Friday 7 October 2022

IM LẶNG CỦA VIỆT NAM LÀ SỰ "ĐỒNG THUẬN - CONSENTEMENT TACITE" (Trương Nhân Tuấn)

 



Im lặng của VN ở đây là sự “đồng thuận – consentement tacite”   

Trương Nhân Tuấn

7-10-2022  00:56   

https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/pfbid0YN2mxeBGpjh1igp3SCXS3drg9ZtPPP77R3iGNSueEPGeMfctbACVBr7iWj4m7Manl

 

Thái độ "lửng lơ con cá vàng" của VN qua ý kiến của bà phát ngôn nhân BNG Lê Thị Thu Hằng về việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine, theo tôi, có thể là cây gậy đập (không phải sau lưng mà lên đầu) VN sau này.

 

“Việt Nam kêu gọi các bên liên quan nối lại đối thoại, giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia".

 

Câu hỏi là VN đồng thuận, hay phản đối, hành vi sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào nước Nga ?

 

Câu trả lời của VN, qua các tuyên bố chung chung, là không có ý nghĩa (pháp lý) gì hết cả.

Bởi vì người ta có thể hiểu là VN tôn trọng "toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga, bao gồm các địa phương Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia (của Ukraine mà Nga đã hoàn tất thủ tục sáp nhập trước đó).

 

VN đã "im lặng" trước cái gọi là "trưng cầu dân ý" của Nga ở các địa phương Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Im lặng của VN ở đây là sự "đồng thuận - consentement tacite".

 

(Thái độ im lặng của một quốc gia trước một vấn đề bắt buộc quốc gia phải lên tiếng đồng nghĩa với việc quốc gia đồng thuận về vấn đề đó).

 

Quyền "dân tộc tự quyết", một nguyên tắc cơ bản của hiến chương LHQ, không thể áp dụng một cách bất kỳ. Quyền này chỉ được xác lập trong trường hợp dân tộc bị các thế lực bên ngoài (thực dân) áp bức. Các dân tộc này có quyền sử dụng quyền "dân tộc tự quyết" (bằng mọi cách, kể cả vũ trang) để giành lại độc lập.

 

Các vụ trưng cầu dân ý được Nga tổ chức ở các địa phương Ukraine hiển nhiên không nằm trong "khung" của quyền "dân tộc tự quyết", theo định nghĩa của Hiến chương LHQ và Luật quốc tế.

 

Đại đa số các quốc gia thuộc LHQ ủng hộ Ukraine, chống lại cuộc xâm lược của Nga, vì nguyên tắc nền tảng "bình đẳng về chủ quyền của mọi quốc gia" và tính "bất khả xâm phạm về lãnh thổ" của Hiến chương LHQ.

 

Nên nhớ là đảng CSVN còn "nợ" nhân dân miền Nam (dưới vĩ tuyến 17) quyền "dân tộc tự quyết" mà họ đã nhìn nhận (cùng với Mỹ, LX nay là Nga, TQ và các cường quốc khác, theo nội dung Hiệp định Paris 1973). Cái cách đối xử (bóc lột) của đảng CSVN trong thời gian qua đối với "dân Ngụy" có khác chi một đế quốc thực dân khai thác dân bản xứ ?

 

Quyền dân tộc tự quyết của "nhân dân miền Nam VN", nhờ cái cách hành sử kỳ thị và dã man của đảng CSVN đối với nhân dân miền Nam, đã được xác lập. Nó chỉ chờ dịp là thực thi mà thôi.

 

22 BÌNH LUẬN   

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

VN ủng hộ Nga chiếm lãnh thổ Ukraine dựa trên quan điểm "lịch sử". Nên nhớ là, trên quan điểm "lịch sử", VN là thuộc quốc của TQ. Hiệp ước Thiên tân 1885 giữa Pháp và nhà Thanh có nội dung "Nhà Thanh nhường VN lại cho Pháp". Tức là TQ, nếu muốn, cũng có thể dựa lên lịch sử (mà VN ủng hộ Nga) để chiếm VN. Cái gọi là "quyền lịch sử" của TQ ở Biển Đông là dựa trên "lịch sử". Nói lại cho đảng CSVN rõ.

 

.

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

dân VN gốc Khmer sống ở vùng (Trà vinh, Sóc trăng, Bạc liêu..., gọi là vùng Khmer Krom) cũng có thể noi gương dân các vùng Donbass, Kherson, Zaporijjia... để "trưng cầu dân ý" sáp nhập vô Thái lan. Cả lãnh thổ miền Nam chỉ mới sáp nhập vô VN trên trăm năm nay. Nhờ "thực dan" mà VN sáp nhập một số lãnh thổ của Campuchia (nhờ nguyên tắc uti possidetis). Ủng hộ Nga về quyền "dân tộc tự quyết" là VN đang chơi với lửa.

 

.

 

Tác giả

Nhân Tuấn Trương

chủ trương "hai quốc gia VN" là mở đường cho quyền "dân tộc tự quyết" ở quốc gia VNCH sống lại. Dân VNCH (ngay cả dân miền Bắc) đều là nạn nhân, bị CSVN đô hộ.

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats