Sunday 16 October 2022

LĂNG MỘ HOÀNG CAO KHẢI, NƠI NGƯỜI SỐNG Ở CÙNG NGƯỜI CHẾT (Phạm Bá / Saigon Nhỏ)

 



Lăng mộ Hoàng Cao Khải, nơi người sống ở cùng người chết

Phạm Bá  -  Saigon Nhỏ

15 tháng 10, 2022

https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/lang-mo-hoang-cao-khai-noi-nguoi-song-o-cung-nguoi-chet/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Tin-1-15.10-1-1024x653.jpg

Cổng đá vào khu lăng tẩm. Nguồn: vnexpress.net

 

Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải rộng 17 ha, làm toàn bộ bằng đá cẩm thạch trắng, được ví như một triều đình hoàng cung thu nhỏ.

 

Lăng Hoàng Cao Khải nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), được xây dựng năm 1893 bởi Tổng đốc Hoàng Cao Khải (1850 – 1933). Khi đó, ông đã cho thiết lập một vùng đất rộng lớn nhằm làm nơi chôn cất và cúng tế cho gia tộc mình.

 

Hoàng Cao Khải lập một thái ấp có tổng diện tích 17 ha, trong đó có một quần thể kiến trúc gồm 14 công trình về lăng mộ, đình chùa như: Lăng Hoàng Cao Khải, Lăng Hoàng Trọng Phu (con của Hoàng Cao Khải), đồi Nghinh Phong, hồ Tẩm Nguyệt, khu đền thờ họ Hoàng với bảy gian theo phong cách kiến trúc dân gian… nằm rải rác ở khu vực phía Tây của gò Đống Đa.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Tin-1-15.10-2-1.jpeg

Đầu rồng bằng đá phía trên cổng chính

 

Công trình lăng mộ được làm toàn bộ từ đá cẩm thạch, một loại đá quý hiếm được ưa chuộng ở châu Á. Đây là công trình đá lớn nhất Hà Nội và lớn thứ hai Việt Nam chỉ sau Thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Để thiết kế  và xây dựng khu lăng mộ này, Hoàng Cao Khải đã mời rất nhiều kiến trúc sư người Pháp và người Việt Nam cùng tham gia.

 

Khu lăng của Hoàng Cao Khải được xây dựng theo hình chữ “Đinh” (), với nhánh ngang dài 8 m, nhánh đứng cao 6 m, trần cách sàn hơn 4 m. Ở giữa có một cái bàn đá màu trắng rộng, mộ của Hoàng Cao Khải ở bên trái, mộ bà vợ ở bên phải.

 

Vật liệu đá xây dựng lăng được chở về từ phủ Quốc Oai (tỉnh Hà Đông cũ) và qua bàn tay chế tác đá của các hiệp thợ nổi tiếng quanh vùng núi An Hoạch (huyện Đông Sơn, Thanh Hóa). Họa tiết chủ yếu được chạm khắc trên đá là hoa sen, lá thông, đầu rồng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ 19.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Tin-1-15.10-3.jpg

Bậc tam cấp đá

 

Các nhà sử học Việt Nam đã từng gọi lăng là “Thành nhà Hồ thứ 2” và giới nghiên cứu lịch sử người Pháp đánh giá, đây là một trong những đỉnh cao của kiến trúc đá phương Đông.

 

Xét về cấu trúc tổng thể, Lăng Hoàng Cao Khải và Hoàng Trọng Phu có nhiều nét tương đồng. Nhưng về quy mô, lăng con Hoàng Trọng Phu xây sau đồ sộ hơn lăng cha. Toàn bộ mặt cắt ngang của lăng dài 15 m, được chia làm nhiều khu nhỏ, trần cũng cao hơn 4 m với những họa tiết và Hán tự đặc trưng.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/Tin-1-15.10-4.jpg

Người dân lấn chiếm vào tận khu mộ

 

Trước cửa lăng có hai dãy tượng đá gồm 8 chiến binh cao khoảng 1.3 m đừng gác hai bên. Trải qua hơn 100 năm tồn tại, đến nay chỉ còn lại ba bức tượng bị sứt mẻ nhiều.

 

Khu lăng mộ này được chính quyền Bắc Việt xếp hạng Di tích Quốc gia năm 1962. Quá trình đô thị hoá của thành phố khiến khu Di tích Lăng Hoàng Cao Khải hiện nay đều có các hộ dân nằm trong khuôn viên khu lăng mộ. Một số người dân còn gọi đây là phố âm – dương, nơi người sống ở chung cùng người chết suốt mấy chục năm qua.





No comments:

Post a Comment

View My Stats