Ông Nguyễn Phú Trọng có thể làm gì
cho ích nước-lợi dân?
Thứ Tư, 10/26/2022 - 04:53 — nguyenvandai
https://www.rfavietnam.com/node/7387
Trong lịch sử hơn 90 năm tồn tại của đảng CSVN
và gần 80 năm đảng này nắm được quyền cai trị đất nước tính tới thời điểm hiện
tại, sau các ông Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã nắm được quyền
lực tuyệt đối trong đảng CSVN.
Tại Đại hội đảng CSVN lần thứ 12 vào năm 2016,
ông Nguyễn Phú Trọng đã lần đầu tiên phá vỡ nguyên tắc của đảng CSVN về độ tuổi:
tự đưa ông ta vào trường hợp đặc biệt để tái cử nhiệm kỳ 2.
Đại hội đảng CSVN lần thứ 13 vào năm 2021, ông
Nguyễn Phú Trọng còn chà đạp lên điều lệ của đảng CSVN về giới hạn hai nhiệm kỳ
với chức danh Tổng bí thư. Ông ta đã ở lại nhiệm kỳ thứ 3 với tư cách đặc biệt
vừa quá tuổi, vừa vượt quá giới hạn nhiệm kỳ.
Chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của
ông Nguyễn Phú Trọng bị giới quan sát thời cuộc nhận định không phải để
làm trong sạch bộ máy đảng CSVN, trong sạch hệ thống chính trị.
Ngày nay, Internet và truyền thông đã giúp cho
đa số người dân Việt Nam hiểu rõ chế độ độc tài, độc đảng CSVN là phản dân chủ,
phản Cách mạng và cực kỳ phản động. Một bộ phận không nhỏ đảng viên và quan chức
CSVN cũng hiểu điều này.
Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải chịu trách nhiệm
trước đất nước và dân tộc Việt Nam khi ông ta tiếp tục sử dụng quyền lực của
mình cùng với tầng lớp chóp bu độc tài CSVN duy trì chế độ độc tài CSVN khi mà:
Thứ nhất, chế độ độc tài CSVN đang
tước đoạt quyền làm chủ đất nước của Nhân dân Việt Nam, biến người dân từ địa vị
làm chủ đất nước thành đối tượng bị cai trị, bị bóc lột và bị chà đạp lên các
quyền con người;
Thứ hai, chế độ độc tài CSVN là
chế độ hủ bại khi tham nhũng đã trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của đất nước
và dân tộc Việt Nam;
Thứ ba, chế độ độc tài CSVN đang
làm suy yếu khả năng quốc phòng của Việt Nam khi thực hiện chính sách 4 không;
Thứ tư, chế độ độc tài CSVN đang
đánh mất đi vai trò, vị thế, vị trí chiến lược của Việt Nam trong cuộc cạnh
tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của
Hoa Kỳ và các đồng minh.
Ông
Nguyễn Phú Trọng có thể tận dụng vai trò hiện nay để mang lại lợi ích cho đất
nước, dân tộc Việt Nam hay không?
Cố Tổng thống Liên Xô Gorbachev là tấm gương để
ông Nguyễn Phú Trọng học tập. Khi ông Gorbachev là Tổng bí thư đảng CSLX, sau
khi ông ấy đã thâu tóm quyền lực và đã đưa ra một quyết định lịch sử là giải
tán đảng CSLX. Đồng thời trao trả quyền tự quyết dân tộc cho các quốc gia thuộc
khối XHCN Đông Âu.
Quyết định lịch sử của cố Tổng thống Liên Xô
Gorbachev đã giúp Nhân dân của các nước XHCN Đông Âu thoát khỏi các chế độ độc
tài cộng sản. Các nước Đông Âu đã trở thành các quốc gia tự do, dân chủ đa đảng
và hội nhập thành công vào thế giới các nước Tư bản Dân chủ.
Ngày nay, Nhân dân của các nước Đông Âu, đặc
biệt là người dân CHLB Đức không bao giờ quên công lao của ông Gorbachev.
Những người nắm quyền lực tuyệt đối của một đất
nước thì có thể ra các quyết định thay đổi vận mệnh của đất nước theo chiều hướng
tự do, dân chủ, tiến bộ hay tiếp tục duy trì chế độ độc tài phản dân chủ, phản
Cách mạng và cực kỳ phản động.
Ông Nguyễn Phú Trọng có thể đạt được điều đó
khi thực hiện được các bước sau:
Bước thứ nhất,
dùng quyền lực của mình từng bước loại bỏ những quan chức CSVN bảo thủ, muốn
duy trì chế độ độc tài; đồng thời lựa chọn những quan chức có đầu óc cởi mở, chấp
nhận tự do, dân chủ đa đảng để thay thế;
Bước hai, chấm dứt việc đàn áp, bắt
giữ những người bất đồng chính kiến, đối lập;
Bước ba, trả tự do cho các tù
nhân lương tâm, tù nhân chính trị;
Bước thứ tư,
cho phép người dân tự do thành lập các tổ chức xã hội dân sự, tự do thành lập
báo chí tư nhân;
Bước năm, để cho người dân tự do
thành lập và tham gia các tổ chức, đảng phái chính trị;
Bước sáu, thành lập Ủy ban sửa đổi
Hiến pháp với sự tham gia của đại diện các tổ chức, đảng phái chính trị. Tiến
hành sửa đổi Hiến pháp, xóa bỏ điều 4 qui định độc quyền lãnh đạo của đảng
CSVN;
Bước bảy, xây dựng luật bầu cử mới
và tiến hành Tổng tuyển cử tự do và công bằng, có sự tham gia của tất cả các tổ
chức, đảng phái chính trị và các ứng cử viên độc lập.
No comments:
Post a Comment