Tập
Cận Bình cũng là tù nhân của Đảng Cộng sản
Kerry Brown -
The
New York Times
Nguyễn
Hải Hoành, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2022/10/17/tap-can-binh-cung-la-tu-nhan-cua-dang-cong-san/
Trong mắt
người phương Tây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có vẻ giống như hóa thân của
chế độ độc tài độc nhân trị. Quan điểm ấy có lý do chính đáng.
Kể từ khi
đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tới nay, ông xóa
bỏ cơ chế chia sẻ quyền lực giữa các phe phái trong Đảng, biến một trong những
tổ chức chính trị lớn nhất thế giới thành một khối thống nhất. Tại bất cứ nơi
nào cũng có thể thấy lời nói, tư tưởng và hình ảnh của ông. Trong một bài phát
biểu năm 2016, ông sử dụng các từ ngữ của Mao Trạch Đông, nói ĐCSTQ đang lãnh đạo
“Đông Tây Nam Bắc Trung” của Trung Quốc. Có lẽ ông dùng câu nói này để nói về
chính mình.
Hiện nay Tập
Cận Bình đã chuẩn bị xong xuôi, tại Đại hội lần thứ 20 ĐCSTQ khai mạc vào ngày
16/10/2022, ông sẽ nhận được nhiệm kỳ 5 năm lần thứ ba trong vai trò nhà lãnh đạo
tối cao.
Việc ông
có thể tập trung nhiều quyền lực như thế mà không bị thách thức là điều chưa từng
có tiền lệ, thậm chí khó chấp nhận đối với một số người. Người ta có lý do để
cho rằng Trung Quốc quá phức tạp, quá rộng lớn, đồng thời quá tư bản chủ nghĩa,
khiến nước này khó tránh được một hình thức đa nguyên chính trị nào đó. Mạng xã
hội, giai cấp trung lưu không ngừng phát triển và sự hiện đại hóa nói chung chắc
hẳn sẽ đưa xã hội đi theo hướng ấy. Thế nhưng, Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc
đi theo hướng ngược lại, và dường như còn có thể vươn xúc tu của mình ra bên
ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Nhưng làm
thế nào chuyện đó có thể xảy ra tương đối dễ dàng mà không có đổ máu như vậy?
Chuyện này chắc hẳn không thể chỉ dựa vào ý tưởng kỳ lạ đột phát từ một cá
nhân.
Cho dù mọi
sự chú ý đều tập trung vào một cá nhân Tập Cận Bình, nhưng xét cho cùng thì cuộc
đời, sứ mệnh và tư tưởng chính trị của ông đều không thuộc về cá nhân ông, mà
là thuộc về ĐCSTQ. Đúng là có một nhà độc tài đang thống trị Trung Quốc đương đại,
nhưng người cai trị chính là ĐCSTQ mà Tập Cận Bình đang phục vụ, chứ không phải
là cá nhân ông. Hơn nữa, cũng như những người khác, ông bị chính đảng ấy bắt
làm tù nhân theo một phương thức kỳ lạ nào đó.
Địa vị của
Tập Cận Bình trong lịch sử Trung Quốc phụ thuộc vào việc ông có thể đảm bảo sự
thống trị của ĐCSTQ sau khi ông nghỉ hưu sẽ kéo dài bao lâu, chỉ có như vậy thì
ĐCSTQ mới thực hiện được mục tiêu căn bản của họ: phục hưng đất nước vĩ đại
phù hợp với tên gọi có từ thời cổ của nó – “Trung Quốc”, tức “Trung tâm thế giới”.
Trong thế
kỷ 19 và 20, Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây cướp đoạt, năm 1912
đế chế Trung Quốc sụp đổ rồi bị Nhật Bản xâm lược. Kể từ đó tới nay, Trung Quốc
thường xuyên tiến hành chuẩn bị sứ mệnh kể trên. ĐCSTQ giải quyết được vấn đề đất
nước bị chia cắt. Quyền lực của Tập Cận Bình xuất phát từ mục tiêu dân tộc chủ
nghĩa của ĐCSTQ: rửa sạch những nỗi nhục trong quá khứ, phục hồi sức mạnh quốc
gia, thu hồi các lãnh thổ “để mất” như Đài Loan. Có lẽ chủ nghĩa phục thù là sức
mạnh thúc đẩy Tổng thống Nga Putin, nhưng đối với Trung Quốc thì chủ nghĩa đó
là con đường sống.
Tập Cận
Bình là con trai Tập Trọng Huân, một nhà lãnh đạo lớp trước của ĐCSTQ, ông học
được từ cha mình một bài học: Cho dù Đảng đối xử với mình thế nào thì mình vẫn
phải giữ được niềm tin đối với Đảng.
Tập Trọng
Huân từng bị thanh trừng trong thời kỳ Mao Trạch Đông, bị giam lỏng nhiều năm,
cho tới khi Mao Trạch Đông qua đời mới được phục hồi. Trong thời gian cách mạng
văn hóa, Hồng Vệ Binh khám nhà Tập Trọng Huân; một người chị của Tập Cận Bình bị
chết trong loạn lạc. Mọi người trong gia đình họ Tập bị đưa ra các cuộc họp đấu
tố, bị công kích cá nhân. Mẹ Tập Cận Bình còn bị buộc tố cáo Tập Cận Bình. Về
sau, Tập Cận Bình hưởng ứng lời kêu gọi “Học tập nông dân” của Mao Trạch Đông,
xuống nông thôn sống 7 năm.
Quãng đời ấy
làm cho Tập Cận Bình trở nên kiên cường, cũng làm ông kiên định niềm tin của
mình. Một báo cáo mật năm 2009 của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc cho biết: Một
người bạn trong thời kỳ khó khăn ấy của Tập Cận Bình nhớ lại rằng Tập Cận Bình
hồi trẻ có hình ảnh một người tràn đầy niềm tin vào vận mệnh của mình. Là thành
viên của nhóm “Thái tử đảng”, ông coi việc lãnh đạo ĐCSTQ là quyền lợi sinh ra
đã có của mình, phải “tập trung toàn bộ sức chú ý vào việc đó”. Người bạn ấy
nói, Tập Cận Bình tin tưởng sâu sắc rằng chỉ ĐCSTQ mới có thể thực hiện được sự
phục hưng vĩ đại của Trung Quốc, ông không bị các lợi ích vật chất làm xói mòn.
Vấn đề là ở chỗ liệu ông có thể chống lại được cảm giác say sưa do quyền lực
mang lại hay không.
Năm 2012,
khi Tập Cận Bình đảm nhiệm chức Tổng Bí thư ĐCSTQ, lúc này Trung Quốc đã hoàn
thành việc chuyển đổi sang mô hình tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng đã xuất hiện
các vấn đề mới. Mười năm dưới sự lãnh đạo của người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào là mười
năm lỡ mất cơ hội, dường như ĐCSTQ quên mất sứ mệnh vĩ đại phục hưng dân tộc.
Các quan chức địa phương tham nhũng như những tiểu bạo chúa thống trị địa bàn của
mình, các biện pháp áp bức tàn khốc, nạn tham nhũng trắng trợn, điều kiện lao động
tồi tệ, vấn đề ô nhiễm nặng nề đã dẫn đến sự phản kháng gay gắt.
Trong mấy
năm đầu sau khi nhậm chức, Tập Cận Bình tập trung lực lượng làm phong trào chống
tham nhũng, nhưng phong trào này thường hay bị bên ngoài coi là cái cớ để tiêu
diệt đối thủ. Tuy vậy, mục đích chính của ông là thay đổi ĐCSTQ, làm cho nó trở
nên có hiệu quả cao hơn, khôi phục hình ảnh của ĐCSTQ.
Có điều
đáng chú ý là hầu như Tập Cận Bình chưa gặp bất cứ trở lực lớn nào. Cho dù Mao
Trạch Đông làm người ta kính trọng và sợ hãi, nhưng từng có người phản đối
chính sách không tưởng mang tính phá hủy lớn của Mao. Công cuộc cải cách thị
trường của Đặng Tiểu Bình từng gặp lực cản, Giang Trạch Dân không thể không ứng
phó với các thế lực muốn tiến hành cải cách lớn hơn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của
Tập Cận Bình, ngoại trừ những tin đồn về sự bất mãn nội bộ thỉnh thoảng tung ra
và một số lời phê bình đến từ tầng lớp thấp, hầu như trong Đảng không có bất cứ
ý kiến phản đối nào.
Nguyên
nhân một phần là sức mạnh của sứ mệnh chủ nghĩa dân tộc. Sức hút của chủ nghĩa
dân tộc đối với công dân Trung Quốc vượt xa khái niệm trừu tượng của chủ nghĩa
Mác Lê. Tình cảm tự hào yêu nước thể hiện trong thời gian Thế vận hội mùa đông
Bắc Kinh hồi tháng Hai năm nay là tình cảm chân thành. Khi Mỹ và các nước khác
đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch COVID-19, do lòng tự tôn bị tổn thương, người
Trung Quốc từ đáy lòng tỏ ra tức giận. Ngay cả những người Trung Quốc chán ghét
sự cai trị của ĐCSTQ cũng vẫn rất yêu đất nước mình.
Vận may của
Tập Cận Bình là ông có thể vươn lên dựa vào nền tảng tiến trình do các vị tiền
bối thực hiện. Nhưng ông cũng có bản lĩnh của mình. Mọi người từng cho rằng
Internet sẽ đe dọa sự cai trị chuyên chế tập trung hóa, thế nhưng Chính phủ Tập
Cận Bình bằng cách sử dụng các biện pháp như thuật toán, công nghệ nhận diện và
giám sát điện tử quy mô lớn, đã bảo vệ được quyền lực của ĐCSTQ trên phạm vi rộng
lớn hơn. Trong phần lớn thời gian của thế kỷ 20, Trung Quốc từng là quốc gia lạc
hậu về kỹ thuật, nhưng hiện nay là quốc gia chuyên chế có kỹ thuật tiên tiến nhất
thế giới.
Phong cách
cứng rắn được mọi người chú ý của Tập Cận Bình không hoàn toàn là mục tiêu, dã
tâm hoặc giá trị bản ngã của cá nhân ông (mặc dầu có thể ông chắc chắn có những
cái đó). Trung Quốc đã lớn mạnh trở lại; trách nhiệm duy nhất của Tập Cận Bình
là không làm hỏng sự nghiệp ấy. Đây là lý do vì sao ban lãnh đạo của ông không
muốn gặp rủi ro, đã đàn áp mạnh mẽ những người bất đồng chính kiến. Sự trấn áp
có hệ thống ở Tân Cương là biểu hiện cực đoan nhất niềm say mê giữ ổn định của
ông, thậm chí bất chấp sự phê bình của quốc tế và rủi ro trong nước chịu đau khổ.
Chính sách “Zero Covid” không chút thỏa hiệp của ông cũng xuất phát từ nguyên
nhân đó.
Những điều
kể trên cùng với các ví dụ về thi hành kỷ luật và kiểm soát khác giống như mệnh
lệnh của sĩ quan chỉ huy, phát ra để chuẩn bị cho trận kịch chiến cuối nhằm
giành được thắng lợi cuối cùng: thực hiện sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc,
thậm chí có lẽ sẽ có ngày vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tập
Cận Bình và các đồng sự trong Đảng hiểu rằng chỉ một sai lầm là có thể làm hỏng
tất cả.
Dĩ nhiên Tập
Cận Bình cũng có ngày sẽ không cầm quyền nữa. Nhưng phẩm chất đặc biệt trong sự
lãnh đạo của ông – xây dựng hình ảnh công chúng của nhà lãnh đạo Trung Quốc
đương nhiệm, giữ cho nó tránh được mọi sự đe dọa, và tập trung tinh thần sức lực
vào việc làm cho Trung Quốc trở nên lớn mạnh, được tôn trọng, thậm chí làm mọi
người sợ hãi – sẽ tiếp tục tồn tại. ĐCSTQ đã đầu tư quá nhiều công sức vào mục
tiêu to lớn này.
------------------------
Kerry Brown là giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc
tại King’s College, London, cựu quan chức ngoại giao Anh, và là tác giả của một
số cuốn sách viết về chính trị Trung Quốc, trong đó có cuốn “The World
According to Xi.”
Nguyễn
Hải Hoành biên dịch, có tham khảo bản tiếng Trung của New York Times被中共“劫持”的习近平.
No comments:
Post a Comment