhà lãnh đạo đảng Cộng sản sẽ chú trọng vào đường hướng tương lai của hai đảng và các cam đoan lẫn nhau rằng đôi bên đều đoàn kết xã hội chủ nghĩa.

 

"Tập Cận Bình sẽ nêu vấn đề lo ngại về sự nhúng tay của Mỹ vào các vấn đề đối nội của Việt Nam nhằm làm thay đổi chế độ. Ông Tập cũng sẽ đảm bảo với ông Trọng rằng Trung Quốc sẽ không tìm cách phá hoại hệ thống chính trị của Việt Nam. Vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề thứ yếu vì cả hai bên đã nhất trí không để tranh chấp này làm gián đoạn quan hệ song phương," theo Giáo sư Carl Thayer.

 

Ông Carl Thayer nói thêm, Trung Quốc và Việt Nam đã đồng ý các nguyên tắc cơ bản về giải quyết các tranh chấp trên biển. Hiện họ có ba nhóm làm việc để thảo luận các vấn đề liên quan đến hàng hải. Hai bên sẽ nhắc lại cam kết giải quyết tranh chấp một cách hoà bình này và giữ nguyên hiện trạng vốn có. Kể từ năm 2017-18, Việt Nam ngừng các hoạt động thăm dò dầu khí của các công ty nước ngoài và tình hình ở Biển Đông vẫn ổn định.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/fce1/live/da333360-55ba-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng cũng có mặt trong đoàn người biểu tình phản đối Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11 năm 2017

 

Nhà báo David Hutt dự đoán rằng, phần lớn chương trình nghị sự sẽ là về quan hệ giữa các bên với kinh tế sẽ là chủ chốt vì Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà cung cấp hàng nhập khẩu chính của Việt Nam, đồng thời là nhà đầu tư chính.

 

"Về các tranh chấp ở Biển Đông, Hà Nội cần tiếp tục cố gắng tìm kiếm một giải pháp hòa bình hoặc ngoại giao theo cách đó giờ. Việt Nam không thể tuyệt giao với Trung Quốc, cũng như không thể từ chối thẳng thừng lời mời tới Bắc Kinh,"

 

Ông Hutt phân tích thêm chiến thuật của Trung Quốc:

 

"Chính sách của Bắc Kinh là tăng cường sức ảnh hưởng ở vùng biển. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền nhiều lãnh thổ hơn và củng cố vị trí của mình trên các vùng lãnh thổ đó bằng việc xây dựng các cơ sở quân sự rồi xem xét phần nào có thể chiếm được.

"Việc chiếm giữ từ từ, chậm mà chắc này có vẻ hiệu quả nên Trung Quốc sẽ không thay đổi chính sách. Như vậy, trọng tâm quân sự của Bắc Kinh hiện giờ là Đài Loan,"

 

Từ lẽ đó, theo ông Hutt, Trung Quốc sẽ không gây hấn với Việt Nam hay Philippines, một đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ vì nó chỉ khiến Bắc Kinh bị phân tán sự tập trung cho kế sách với Đài Loan.

 

Nhiều người cũng cho rằng, chính sách của Việt Nam với Trung Quốc là "hợp tác và đấu tranh", tức hợp tác về mặt kinh tế nhưng vẫn quyết liệt khi đụng đến chủ quyền lãnh thổ.

 

"Yêu sách của Trung Quốc đối với [hầu hết] Biển Đông là rủi ro an ninh tồi tệ nhất đối với Việt Nam. Trong cuộc gặp với ông Tập, ông Trọng có thể sẽ đề cập đến việc "cả hai bên phải tôn trọng luật pháp quốc tế và cùng nhau giúp giải quyết hòa bình tất cả các vấn đề Biển Đông hiện nay", trang Nikkei dẫn lời Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore.

 

Cặp đôi lãnh đạo Đảng 'ngoại lệ'

 

Khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền vào nhiệm kỳ thứ ba, phá vỡ thông lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều người đã chỉ ra sự tương đồng của ông và vị Tổng bí thư 78 tuổi của Việt Nam.

 

"Giống như Tập, ông Trọng cũng đã tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo đảng vượt khỏi thông lệ là một hoặc hai nhiệm kỳ, củng cố sức ảnh hưởng của mình trong một đảng được điều hành từ sự thống nhất giữa Bộ chính trị và Ban chấp hành trung ương đầy quyền lực," theo Reuters.

Bình luận về sự tương đồng này, Giáo sư Carl Thayer cho rằng có sự khác biệt:

 

"Tập Cận Bình đã thay đổi các quy tắc của Trung Quốc còn Nguyễn Phú Trọng thì được cho phép thành "trường hợp ngoại lệ" , trong khi quy tắc hai nhiệm kỳ vẫn được áp dụng theo Điều lệ Đảng năm 2011 (Điều 17),"

 

"Việt Nam và Trung Quốc là hệ thống độc đảng do các Đảng Cộng sản của từng nước lãnh đạo. Cả hai người đứng đầu đảng đều cam kết xây dựng đảng và chống tham nhũng đi đôi với hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đây là sợi dây đặc biệt gắn kết cả hai với nhau và làm họ hoài nghi về diễn biến hòa bình hoặc việc thay đổi chế độ do Mỹ thúc đẩy," ông Carl Thayer nói thêm

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/640/cpsprodpb/8c67/live/201e10c0-55bb-11ed-ac87-630245663c6a.jpg.webp

 

Nhà báo David Hutt cũng chỉ ra sự khác biệt giữa hai nhà lãnh đạo Đảng.

 

"Tập Cận Bình rõ ràng có ý đồ độc tài và Đảng Cộng sản Trung Quốc có lịch sử lâu đời hơn về việc quyền lực tập trung vào một cá nhân trong khi Đảng Cộng sản Việt Nam có lịch sử tập thể lãnh đạo. Sự trị vì của Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn không thể so sánh với Mao Trạch Đông. Ông Trọng vẫn giữ chức Tổng bí thư vào năm ngoái vì rõ ràng không thể tìm được ai kế vị để tiếp tục các chính sách của ông ta cũng như cân bằng sự ủng hộ của nhiều phe phái trong Đảng."

 

Đốt lò kỳ 1: TBT Nguyễn Phú Trọng và sứ mệnh cứu Đảng Cộng sản VN

Đốt lò kỳ 2: Tổng bí thư chống tham nhũng còn để 'khôi phục đạo lý XHCN'

Đảng CSVN đốt lò kỳ 3: Bệnh trầm kha cần nhờ tới 'Hoa Đà bổ não'?

 

Khi đề cập đến chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" của ông Tập và chiến dịch "đốt lò" của ông Trọng, cây bút David Hutt cũng chỉ ra nhiều điểm khác biệt.

 

"Ông Tập đang giải quyết vấn đề tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị và làm suy yếu khu vực tư nhân hùng mạnh của Trung Quốc. Ông ta giành được sự ủng hộ từ những tầng lớp nghèo hơn ở Trung Quốc vốn quá mệt mỏi với nạn tham nhũng,"

 

"Với ông Trọng thì hơi khác, đúng là ông ta cũng loại bỏ các đối thủ của mình (chẳng hạn như vây cánh của Thủ tướng Dũng trước đây) và giờ dường như đang nhắm tới khu vực tư nhân. Nhưng về bản chất, tôi cho là chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam là nhắm vào đạo đức, nhằm khôi phục tính chính danh về mặt luân thường đạo lý cho ĐCSVN," theo David Hutt.

 

Tuy nhiên, về mặt diễn ngôn, chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi, săn cáo" của ông Tập cũng nhắm vào việc xây dựng hình ảnh bản thân là người khôi phục thẩm quyền đạo đức cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Trong bài phát biểu tại Hội nghị toàn thể của Ban chấp hành Trung ương khóa 18, năm 2014, vấn đề chống tham nhũng được đề cập như sau:

 

"Chống tham nhũng và ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong đảng cầm quyền phục vụ lâu dài đất nước là một nhiệm vụ chính trị không thể thiếu, phải được thực hiện một cách hiệu quả."

 

Ông Hutt cũng phân tích thêm, ở Việt Nam, chủ nghĩa xã hội không còn tính thuyết phục đối với người dân và Đảng Cộng sản không còn định hình chủ nghĩa dân tộc, nên Đảng phải tạo ra một hình thức chính danh khác không chỉ nằm ở việc duy trì tăng trưởng kinh tế.

 

"Nếu Đảng có thể tuyên bố cái mà tôi gọi là "đội tiên phong về đạo đức" của đất nước thì đó có thể là một cách thức để bao biện cho sự cai trị của mình," nhà bình luận chính trị David Hutt đúc kết.

 

-----------------------------------------

.

.

Việt Nam: Chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc mang ý nghĩa gì?

BBC News Tiếng Việt

25 tháng 10 năm 2022

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpr71xej2j9o

 

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 30/10 đến 02/11 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

 

Dự kiến, ông Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 kết thúc hôm 22/10.

 

Đây là chuyến công du nước ngoài hiếm hoi trong vài năm gần đây của nhà lãnh đạo Việt Nam, người sinh năm 1944.

 

Lần gần nhất ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình gặp nhau là vào năm 2017 tại Hà Nội.

 

Lý Cường: Chân dung nhân vật ‘sắp trở thành Thủ tướng Trung Quốc’

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

Ông Phùng Xuân Nhạ bị cảnh cáo: Nhìn lại những bê bối giáo dục

Báo Nhật viết cuộc chiến đánh vào Vạn Thịnh Phát ‘phủ bóng lên kinh tế VN’

 

'Lãnh đạo đầu tiên được mời'

 

Bình luận với BBC News Tiếng Việt vào hôm 25/10, nhà nghiên cứu Trung Quốc, Thạc sĩ Ngô Tuyết Lan cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo đầu tiên được mời sang Trung Quốc ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc là "việc bình thường".

 

"[Điều này] thể hiện mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp giữa Đảng Cộng sản hai nước và có thể là giữa cá nhân ông Nguyễn Phú Trọng với ông Tập Cận Bình."

 

Trong khi đó, nhận định trên South China Morning Post vào hôm 25/10, Kalvin Fung Ka-shing, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Waseda ở Tokyo cho rằng, chuyến thăm của ông Trọng phản ánh “tình đoàn kết và nét tương đồng” của hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc.

 

“Chuyến thăm cấp cao là một dấu hiệu quan trọng gửi đến phía Bắc Kinh, và thế giới rằng Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ Việt – Trung tốt đẹp. Điều này cũng có ý nghĩa khi cả ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng đều ‘phá thông lệ’ bằng cách nắm quyền hơn hai nhiệm kỳ.”

 

Trước đó, ngày 23/10, ông Nguyễn Phú Trọng thuộc trong số các nhà lãnh đạo đầu tiên, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, gửi điện mừng tới Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

 

Nội dung điện mừng có đoạn viết: "Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước."

 

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

‘Độc đáo’ của Tập Cận Bình: Lần đầu tiên không còn ‘nguyên lão về hưu chỉ đạo'?

 

Chuyến đi của ông Trọng diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành điều tra các vụ đại án như bộ xét nghiệm Việt Á, và gần nhất là vụ bắt giữ bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát với cáo buộc gian lận trái phiếu.

 

Giới quan sát trong nước và quốc tế cho rằng công tác 'đốt lò' của ông Trọng khá giống với cách trấn áp tham nhũng của ông Tập tại Trung Quốc.

 

Một phân tích trên Washington Post hôm 20/10 nêu rằng "Việt Nam đã cảnh báo tham nhũng có thể khiến tính chính danh và quyền lực của đảng gặp rủi ro... điều này giống Chủ tịch Tập Cận Bình ở quốc gia láng giềng cộng sản Trung Quốc."

 

Washington Post dẫn lời bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng "các bước đi của chính phủ đã làm gia tăng lòng tự tin trong các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng họ cũng muốn xem "chính quyền bền bỉ và nghiêm túc đến mức nào."

 

Hôm 15/10, nói với cử tri tại Hà Nội, ông Trọng khẳng định, "Còn mấy vụ sắp tới sẽ làm, các vụ tồn lâu rồi, nổi tiếng rồi, thậm chí chạy trốn đi rồi, nhưng tôi bảo trốn cũng không thể trốn được".

 

Lý Cường: Chân dung nhân vật ‘sắp trở thành Thủ tướng Trung Quốc’

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

Ông Phùng Xuân Nhạ bị cảnh cáo: Nhìn lại những bê bối giáo dục

Báo Nhật viết cuộc chiến đánh vào Vạn Thịnh Phát ‘phủ bóng lên kinh tế VN’

 

 

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ thế nào sau Đại hội XX?

 

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là nguồn nhập khẩu chính nguyên vật liệu thô và máy móc cho lĩnh vực sản xuất chế biến của Việt Nam.

 

Mặc dù hai quốc gia láng giềng có xảy ra tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thế nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc vẫn có mối quan hệ rất gần gũi.

 

Nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan cho rằng Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc ngày 22/10 cho thấy có nhiều thay đổi lớn trong tầng lớp lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách đối nội và đối ngoại ở Trung Quốc.

 

"Ông Tập Cận Bình đã phá vỡ giới hạn được đặt ra từ thời ông Đặng Tiểu Bình chức vụ Tổng Bí thư chỉ làm tối đa hai nhiệm kỳ (mười năm), tiếp tục giữ chức vụ Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3 và có khả năng sẽ tại vị lâu hơn."

 

"Ngoài ra, sáu vị ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị mới được giới quan sát cho rằng đều là những người thân tín và trung thành với ông Tập Cận Bình."

 

Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng

‘Độc đáo’ của Tập Cận Bình: Lần đầu tiên không còn ‘nguyên lão về hưu chỉ đạo'?

 

"Đoạn video ghi lại cảnh cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Hội nghị mặc dù ông Hồ có ý phản kháng, được công khai trước truyền thông trong nước và quốc tế, phải chăng ông Tập muốn phát tín hiệu với toàn thế giới, bắt đầu từ nhiệm kỳ mới này, các vị lãnh đạo tiền nhiệm không còn vai trò trong việc tham gia các quyết sách của đất nước, ông Tập nắm quyền lực tối cao và tuyệt đối trong Đảng?"

 

Theo nhà nghiên cứu Ngô Tuyết Lan thì những chính sách đối nội và đối ngoại trong thời gian tới sẽ không còn dấu ấn của quyết định tập thể lãnh đạo, mà sẽ chỉ mang dấu ấn của ông Tập Cận Bình.

 

"Với những biến động lớn như vậy trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi cho rằng quan hệ Việt - Trung cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng như thế nào còn cần quan sát và theo dõi trong thời gian tới."

 

'Không thể so sánh Chiến tranh Biên giới Việt-Trung 1979 và Nga xâm lược Ukraine'

Vì sao TQ muốn quên cuộc chiến 1979?

Nửa thế kỷ trước Tổng thống Richard Nixon sang Trung Quốc

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats