Sự
phá hoại của Nord Stream sẽ thay đổi vĩnh viễn thương mại toàn cầu
Seth J. Frantzman
- The Jerusalem Post
Biên dịch: GaD
Tháng Chín 30, 2022
Thiệt
hại đối với Nord Stream là quan trọng, mang tính biểu tượng và cũng có thể sẽ mở
ra một trật tự thế giới kinh tế toàn cầu mới, trong bối cảnh căng thẳng gia
tăng giữa phương Tây và Nga.
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/09/1-11.png?w=551&h=361
Một
biển báo hướng giao thông tới lối vào trạm nhập bờ đường ống khí đốt Nord
Stream 2 ở Lubmin, Đức, ngày 10 tháng Chín 2020 (nguồn ảnh: Reuters/Hannibal
Hanschke/File photo)
Việc phá hủy
hai đường ống dẫn quan trọng chạy từ Nga đến châu Âu có thể sẽ báo trước một
giai đoạn thương mại toàn cầu mới khi châu Âu và phương Tây hàn gắn mối quan hệ
với Nga và trở nên tự chủ hơn. Nhiều thập kỷ mà các nước châu Âu tìm cách ràng
buộc mình với Moskva thông qua các thỏa thuận năng lượng và trong đó họ tin rằng
thị trường tự do và thương mại toàn cầu sẽ khiến các chế độ như Nga và Trung Quốc
trở nên thân thiện hơn, giờ đây đã dẫn đến một sự thay đổi lâu dài.
Những lý
do cho sự thay đổi này đang là một xu hướng ngày càng tăng. Hoa Kỳ đã cảnh
báo trong nhiều năm về các vấn đề với Nord Stream. Theo website Nord Stream,
hai “đường ống dài 1.224 km ngoài khơi là kết nối trực tiếp nhất giữa trữ lượng
khí đốt khổng lồ ở Nga và các thị trường năng lượng ở Liên minh châu
Âu”. Việc xây dựng dây chuyền đầu tiên được hoàn thành vào năm 2011. Đây
được coi là “nguồn cung cấp khí đốt an toàn cho châu Âu” và các dây chuyền này
được cho là vận chuyển tổng cộng 55 tỷ mét khối (bcm) khí mỗi năm. Nhưng dần dần,
Mỹ và các nhà phê bình khác trở nên lo ngại rằng điều này sẽ cho phép Nga nhúng
tay vào và sử dụng năng lượng như một vũ khí; khiến châu Âu trở nên quá phụ thuộc.
Mỹ bắt đầu trừng phạt Nord Stream 2 năm 2017.
Nhưng các nước châu Âu, đặc biệt là Đức dưới thời Angela Merkel, ủng hộ các dự
án này.
Bây
giờ các đường ống bị hư hỏng trong một sự cố bí ẩn xảy ra vào cuối tuần. Nhiều
người tin rằng nó là một vụ phá hoại và có vẻ như Nga đứng sau. Nó xảy ra khi một đường ống Baltic mới
đang được khánh thành. Nó dường như gửi một thông điệp đến phương Tây rằng
đường ống và năng lượng không an toàn và nó là một loại tống tiền của mafia mà
các nước châu Âu hiện đang được nói rằng “bạn không bao giờ biết khi nào điều
này có thể xảy ra một lần nữa.”
Một bức tranh đáng lo ngại
https://nghiencuulichsudotcom.files.wordpress.com/2022/09/2-14.png?w=551&h=361
Đường ống
Nord Stream 1 Biển Baltic và trạm trung chuyển của Đường ống Biển Baltic Link tại
khu công nghiệp Lubmin, Đức, ngày 30 tháng Tám 2022. (Nguồn: REUTERS/LISI NIESNER)
Tin hàng đầu
ngày 29 tháng Chín đã vẽ nên một bức tranh ngày càng đáng lo ngại. CNN nói
các quan chức an ninh châu Âu cho rằng các tàu Nga đã ở trong vùng biển gần đường
ống khi rò rỉ xảy ra. Một vụ rò rỉ thứ tư đã được phát hiện hôm thứ
Năm. Theo Reuters, “Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Tư đã quy
các vụ rò rỉ đường ống Nord Stream là hành vi phá hoại và cho biết ông đã thảo
luận về việc bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng ở các nước NATO với Bộ trưởng Quốc
phòng Đan Mạch.” Các báo cáo nói rằng máy đo địa chấn đã ghi lại các vụ nổ làm
hỏng đường ống. Giờ đây, người ta lo ngại rằng một giai đoạn mới của “chiến
tranh lai” có thể sắp đến và Nga có thể sử dụng những sự cố kiểu này để làm đảo
lộn trật tự toàn cầu.
Thật đáng
để suy nghĩ về ý nghĩa của điều này trên toàn cầu. Nord Stream được xem như một
dự án quan trọng trị giá hàng chục tỷ đô la. Nó chủ yếu được tài trợ bởi
các ngân hàng Châu Âu và Gazprom. Các báo cáo nói rằng các khoản đầu tư của
Gazprom được thúc đẩy bởi lợi ích và địa chính trị của Moskva. Moskva không chỉ
làm việc trên những đường ống này, bỏ qua các nước Baltic và cố gắng khiến châu
Âu nghiện đường ống từ Moskva theo đúng nghĩa đen; nhưng Nga cũng đang đi trước
với Turk Stream, một dự án dưới Biển Đen cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này có nghĩa là
Thổ cũng đang gây hấn với Nga để khiến châu Âu phụ thuộc.
Điều này tác động đến Israel như thế nào?
Điều này
cũng quan trọng đối với Israel và Trung Đông vì Israel, Hy Lạp và Síp muốn hợp
tác trên một tuyến Đông Địa Trung Hải. Không phải ngẫu nhiên mà Hezbollah được
Iran hậu thuẫn đã đe dọa mỏ khí đốt Karish ngoài khơi bờ biển. Iran đã xuất khẩu
UAV cho Hezbollah và Hezbollah đã cố gắng sử dụng UAV để đe dọa cơ sở hạ tầng
đang hoạt động tại hiện trường. Nga cũng đang mua UAV của Iran và dùng chúng chống
lại Ukraina. Mối đe dọa mà Hezbollah đặt ra đối với các dàn khí đốt ngoài khơi,
và điều mà Nga rõ ràng đặt ra đối với các đường ống dẫn dưới biển đến châu Âu
liên kết đến các khía cạnh liên quan của cuộc chiến hỗn hợp này và cho thấy các
chế độ phi phương Tây có thể làm việc cùng nhau để tàn phá nguồn cung cấp năng
lượng như thế nào.
Việc nhận
ra rằng Nga không thể được tin cậy để cung cấp khí đốt an toàn cho châu Âu đang
dẫn đến một sự kiện chấn động địa cầu một thời; trong đó các nền kinh tế
toàn cầu đã và đang diễu hành giống như xác sống theo một hướng hướng tới toàn
cầu hóa và kết nối mọi nước lại với nhau; hiện đang chuyển sang một hướng
mới. Chủ nghĩa bảo hộ khu vực này không chỉ được thể hiện bởi việc châu Âu
chuyển hướng khỏi phụ thuộc vào khí đốt của Nga, mà còn được thể hiện qua các
diễn đàn như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải; ở đó Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,
Iran và các chế độ khác được đáp ứng gần đây. Các nước đó muốn làm việc
cùng nhau và họ hầu như đều là nước độc tài. Trong khi đó, Mỹ, châu Âu, phương
Tây, và các đồng minh của họ ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, muốn hợp
tác với nhau. Mối quan hệ ngày càng tăng của Israel với UAE và cả với Hàn
Quốc, với các cuộc đàm phán thương mại tự do dẫn đến một thỏa thuận mới gần
đây; đại diện cho một bước tiến quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và
Đông Địa Trung Hải. Kết nối các điểm giữa Châu Âu, Hoa Kỳ, Israel, UAE, Ấn Độ,
Australia và các quốc gia khác có ý nghĩa kinh tế; nhưng nó cũng cho thấy mạng
lưới thương mại toàn cầu đang chuyển dịch như thế nào.
COVID nhập cuộc
Đồng thời,
cuộc khủng hoảng Covid và quyết định của Trung Quốc trong việc đàn áp nội bộ và
tách mình ra khỏi thế giới đã đảo ngược hàng thập kỷ các nước phụ thuộc và đầu
tư vào Trung Quốc. Theo báo cáo, Apple gần đây đã chuyển một số hoạt động sản
xuất iPhone sang Ấn Độ. CNBC cho biết đây là một sự thay đổi lớn trong chiến lược
sản xuất. Thật vậy, nhiều công ty và quốc gia hiện đang cảnh giác hơn với Trung
Quốc. Các cuộc đàn áp và hỗn loạn bất tận của Trung Quốc cũng như các cuộc đàn
áp ở Hồng Kông và các xu hướng khác khiến cho các công ty và quốc gia có thể dựa
vào Trung Quốc không rõ ràng như thế nào.
Việc thiếu
một cuộc điều tra đầy đủ về nguồn gốc Covid và các sai lầm trong việc xử lý đợt
bùng dịch tháng Mười Hai [2019] và tháng Một 2020, có nghĩa là các quốc gia biết rằng họ không thể dựa
vào một chế độ độc tài để đảm bảo an ninh sức khỏe của họ hoặc dựa vào kim loại
và chip và những thứ khác. Bây giờ phương Tây và các nước tiêu dùng lớn sẽ
nghĩ lại.
Xu hướng
toàn cầu hóa là một phần của trật tự thế giới toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo, được
bắt đầu vào những năm 1990. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang lại sự tự do
hóa về kinh tế và chính trị. Các chương trình nghị sự tân tự do được cho là sẽ
rửa sạch chủ nghĩa bảo hộ. Tuy nhiên, điều này đã không thành công và cuộc chiến
chống khủng bố toàn cầu và các xu hướng khác đã phá hoại cuộc hành trình hướng
tới một trật tự thế giới dựa trên luật lệ tự do.
Thay vào
đó, trật tự thế giới mới mà George H. W. Bush đã hứa đã biến thành một trật tự
thế giới độc tài. Các nền dân chủ cuối cùng cũng hiểu rằng việc chuyển
giao nền kinh tế của họ cho Moskva hoặc Bắc Kinh có thể gây ra những hậu quả thảm
khốc. Thiệt hại đối với nord stream là quan trọng, mang tính biểu tượng và
cũng có thể sẽ mở ra một trật tự thế giới kinh tế toàn cầu mới [người dịch
nhấn mạnh], trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa phương Tây và Nga./.
------------------------------------------
NGUỒN :
Nord Stream sabotage
will permanently shift global trade - analysis
The damage
to Nord Stream is important and symbolic, and will also likely usher in a new
global economic world order.
Published:
SEPTEMBER 29, 2022 11:31
Updated:
SEPTEMBER 29, 2022 20:53
No comments:
Post a Comment