Căng
thẳng NATO - Nga leo thang nghiêm trọng nếu Matxcơva “giấu mặt” tự phá Nord
Stream
Chi Phương - RFI
.
Đường
ống Nord Stream: Xác định thêm vụ rò rỉ thứ tư dưới biển Baltic
Trọng Nghĩa
- RFI
.
==================================================
Căng
thẳng NATO - Nga leo thang nghiêm trọng nếu Matxcơva “giấu mặt” tự phá Nord
Stream
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 01/10/2022 - 10:22
Vụ nổ gây rò rỉ hai đường ống dẫn khí đốt
Nord Stream 1, Nord Stream 2 và những cáo buộc nhắm vào Nga. Lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế
Chiến, đảng cực hữu lên nắm quyền ở Ý. Doanh nghiệp Đức di dời sang Mỹ phát triển
vì khủng hoảng năng lượng. Tranh cãi về quốc tang cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe. Trên đây là những chủ đề của tạp chí thế giới đó đây tuần này.
Trong tuần
này, một sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận đó là vụ rò rỉ đường
ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2, chạy qua biển Baltic, hôm
26/09/2022. Hai đường ống này là công trình do tập đoàn Gazprom của Nga
khai thác, vận chuyển khí đốt từ Nga vào Đức. Đường ống Nord Stream 1 đã ngừng
hoạt động từ đầu tháng 9 do cuộc khủng hoảng Ukraina, còn Nord Stream 2 vẫn
chưa đi vào hoạt động. Vụ nổ gây rò rỉ đường ống xảy ra tại vùng
đặc quyền kinh tế của Đan Mạch và Thụy Điển.
Nhiều nước
ngay lập tức tố cáo đây là hành động phá hoại, chứ không phải sự cố. Phương
Tây và Nga đang cáo buộc nhau chịu trách nhiệm. Hiện tại, lượng
khí còn sót lại trong đường ống Nord Stream thoát ra, khiến mặt nước sủi bọt
từ nhiều ngày qua và chưa cho phép tiếp cận điều tra vì lý do an toàn. Nhiều giả
thuyết được đưa ra để tìm ra “ thủ phạm giấu mặt ” . Đầu
tiên, nếu Nga là bên đứng sau vụ nổ Nord Stream 1-2, thì đây sẽ là một vấn
đề “ cực kỳ nghiêm trọng” , theo giáo sư phụ trách chương trình về
Nga tại Chatham House, được Reuters trích dẫn
:
“ Có
vẻ như thật khó tin rằng Nga muốn phá hủy chính đường ống của mình theo cách
này. Đặc biệt là Putin đã đề cập đến việc đường ống Nord Stream 2 đã sẵn sàng
hoạt động và việc tại sao Đức không bỏ lệnh cấm Nord Stream 2 và chấp
nhận khí đốt của Nga, vì Đức đang cạn kiệt nguồn năng lượng. Lý giải ban đầu của
tôi đó là có khả năng hành động này nhằm cảnh báo cho các nước NATO
và đồng minh của Ukraina rằng Nga có khả năng làm được điều đó.
Vụ việc
xảy ra trùng hợp với việc Na Uy khánh thành đường ống khí đốt dẫn tới Ba Lan.
Đây là một sự trùng hợp đáng lưu ý. Nếu Nga có khả năng làm điều như vậy thì hậu
quả là sẽ động chạm đến Điều 5 của Hiệp Ước NATO. Ngay cả khi chỉ là
đe dọa rằng Nga ‘có thể làm được như vậy’, thì căng thẳng có thể
leo thang một cách nghiêm trọng. Còn có một lý giải khác. Tôi phải nói là
khá thuyết phục và đó cũng là lý giải của giám đốc điều hành công ty
dầu khí quốc gia Ukraina Naftogaz, cho rằng Nga đã thực hiện hành động này để
tránh phải đáp ứng bất kỳ yêu sách nào. Đó là các khiếu nại về pháp lý của các
công ty Đức đã ký hợp đồng với Gazprom và các bên khác.”
Các giả
thuyết khác cũng được giới chuyên gia đưa ra với RFI Pháp ngữ, trong trường hợp
nếu như không phải là Nga thì có thể là ai khác ? Nếu như là hành động phá
hoại mang tính chất cá nhân thì hơi khó tin và có lẽ cần sức mạnh siêu nhiên. Bởi
vì để tạo ra vụ nổ phá hủy đường ống, thì cần ít nhất 700 kg thuốc nổ và phải
đi xuống độ sâu 70 m. Giả thuyết sự cố tự nhiên đã nhanh chóng bị gạt bỏ, vì cấu
trúc và thiết kế xây dựng của đường ống rất kiên cố. Biển Baltic trong thời
gian này không ghi nhận bất kỳ hiện tượng tự nhiên bất thường nào. Một giả thuyết
khác cho Mỹ là thủ phạm. Washington là bên phản đối gay gắt nhất dự án Nord
Stream 1 và Nord Stream 2. Nếu xét lại thì đường ống dẫn khí của Gazprom bị nổ
không có lợi gì cho Nga, châu Âu cũng không được gì, vì vốn là bên cần nguồn
cung năng lượng. Bên có lợi nhất có lẽ là các nhà cung cấp, xuất khẩu dầu khí lớn
như Hoa Kỳ, Qatar hay Úc. Ngoài ra, cũng không loại trừ khả năng Ukraina có
liên can hoặc một cơ quan mật nào đó của Nga hay Mỹ hành động độc lập.
Vụ nổ
đường ống khí đốt khiến Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu, đặc
biệt quan ngại. Hôm 28/09, Na Uy thông báo tăng cường an ninh, điều quân đội
đến bảo vệ cơ sở hạ tầng dầu khí ngoài khơi. Trước khi vụ nổ đường ống Nord
Stream xảy ra vào thứ Hai, giới chức nước này đã phát hiện một drone không xác
định được danh tính. Oslo đã đề nghị đồng minh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO
trợ giúp tuần tra cơ sở hạ tầng dầu khí của nước này, với 9000 km đường ống dẫn
khí đốt. Nếu hoạt động bị gián đoạn vì xảy ra “sự cố tương tự”, hậu
quả sẽ khó lường, không chỉ đối với môi trường mà còn khiến cuộc khủng năng lượng
ở châu Âu trầm trọng hơn.
*
Lần đầu tiên kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, đảng
cực hữu lên nắm quyền ở Ý
Vẫn về thời
sự châu Âu, theo kết quả bầu cử Quốc Hội Ý hôm 25/09, chiến thắng thuộc
về liên minh đảng cánh trung-hữu, trong đó có đảng Huynh Đệ Ý, được cho là
có tư tưởng “ hậu phát xít”. Dưới sự lãnh đạo của bà
Giorgia Meloni, đảng này đã giành được khoảng 26 % phiếu bầu, theo
AFP. Như vậy Giorgia Meloni sẽ là nữ chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (thủ
tướng) đầu tiên trong lịch sử Ý. Những ưu tiên của bà, đó là “Chúa,
tổ quốc và gia đình” ; đóng cửa nước Ý để ngăn chặn Hồi giáo xâm nhập ;
đàm phán lại các hiệp ước châu Âu để Ý có thể tự định đoạt số phận.
Khi mới
chân ướt chân ráo bước vào hoạt động chính trị ở tuổi 15, bà đã
không ngần ngại bảy tỏ lập trường “ngưỡng mộ” nhà độc tài phát
xít Mussolini, người đã từng đưa Ý “sát cánh” với Đức Quốc
Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến. Theo AFP, cho đến nay, dường như đảng của bà
đã “tẩy trắng” thành công hình ảnh “hậu phát xít” và
lên nắm quyền lãnh đạo. Bà Giorgia Meloni đã sử dụng nỗi sợ hãi, sự tức giận của
người dân Ý trước lạm phát, thất nghiệp, và nguy cơ suy thoái kinh tế, để thu
hút những người ủng hộ mình. Thành công của bà và đảng Huynh Đệ Ý là nhờ vào những
lời hứa hão của các đảng đối lập cũng như sức hút trong các bài phát biểu, hùng
biện của bà trước truyền thông.
*
Hoa Kỳ lôi kéo doanh nghiệp Đức đến đầu
tư
Trong bối
cảnh chiến tranh Ukraina, tình trạng lạm phát và giá năng lượng tăng
cao, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Đức tính đến việc dời một phần cơ sở
sản xuất đến nơi khác. Hoa Kỳ hy vọng có thể hưởng lợi từ những doanh nghiệp Đức “đi
tìm miền đất mới”. Một số chính trị gia Hoa Kỳ tích cực hoạt động ở Đức,
tìm kiếm các doanh nghiệp công nghiệp, “bị vỡ mộng” và và sẵn
sàng vượt Đại Tây Dương đến Hoa Kỳ. Từ Berlin, thông tín viên RFI Nathalie
Versieux giải thích thêm :
“Chi
phí nhiên liệu đặc biệt thấp, nhân công rẻ hơn 40 % so với bang
Calofornia. Thống đốc Oklahoma, một bang ở phía nam Hoa Kỳ, liệt kê lần lượt
tất cả các ưu điểm của bang này nhằm thu hút các nhà đầu tư trong một cuộc phỏng
vấn của nhật báo kinh tế Đức Handelsblatt.
60
doanh nghiệp Đức, trong đó có Lufthansa, Aldi, Fresenius, và Siemens đã tính
toán xong việc phát triển cơ sở ở Oklahoma. Khoảng 300 triệu đô la được
đầu tư vào bang. Phong trào này có thể phát triển hơn nữa với cuộc khủng hoảng
năng lượng do chiến tranh Ukraina. Bộ trưởng Kinh Tế Đức lo ngại rằng ‘Đức
có nguy cơ mất đi toàn bộ nền công nghiệp’, từ ngành công nghiệp thủy tinh, hóa
học, xi măng, thép cho đến các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng,…,những
ngành mà nếu sản xuất ở Đức thì có thể không còn thu
lãi được nữa. Các doanh nghiệp này có thể bị thuyết phục trước sức hấp
dẫn của miền nam Hoa Kỳ. Đối với liên đoàn giới chủ Đức, hàng trăm triệu việc
làm có nguy cơ bị xóa sổ, nếu Berlin không áp giá trần đối với khí đốt và
điện sớm nhất.”
*
Quốc tang của cựu thủ tướng Nhật : Thành kính
hay giả tạo ?
Tại châu
Á, trong tuần này, lễ quốc tang dành cho cựu thủ tướng Nhật Shizo
Abe đã diễn ra vào ngày 27/09, bất chấp những ý kiến trái chiều
từ công chúng. Giới học thuật, nhất là các nhà sử học Nhật Bản, đã
bày tỏ thái độ dè dặt, thậm chí là hoàn toàn phản đối quyết định của chính phủ yêu
cầu cả nước tưởng nhớ người đã từng lãnh đạo Nhật Bản trong vòng 8 năm. Từ
Tokyo, thông tín viên RFI Bruno Duval tường
trình :
“ Giống
như nhiều nhân vật trong xã hội dân sự Nhật Bản, nhà sử học Kyoji Miyama không
tán đồng việc tổ chức lễ quốc tang cho ông Shinzo Abe. Ông
nói :
‘Hơn
50% người dân phản đối tang lễ được gọi quốc tang. Đó hoàn toàn là một sự tôn
kính đầy giả tạo. Đó là một quyết định độc đoán. Quốc tang chỉ làm gợi lại hình
ảnh nước Nhật trong những năm 40, vào thời mà nước Nhật sử dụng và lạm dụng những
tang lễ như thế này để bịt miệng tất cả các ý kiến đối lập. Ví dụ,
vào năm 1943, một anh hùng trong chiến tranh Thái Bình Dương, đô đốc Yamamoto,
đã được « hưởng » quốc tang. Vào lúc đó, dĩ nhiên là không hề có chuyện
phát biểu ủng hộ chủ hòa, dù ở mức tối thiểu. Thông điệp Nhà nước Nhật, thông
qua đám đám tang này, đó là: Hãy ủng hộ nỗ lực chiến tranh. Chỉ thế thôi.
Sự tôn
vinh long trọng dành cho Shinzo Abe thậm chí là một sự suy thoái về dân chủ.
Ông Miyama nói thêm : ‘Chúng ta quay trở lại chế độ đế quốc
thời xưa. Sẽ rất đáng lo ngại nếu điều này tạo ra tiền lệ. Không nên
bắt người dân Nhật Bản sống theo nhịp điệu cảm xúc quốc gia được áp đặt
từ trên xuống, thuần túy vì mục đích chính trị.
Tuy
nhiên, đảng cầm quyền bác bỏ lập luận như vậy. Một trong những người có vai trò
chủ chốt trong đảng thậm chí đã phát biểu: ‘ Những người Nhật Bản
thực sự thì sẽ ủng hộ quốc tang’. Điều này ám chỉ rằng những ai chỉ trích lễ
tang là thiếu tinh thần công dân, thậm chí là không yêu nước. Sinh thời,
chính Shinzo Abe cũng thường cáo buộc những nhân vật đối lập chính trị là những
người bài Nhật Bản.”
----------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Liên
Âu tiếp tục nỗ lực đối phó với khủng hoảng năng lượng
Đường
ống Nord Stream: Xác định thêm vụ rò rỉ thứ tư dưới biển Baltic
Ủy
Ban Châu Âu đề xuất áp giá trần đối với dầu hỏa Nga
=====================================================
.
Đường
ống Nord Stream: Xác định thêm vụ rò rỉ thứ tư dưới biển Baltic
Trọng Nghĩa
- RFI
Đăng
ngày: 29/09/2022 - 11:53
Sau ba
vụ rò rỉ được loan báo trong những ngày qua, bị tình nghi là do phá hoại, hôm
nay 29/09/2022, nhà chức trách Thụy Điển xác nhận thêm một vụ rò rỉ thứ tư
trên các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream dưới biển Baltic.
Ảnh minh họa : Bản đồ lộ trình hai đường ống khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream
2. AFP/File
Một quan
chức của lực lượng tuần duyên Thụy Điển đã xác nhận với hãng tin Pháp AFP: “Có
hai điểm rò rỉ bên phía Thụy Điển và hai điểm rò rỉ bên phía Đan Mạch”.
Cho đến
nay, giới hữu trách của cả hai nước chỉ nói đến một vụ rò rỉ phía Thụy Điển,
trên đường ống Nord Stream 1, và hai vụ rò rỉ phía Đan Mạch, trên cả Nord
Stream 1 lẫn Nord Stream 2.
Tuần duyên
Thụy Điển trước mắt không nói rõ vì sao việc xác định vụ rò rỉ thứ tư lại muộn
như vậy, mà chỉ cho biết thêm rằng hai điểm rò rỉ bên phía Thụy Điển nằm trong
cùng một khu vực, và rất “gần nhau”.
Truyền
thông Thụy Điển cũng tiết lộ rằng điểm rò rỉ mới nằm trên đường ống dẫn khí
Nord Stream 2 chưa được chính quyền xác nhận.
Xin nhắc lại,
các vụ rò rỉ đã xẩy ra sau hai vụ nổ đáng ngờ vào buổi sáng và buổi tối thứ
Hai, 26/09, ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch, nhưng
trong vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của Đan Mạch và Thụy Điển. Lượng khí lớn
thoát ra từ những điểm rò rỉ đã làm mặt biển sủi bọt trên một chiều rộng hàng
trăm mét, khiến cho việc kiểm tra chưa thể được thực hiện ngay lập tức.
Về nguyên
nhân vụ rò rỉ, khả năng sự cố ngẫu nhiên xẩy ra đồng thời đã bị loại bỏ, trong
lúc giả thuyết về hành động phá hoại ngày càng được chú trọng. Cơ quan tình báo
Thụy Điển đã được lệnh điều tra về một vụ “phá hoại có tầm mức nghiêm trọng”,
trong lúc Phần Lan cũng nói đến một “tác nhân chính phủ” dính líu đến hành vi
phá hoại này.
Là đối tượng
bị tình nghi nhiều nhất, Nga vào hôm qua, 28/09 đã phản công, gián tiếp cáo buộc
Mỹ là thủ phạm vụ phá hoại, đồng thời tuyên bố cho mở cuộc điều tra về hành vi
“khủng bố quốc tế”, và yêu cầu triệu tập ngay một phiên họp của Hội Đồng Bảo An
Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. Yêu cầu họp của Nga đã được đáp ứng. Pháp, nước
hiện là chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An, hôm qua cho biết là định chế
này sẽ họp lại vào ngày mai 30/09, theo yêu cầu của Matxcơva.
Về phần
mình, sau khi bị Nga cáo buộc là thủ phạm vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord
Stream, Hoa Kỳ vào hôm qua đã phản bác, cho rằng ám chỉ Mỹ là thủ phạm là
một điều “lố bịch”, nhất là khi Nga nổi tiếng là hay phao tin thất thiệt.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Nga
tiếp tục tạm ngưng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống Nord Stream
Đường
ống Nord Stream: Liên Âu cảnh cáo mọi tấn công nhắm vào cơ sở hạ tầng
Đường
ống dẫn khí Nord Stream 1 của Nga vào châu Âu hoạt động trở lại
No comments:
Post a Comment