Đợt
“truy quét” các “đại gia” gần đây có ích gì?
RFA
13-10-2022
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vcp-swept-the-securities-giants-10132022160817.html
Chiến dịch truy quét các “ông lớn” trong ngành
chứng khoán, bất động sản trong thời gian vừa qua có làm trong sạch thị trường
chứng khoán, bất động sản như kỳ vọng của Đảng và Chính phủ?
Không minh bạch
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á -
Singapore (ISEAS), cho rằng trong cả ba vụ bắt giữ lãnh đạo của các tập đoàn lớn
như FLC, Tân Hoàng Minh hay mới đây là Vạn Thịnh Phát, thông tin mà phía cơ
quan điều tra đưa ra còn mập mờ, không minh bạch.
Tiến sỹ Hợp nói khi theo dõi cả ba vụ án, ông
không biết rằng liệu ngành tư pháp có làm đúng hay không:
“Cả ba vụ đấy mình có cảm giác như là thông tin bắt
người không không đầy đủ, không biết là họ có bắt đúng tội hay không.”
Hồi tháng ba năm nay, ông Trịnh Văn Quyết,
cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, cùng với hai em gái, bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc có hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khoán”. Đến tháng tám, ông Quyết bị khởi tố thêm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ
tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cùng với sáu lãnh đạo tập đoàn này bị khởi tố và bắt
tạm giam để điều tra về tội “Lừa đảo
chiếm đoạt tài sản” vào ngày 4/4/2022. Thông tin
từ Bộ Công an cho biết các cá nhân này đã có hành vi gian dối, sử dụng ba công
ty thành viên để phát hành chín đợt trái phiếu trái quy định pháp luật,
huy động tiền của nhà đầu tư nhưng không sử động vào các hoạt động kinh doanh
theo hồ sơ phát hành trái phiếu.
Ngày 8/10, Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập
đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng với ba người thuộc cấp bị khởi tố và bắt tạm giam để
điều tra về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cơ quan Cảnh sát Điều tra xác định
bà Trương Mỹ Lan đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu
trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân.
Tư pháp làm theo
chỉ đạo của Đảng
Từ Na Uy, tiến sỹ kinh tế Nguyễn Huy Vũ
cũng thấy rằng mọi thông tin từ báo chí hiện nay đều được cung cấp một chiều từ
cơ quan điều tra.
Người ngoài không ai được biết một cách rõ ràng, chính xác về những gì đã diễn ra trong ba vụ án này, không biết những bản
án hay hồ sơ xét xử có thực sự công tâm, minh bạch, đúng như bản chất của vụ án hay
không. Đó là biểu hiện của một ngành tư pháp, mà theo ông Vũ, là không độc lập:
“Tư pháp không được độc lập. Họ là một cánh tay để
thực hiện các quyết định của Đảng. Cho nên người ta nhìn vào quyết định bắt giữ
lãnh đạo các tập đoàn này như là một quyết định của Đảng thì đúng hơn
là một quyết định của ngành tư pháp, nhằm làm trong sạch hóa các hệ thống
kinh tế. Đây là vấn đề của hệ thống tư pháp hiện nay.”
Một bài viết được đăng trên mạng báo VTV, cơ quan ngôn
luận có chức năng tuyên truyền đường lối của Đảng và Chính phủ, nói rằng các việc
khởi tố các tập đoàn lớn như trên cho thấy “quyết tâm của Đảng và người đứng đầu Đảng là Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng trong việc xử lý những sai phạm của doanh nghiệp có thể gây bất bình trong xã hội.”
Nguyên do
Trả lời câu hỏi vì sao Đảng lại mạnh tay truy
quét các “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản, chứng khoán ở Việt Nam vào thời
điểm này. Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ lý giải, vấn đề này liên quan đến kinh tế
toàn cầu.
Hiện nay, thế giới đang đối diện với một cú sốc kinh tế rất lớn, đó là lạm phát đang tăng rất cao và khó kiểm
soát. Do đó, chính quyền Hoa Kỳ đang tăng lãi suất lên. Khi đó, dòng vốn từ các nước khác
trên toàn thế giới dồn về Hoa Kỳ, bởi vì lãi suất của Hoa Kỳ tăng
lên, cho nên lợi nhuận từ việc đầu tư vốn của Hoa Kỳ tăng lên.
Tương tự, nguồn vốn từ Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau, cũng rút khỏi Việt Nam để dồn vào các nước có lợi nhuận
cao hơn. Từ đó, các tập đoàn Việt Nam phải đối diện với một khủng hoảng thiếu vốn.
Đó là lý do mà các tập đoàn buộc phải phát hành trái phiếu, vay mượn tiền trong dân với mức lãi suất rất cao, với hy vọng sau khi bán được bất động sản thì sẽ có tiền
trả lại cho người dân.
Để có tiền để trả lại cho người dân thì các tập đoàn bất động sản phải bơm giá đất lên cao, nhưng khi mà giá
đất không còn đi lên được như kỳ vọng của họ thì mọi thứ sụp đổ, người dân mất
tiền:
Tình trạng này xảy ra được, theo tiến sỹ Vũ,
là do Nhà nước buông lỏng quản lý, hoặc thậm chí là có các quan chức cấu kết với
doanh nghiệp để:
“Thực chất là việc phát hành trái phiếu dựa vào hệ thống quản lý lỏng lẻo thì đã diễn ra từ trước rồi.
Vì tình trạng hệ thống kiểm toán của Việt Nam hiện nay không được chặt chẽ, các
tập đoàn rất dễ dàng chỉnh sửa sổ sách để thu hút nguồn vốn từ những nhà đầu tư nhỏ là lẻ.
Nhưng chính quyền buông lỏng quản lý hoặc có thể là
những tập đoàn đó cấu
kết với một nhóm lợi ích
quan chức nào đó trong chính quyền để tiến hành hành vi thu hút vốn. Đến thời
điểm như hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng kéo theo kinh tế Việt Nam khủng
hoảng thì mọi thứ sẽ bộc lộ ra.”
Ông Trịnh Văn Quyết
và Bộ trưởng Giao thông Nguyễn Văn Thể trong buổi lễ nhận máy bay của Bamboo
Airways hồi năm 2019. Ảnh: AFP
Có làm trong sạch
được thị trường chứng khoán?
Hôm 22/4, tại một hội nghị về phát triển thị
trường vốn an toàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải “nhanh chóng làm lành mạnh, trong sạch thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, doanh nghiệp.”
Theo VTV, việc khởi tố, bắt tạm giam một số lãnh đạo doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, bất động sản trong thời
gian qua cho thấy quyết tâm làm trong sạch, lành mạnh thị trường tài chính và nỗ lực chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp ghi nhận quyết tâm của Chính quyền trong việc chống tham nhũng. Song,
theo ông, chống tham nhũng thì cần nhất là phải minh bạch và đúng pháp luật để
người dân khỏi nghi ngờ:
“Chính quyền có những nỗ lực chống tham nhũng là tốt,
nhưng Chính quyền nên hành xử làm sao cho bình đẳng, minh bạch, phải làm rõ tội
này tội kia, vì sao người ta lại mắc những tội như thế...
Chống tham nhũng không phải chỉ bằng chống tham nhũng. Tức là chỉ bắt bớ bắt bỏ tù thì không bao giờ chống được. Muốn chống tham nhũng
phải có nhiều việc
khác nhau.
Công chức phải có lương đủ nhiều để người ta không
nghĩ đến chuyện nhận hối lộ. Phải xây dựng một cái văn hóa không tham nhũng nữa. Nhưng điều quan trọng nhất
đó là mọi điều phải minh bạch để người dân phải được biết.”
Theo Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ, với những gì đang diễn ra, có thể thấy rằng lãnh đạo Cộng sản Việt Nam không có năng lực trong việc quản lý nền kinh tế quốc gia. Những cải cách, đường hướng mà họ đưa ra dẫn đến một nền kinh tế luộm thuộm, chắp vá, không theo một trình tự nào cả.
Và chuyện bắt giữ một loạt các “đại gia” bất động
sản như vừa qua cũng không thể giải quyết được tình trạng trên:
“Chuyện bắt những công ty này không giải quyết được
vấn đề gì cả. Nó không ngăn ngừa chuyện sẽ xảy ra trong tương lai. Bởi vì thể
chế hiện nay là như vậy, luật lệ hiện nay
không có khả năng kiểm soát những điều tương tự diễn ra trong tương lai.
Nếu không muốn những điều tương tự diễn ra trong
tương lai thì phải sửa lại thể chế, cải cách hệ thống kiểm
toán, hệ thống điều hành tài chính tiền tệ
và thị trường vốn.
Nó đòi hỏi liên quan đến con người và thể chế, mà những
điều này thì trong cơ chế hiện tại không có.”
----------------------
Tin, bài liên quan
Thời Sự
Nghi
vấn về hai cái chết liên quan vụ bắt Chủ tịch Vạn Thịnh Phát?
Trịnh
Văn Quyết tăng khống vốn điều lệ gấp 3.000 lần: trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà
nước ở đâu?
Bắt
hàng loạt đại gia bất động sản có giúp thị trường tài chính VN thăng hạng?
Doanh
giới VN lo lắng thế nào sau hai vụ án ở FLC và Tân Hoàng Minh?
No comments:
Post a Comment