Những
ngày London bị đối xử như thế giới thứ ba
17/10/2022
https://www.voatiengviet.com/a/nhung-ngay-london-bi-doi-xu-nhu-the-gioi-thu-ba/6793219.html
Quyết định
tai hại của bà Truss, người lúc đầu có tham vọng cứng rắn hơn cả ‘bà đầm thép’
Margaret Thatcher, khiến tương lai của chính bà cũng không còn phụ thuộc vào bà
nữa. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi Giáng Sinh này bà sẽ không còn tại vị.
https://gdb.voanews.com/0f102cbf-a63d-456f-8f5a-ecf5a1c2cbd9_w1023_r1_s.jpg
Nữ
Thủ tướng Anh Liz Truss nhậm chức hồi đầu tháng Chín với chủ trương giảm thuế để
phát triển kinh tế. Nghe thì có vẻ hay nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Mấy tuần
biến động khiến thị trường chứng khoán và trái phiếu ở London mất
giá cả trăm triệu đô la hồi cuối tháng Chín và đầu tháng Mười cho thấy
cãi lại thị trường chỉ có thiệt.
Nữ Thủ tướng
Anh Liz Truss nhậm chức hồi đầu tháng Chín với chủ trương giảm thuế để phát triển
kinh tế. Nghe thì có vẻ hay nhưng thực tế lại không phải như vậy.
Lý do thị
trường vội vã bán chứng khoán và trái phiếu Anh là vì chính quyền định đi vay cả
chục tỷ bảng để bù vào thâm hụt ngân sách do giảm thuế. Có nhà bình luận nói giới
đầu tư coi Anh tệ chẳng kém gì Hy Lạp khi tiêu nhiều mà thu lại không được bao
nhiêu. Đây là lý do lãi suất đi vay của Anh tăng từ 3,6% trước khi có các thông
báo cắt giảm thuế thu nhập cá nhân và cả thuế thu nhập công ty lên gần 5% sau
khi bà Truss công khai tuyên bố giảm thuế. Mà Anh đi vay cả ngàn tỷ bảng chứ
không ít.
Thị trường
phản ứng mạnh tới mức bà Liz Truss phải sa thải Bộ trưởng Tài chính và đồng minh thân cận của
bà, ông Kwasi Kwarteng. Người được chọn thay ông Kwarteng là Jeremy Hunt, đối
thủ của bà Truss ở vòng loại cuộc đua vào ghế thủ tướng nhưng đã rớt đài rất sớm.
Việc công
bố cắt giảm thuế mà không đi kèm theo những biện pháp đảm bảo Anh không vay bạt
mạng để chi tiêu khiến các nhà đầu tư hoảng sợ. Bà Truss cũng giảm cả mức thuế
45% mà chỉ có người giàu mới phải trả vì nó áp dụng cho thu nhập trên 150.000 bảng
mỗi năm. Lý luận của bà là cho tiền thêm vào túi người dân sẽ khiến họ tích cực
lao động và nền kinh tế nói chung sẽ cũng phát triển. Chỉ có điều thị trường lại
sợ chính quyền Anh vỡ nợ trước khi kinh tế phát triển tới mức họ kịp có nguồn
thu khá hơn từ tăng trưởng kinh tế.
Những biến
động trong vài tuần qua cho thấy thị trường nhìn Anh Quốc như một nước đang
phát triển còn yếu kém về mặt chính sách kinh tế. Có hãng đánh giá tín dụng đã
dự đoán kinh tế Anh sẽ tăng trưởng âm trong năm 2023 chỉ vì những chính sách ngớ
ngẩn mà chính quyền của bà Truss đưa ra và còn chưa kịp thực hiện vì kế hoạch
giảm thuế lúc đầu dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Tư năm sau.
Bộ trưởng
Tài chính mới Jeremy Hunt đã ngay lập tức đảo ngược toàn bộ các quyết định giảm
thuế, điều bà Truss khăng khăng sẽ không xảy ra chỉ mới tuần trước. Bà Truss
nghĩ bà sẽ làm lợi cho người dân khi giảm thuế cho họ nhưng phản ứng bất bình của
thị trường lại khiến cho người dân điêu đứng trước khi được bất cứ đồng lời
nào.
Thứ nhất
chính sách đi vay để giảm thuế khiến lạm phát tăng cao và đồng bảng Anh mất giá
so với các ngoại tệ khác. Điều này đồng nghĩa với việc sức mua của đồng bảng
Anh kém đi cả ở Anh lẫn khi người Anh ra nước ngoài.
Thứ hai lạm
phát tăng cao khiến ngân hàng trung ương Anh phải tăng lãi suất để kiềm chế lạm
phát. Đại đa số người Anh phải vay tiền ngân hàng để mua nhà và lãi suất tăng
khiến tiền nhà hàng tháng của họ tăng thêm đáng kể, có nhà bị tăng tới vài trăm
bảng mỗi tháng. Thật là ‘lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn’.
Thứ ba sự
xuống dốc của thị trường chứng khoán và trái phiếu sau quyết định giảm thuế làm
cho các quỹ hưu trí cũng lao đao vì họ đầu tư vào hai thị trường này để lấy lãi
trả tiền hưu cho người dân.
Quyết định
tai hại của bà Truss, người lúc đầu có tham vọng cứng rắn hơn cả ‘bà đầm thép’
Margaret Thatcher, khiến tương lai của chính bà cũng không còn phụ thuộc vào bà
nữa. Sẽ chẳng ai ngạc nhiên khi Giáng Sinh này bà sẽ không còn tại vị.
No comments:
Post a Comment