Liệu
Trung Quốc có tìm cách chiếm Đài Loan trong nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập?
VOANews
25/10/2022
Thành công của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
trong việc đảm bảo thêm một nhiệm kỳ thứ ba vào cuối tuần qua đã làm dấy lên
suy đoán về việc liệu ông có tìm cách thống nhất với Đài Loan bằng vũ lực trong
vài năm tới hay không. Bắc Kinh coi hòn đảo tự trị Đài Loan là một phần của
Trung Quốc.
https://gdb.voanews.com/80470000-c0a8-0242-bead-08dab5072c28_w1023_r1_s.jpg
Ảnh phối hợp Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và 6 tân Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Một số nhà phân tích suy đoán rằng Trung Quốc
sẽ cố gắng đạt được sự thống nhất này vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm ngày thành
lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong khi đó, một quan chức Hải quân Hoa
Kỳ đã cảnh báo rằng ông Tập có thể tìm cách chiếm lại Đài Loan vào năm 2027,
sinh nhật lần thứ 100 của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc(PLA). Một
quan chức Đài Loan trong tuần này cho biết Bắc Kinh có thể buộc Đài Loan chấp
nhận các điều khoản bất lợi cho việc thống nhất vào đầu năm sau.
Một phần thúc đẩy suy đoán là ông Tập, nhà
lãnh đạo mạnh nhất của Trung Quốc trong nhiều năm, thường kêu gọi làm “trẻ hóa”
quốc gia, bao gồm cả việc thống nhất với Đài Loan.
Tuy nhiên, ông Tập đã không đề cập đến mốc thời
gian, ít nhất là không công khai. Và ông không đưa ra manh mối nào trong bài
phát biểu khai mạc của mình tại đại hội đảng lần thứ 20 vào cuối tuần qua.
Ông ấy nói những điều tương tự như đã nói trước
đây, nhưng nhấn mạnh rằng đối mặt với “những hành động khiêu khích thô bạo về sự
can thiệp của bên ngoài (Hoa Kỳ) vào các vấn đề của Đài Loan”, Trung Quốc sẽ tiếp
tục “phấn đấu cho sự thống nhất hòa bình với sự chân thành và nỗ lực cao nhất,”
nhưng “ sẽ không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực, và chúng tôi có quyền
được thực hiện mọi biện pháp cần thiết”.
Các nhà phân tích đánh giá khác nhau về ý định
của ông Tập.
Ông Chang Wu-yue, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu
Quan hệ qua Eo biển của Đại học Tamkang của Đài Loan, nói rằng ông Tập sẽ không
cố gắng thống nhất trong 5 năm tới vì “cái giá sẽ cao”.
Ông Chang nói: “Kế hoạch hiện tại của Bắc Kinh
là đạt được sự thống nhất không muộn hơn năm 2049.”
Khi đó, ông Tập đã 96 tuổi, vì vậy không rõ đó
là kế hoạch của ông ấy hay kế hoạch của Trung Quốc, hay thậm chí là có một kế
hoạch nào đó.
Ông Simon Chen, giáo sư khoa học chính trị tại
Đại học Quốc gia Đài Loan, nói rằng bài phát biểu của ông Tập có cảm giác cấp
bách.
Ông Chen nói: “Năm 2019, ông ấy nói vấn đề thống
nhất không thể bị trì hoãn từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng năm nay, ông
nói thống nhất đất nước phải đạt được và chắc chắn có thể đạt được.”
Vào cuối đại hội đảng hôm 23/10, Đảng Cộng sản
Trung Quốc cũng lần đầu tiên thông qua bản sửa đổi điều lệ chống lại việc Đài
Loan độc lập.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Đài Bắc gia tăng
trong những năm gần đây, càng làm tăng thêm suy đoán về một cuộc tấn công sắp xảy
ra.
Từ năm 2008-2016 khi đảng cầm quyền cũ của Đài
Loan là Quốc Dân Đảng (KMT) nắm quyền, quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đạt mức
tốt nhất kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1949, nhưng nhanh chóng trở nên
tồi tệ nhất trong nhiều thập niên sau khi Tổng thống Thái Anh Văn từ Đảng Dân
Tiến (DPP) ủng hộ độc lập lên nắm quyền vào năm 2016 và Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump nhậm chức sau đó.
Bà Thái từ chối chấp nhận một thỏa thuận đã được
cả hai bên chấp nhận trước đó vốn cho phép gạt vấn đề nhạy cảm về chủ quyền của
Đài Loan sang một bên và giảm căng thẳng. Theo thỏa thuận, được gọi là ‘Đồng
thuận 92,’ cả hai bên đồng ý chỉ có một nước Trung Hoa, với Quốc Dân Đảng giải
thích rằng mỗi bên có thể định nghĩa Trung Hoa đó là gì - Trung Hoa Dân Quốc
(tên chính thức của Đài Loan) hay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Bà Thái và đảng của bà lập luận rằng thỏa thuận
đó không được viết xuống và Bắc Kinh chưa bao giờ chấp nhận cách giải thích của
Quốc Dân Đảng. Nhưng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng chưa bao giờ công
khai bác bỏ nó, để lại khoảng trống cho hai bên làm việc cùng nhau.
Trọng tâm của vấn đề là DPP và những người ủng
hộ DPP không muốn Đài Loan và đại lục là một phần của ‘một Trung Quốc’, bất kể
nó được định nghĩa như thế nào. Họ muốn làm việc để Đài Loan được quốc tế đối xử
như các quốc gia khác, được góp mặt trong các diễn đàn quốc tế cho dù không được
chính thức công nhận là một quốc gia.
Các nhà phân tích cho rằng mặc dù Bắc Kinh
không muốn dùng chiến tranh để thống nhất hai bên, nhưng Trung Quốc có thể cảm
thấy buộc phải làm như vậy nếu xu hướng hiện tại của quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan tiếp
tục.
Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump và bây
giờ là Tổng thống Biden, Hoa Kỳ đã bán nhiều vũ khí hơn cho Đài Loan trong sáu
năm so với cựu Tổng thống Barack Obama trong tám năm cầm quyền.
Cũng đã có nhiều chuyến thăm của các quan chức
cấp cao Hoa Kỳ tới Đài Loan, bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào tháng
8 năm nay. Và các nhà lập pháp Hoa Kỳ của cả lưỡng đảng đang chuẩn bị thông qua
một đạo luật khác ủng hộ Đài Loan.
Đạo luật Chính sách Đài Loan, mặc dù được các
nhà lập pháp Hoa Kỳ coi là cần thiết khi tìm cách hỗ trợ Đài Loan, nhưng lại
đáng báo động đối với Bắc Kinh. Theo trang web của Thượng viện, luật nhằm mục
đích tăng cường khả năng quốc phòng của Đài Loan, cung cấp gần 4,5 tỷ đô la viện
trợ an ninh cho Đài Loan và chỉ định Đài Bắc là “Đồng minh chính, ngoài NATO”.
Luật cũng bắt buộc các cơ quan hành chính của Hoa Kỳ phải thúc đẩy sự tham gia
của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế và thiết lập một chế độ trừng phạt để
“ngăn chặn sự hung hăng hơn nữa của Trung Quốc đối với Đài Loan.”
Ông Victor Gao, một học giả tại Bắc Kinh, người
hiểu rõ suy nghĩ của giới lãnh đạo Trung Quốc, nói rằng ông Tập không có mốc thời
gian, muốn thống nhất hòa bình và có thể “đợi một thiên niên kỷ” để điều đó xảy
ra, nhưng những hành động như thông qua Đạo luật Chính sách Đài Loan, sẽ phá vỡ
thỏa thuận Trung Quốc –Mỹ và vượt qua lằn ranh đỏ của Bắc Kinh, khiến Trung Quốc
không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ và/hoặc
sử dụng vũ lực chiếm Đài Loan để bảo vệ chủ quyền của họ.
“Quả bóng hiện đang ở sân của Washington. Nếu
Washington không thúc đẩy nền độc lập của Đài Loan và nếu bà Thái Anh Văn không
thúc đẩy độc lập, hiện trạng có thể tồn tại trong một thiên niên kỷ. Không có
gì vội vàng. Tại sao phải vội vàng? ” ông Gao, phó chủ tịch nhóm nghiên cứu
Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết.
Nhưng ông nói nếu Hoa Kỳ thực hiện các hành động
vi phạm chính sách “một Trung Quốc” và các thỏa thuận Mỹ-Trung, thì điều đó sẽ
gây ra một cuộc chiến tranh tàn phá cả hai bên.
“Khoảng 1.500 km khu vực ven biển ở Trung Quốc
được bao phủ hoàn toàn bởi phi đạn. Nếu Hoa Kỳ (để bảo vệ Đài Loan) ném bom các
thành phố ven biển của Trung Quốc và Bắc Kinh, bạn có nghĩ rằng bất kỳ nơi nào ở
Hoa Kỳ, chẳng hạn như New York và Washington, sẽ an toàn?” ông Gao chất vấn.
Ông cảnh báo khi ông Tập nói Trung Quốc sẽ thực
hiện “mọi biện pháp cần thiết”, điều đó có nghĩa là nước này có thể sử dụng vũ
khí hạt nhân.
“Trong thời đại hạt nhân, nếu một quốc gia cố
gắng tấn công nước khác, sẽ có sự hủy diệt cho cả hai bên, nước đó sẽ bị tiêu
diệt đồng thời,” ông Gao nói và nhấn mạnh rằng tất cả các bên nên “thúc đẩy hòa
bình trong quan hệ xuyên eo biển Đài Loan, chứ không phải là chiến tranh.”
==================================
LIÊN QUAN
Vụ
ông Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi Đại hội Đảng khơi dậy nhiều đồn đoán
25/10/2022
Ở một đất nước nơi các sự kiện được lên kế hoạch
chi tiết đến từng phút và nền chính trị được che giấu trong bí mật, việc cựu Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản đã khiến
những người theo dõi Trung Quốc tò mò đồn đoán.
https://gdb.voanews.com/80470000-c0a8-0242-41b6-08dab40e5d45_w1023_r1_s.jpg
Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm
Đào được hộ tống ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Băc
Kinh ngày 22/10/2022.
Ở một đất nước nơi các sự kiện được lên kế hoạch
chi tiết đến từng phút và nền chính trị được che giấu trong bí mật, việc cựu Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào được hộ tống ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản đã khiến
những người theo dõi Trung Quốc tò mò đồn đoán.
Theo truyền thống, ông Hồ, 79 tuổi, đã ngồi
bên trái người kế nhiệm Tập Cận Bình vào ngày 22/10. Ông Tập được đảm bảo nhiệm
kỳ lãnh đạo thứ ba vào ngày 23/10.
Trong đại hội 5 năm một lần, ông Tập đã củng cố
quyền lực của mình bằng cách chỉ định một Ủy ban Thường vụ gồm toàn những người
trung thành - và loại trừ ba thành viên cao cấp nhất trong Đoàn Thanh niên Cộng
sản hùng mạnh một thời của ông Hồ.
Do đó, thời điểm và hoàn cảnh đã dẫn đến phỏng
đoán nóng bỏng về những gì chính xác đã xảy ra và tại sao: có phải ông Hồ được
hộ tống là vì lý do sức khỏe vì ông đã xuất hiện không vững, phải có người dìu
khi bước lên sân khấu này một tuần trước? Hay là vì một cái gì đó nham hiểm
hơn: do ông Hồ có thái độ phản đối mà bị ông Tập ‘thanh trừng’?
Nhiều nhà bình luận cho rằng sự việc đó, ít nhất,
đã nói lên sự sụp đổ của Đoàn Thanh niên và truyền thống lãnh đạo tập thể của
Trung Quốc dưới sự cai trị ngày càng độc đoán của ông Tập.
Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại
Liên hiệp châu Âu tại Trung Quốc, người đã sống ở Bắc Kinh trong nhiều thập
niên, nói: “Có vẻ như một kỷ nguyên đã trôi qua.” “Thành thật mà nói, trông rất
kỳ lạ.”
Các bức ảnh và video về vụ việc cho thấy ông Hồ
với lấy một tập tài liệu màu đỏ trước mặt, bị nhà lập pháp hàng đầu Trung Quốc
Lật Chiến Thư ngăn lại và ngay sau đó được dẫn ra khỏi khán đài chính của Đại lễ
đường Nhân dân ở Bắc Kinh bởi hai người hầu cận.
Ông Lý Khắc Cường dường như định hỗ trợ ông Hồ,
nhưng đã bị ông Vương Hỗ Ninh, một thành viên khác của Ủy ban Thường vụ Bộ
Chính trị, ngăn lại. Ông Hồ tỏ ra tuyệt vọng và chống lại việc bị hộ tống khỏi
sân khấu.
Trong khi được hộ tống đi ra, ông Hồ nói gì đó
với ông Tập và vỗ vai Thủ tướng Lý Khắc Cường sắp mãn nhiệm.
Ông Wuttke nói: “Tôi thực sự khá choáng váng về
việc cả nhóm người không hề tỏ ra đồng cảm với một cụ già đang gặp khó khăn.”
‘Cảm thấy không khỏe’
Bình luận duy nhất của Trung Quốc được đưa ra
trên Twitter bằng tiếng Anh vào cuối ngày 22/10 bởi hãng thông tấn Tân Hoa Xã
nói rằng ông Hồ cảm thấy không khỏe, một lời giải thích đã vấp phải sự hoài
nghi của một số người theo dõi Trung Quốc.
Twitter bị chặn ở Trung Quốc và vụ việc này
không hề được đề cập trên các phương tiện truyền thông trong nước.
Các chương trình phát sóng tin tức tối ngày
22/10 của truyền hình nhà nước có hình ảnh của Hồ tại đại hội, trước khi ông rời
khỏi đại hội.
Khi được hỏi tại một cuộc họp báo thường kỳ
ngày 24/10 về vụ việc và sự chú ý toàn cầu, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn tin của
Tân Hoa xã đăng trên Twitter.
Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc đã
không trả lời ngay yêu cầu bình luận của Reuters.
Ông Benjamin Herscovitch, một nhà nghiên cứu tại
Đại học Quốc gia Úc, nói: “Tập phim này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về
môi trường thông tin của Trung Quốc so với bất kỳ cuộc tranh giành quyền lực
nào trong nền chính trị ưu tú của Trung Quốc”.
Chính trị Trung Quốc, vốn luôn không rõ ràng,
lại càng trở nên bí mật hơn dưới nhiệm kỳ kéo dài hàng thập niên của ông Tập.
Ông nói: “Bất chấp lời giải thích buồn tẻ hợp
lý về tình trạng sức khỏe, sự bí mật của ĐCSTQ đối với các lãnh đạo cấp cao của
Trung Quốc và giới chính trị ưu tú của Trung Quốc cho thấy có nhiều lời giải
thích hấp dẫn hơn,” ông nói.
Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, một số
người dùng mạng xã hội đã ám chỉ đến vụ việc bằng cách bình luận về các bài
đăng cũ có sự góp mặt của ông Hồ. Đến tối ngày 22/10, phần bình luận của hầu hết
các bài đăng trên Weibo có tên của ông Hồ đã không còn tìm thấy được nữa.
“Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra”, ông
Victor Shih, phó giáo sư tại Đại học California, San Diego, nói. “Rõ ràng thời
điểm hơi đáng khả nghi.”
No comments:
Post a Comment