Sunday 23 October 2022

HOÀNG ĐẾ THẾ KỶ 21 | ĐAI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG HOA 2022 (Yang Zhang)

 



Hoàng đế thế kỷ 21 | Đại hội ĐCSTH 2022

Yang Zhang

Trà Mi chuyển ngữ

POSTED ON OCTOBER 23, 2022   

https://dcvonline.net/2022/10/23/hoang-de-the-ky-21-dai-hoi-dcsth-2022/

 

Những gì chúng ta vừa thấy là việc thành lập đội ngũ toàn là người của Tập, phá vỡ hết những quy tắc đã có hàng chục năm và sự ra đời của một nhân vật lãnh đạo tối cao vô biên. Những việc này không hoàn toàn gây ngạc nhiên, nhưng việc Tập thu nắm tất cả quyền lực vẫn nằm ngoài dự đoán của chúng ta. Ông ấy bây giờ là một hoàng đế thực sự thời hiện đại.

 

https://pbs.twimg.com/media/Ffq2gzSXgAInJyE.jpg

Cựu Chủ tich CHNDTH Hồ Cẩm Đào, vỗ vai Lý Khắc Cường bên cạnh một Uông Dương mặt lạnh như đồng, khi bị cán bộ đảng đưa ra khỏi Đại lễ đường Nhân dân ngày 22 tháng 10, 2022. Ảnh AFP

 

VIDEO :

Unedited sequence of former Chinese president Hu unexpectedly leaving Congress   

AFP News Agency

https://www.youtube.com/watch?v=lQAxkh8-O-E

Chủ tịch TH Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, đang ngồi bên cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình thì bị Kong Shaoxun ( Khổng Thiệu Tốn) đảng đến và đưa ra khỏi Hội trường. Không có lời giải thích chính thức nào. Nguồn: AFP/RFA

 

Đoạn video không cắt xén của AFP cho thấy toàn cảnh bàn chủ tọa tại ĐHĐCSTH khi cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, đang ngồi bên cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình thì bị cán bộ đảng đến và đưa ra khỏi Hội trường. Một cán bộ kéo tay ông Hồ Cẩm Đào đi, ông không bằng lòng và rút tay lại. Khi đứng lên ông muốn lấy hồ sơ trên bàn nhưng Tập đã dùng tay chặn lại. Hồ Cẩm Đào cũng nói với Chủ tịch Tập Cận Bình trong giây lát và vỗ vai Thủ tướng Lý Khắc Cường trước khi bị dẫn ra ngoài. Không có lời giải thích chính thức nào về sự việc này.


VIDEO :

Chinese ex-president Hu Jintao escorted out of congress - BBC News

Cựu Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi đại hội đảng CSTH tại Đại lễ đường Nhân dân ngày 22 tháng 10 năm 2022 — BBC News

 

Cựu lãnh đạo Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã bị đưa ra hội trường trong lễ bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa. 

 

Sau đại hội kéo dài một tuần, đảng CSTH dự định sẽ xác nhận Tập, 69 tuổi, nhận chức Chủ tịch nhiệm kỳ thứ ba, lần đầu trong lịch sử. Đại hội đảng CSTH tổ chức ở Bắc Kinh 5 năm một lần đã củng cố vị thế của ông là người có quyền lực mạnh nhất Trung Hoa.

 

Tập sẽ cai trị Trung Hoa không phải một nhiệm kỳ nữa mà ít nhất là hai và có thể là ba nhiệm kỳ (15 năm). Ông “mới” 69 tuổi: Mao cai trị Trung Hoa cho đến khi qua đời ở tuổi 83 và Đặng giữ chức Chủ tịch Ban Quan ủy Trung Ương (CMC) cho đến năm 1989 khi 85 tuổi. Vì vậy, đừng mong đợi Tập sẽ nghỉ hưu trước năm 2037. Thời kỳ đỉnh cao quyền lực của Tập chỉ mới bắt đầu ngày hôm nay.

 

Không có người kế vị. Tập còn quá “trẻ” để chọn người kế vị. Những bộ trưởng của ông không quan tâm đến việc đề nghị bất cứ một ai. Những ứng cử viên có thể muốn ra tranh chức của Tập không hề dám đả động đến chuyện đó. Người kế nhiệm tương lai của Tập bây giờ không là ai cả (thậm chí là người không mặt có trong Ban Chấp hành Trung ương lần này). Kế vị có thể sẽ không phải là một vấn đề vào năm 2027.

 

Quy tắc giới hạn độ tuổi hoàn toàn biến mất. Những người 67 tuổi, Li Keqiang (Lý Khắc Cường), Wang Yang (Uông Dương) và Chen Quanguo (Trần Toàn Quốc) đã nghỉ hưu, trong khi Wang Huning (Vương Hỗ Ninh) ở lại Ban Bí thư. Hơn nữa, Wang Yi (Vương Nghị, 69 tuổi) và Zhang Youxia (Trương Hựu Hiệp, 72 tuổi) sẽ ở trong Bộ Chính trị. Đơn giản là Tập  phô trương sức mạnh vô biên của ông ta bằng cách phá vỡ quy tắc giới hạn độ tuổi.

 

Vai trò Thủ tướng như chúng ta biết đã biến mất. WSJ đã đúng khi đưa tin Li Qiang (Lý Cường) là thủ tướng và tôi đã sai khi thủ tướng sẽ là Wang Yang (Uông Dương). Đây là điều chưa từng xảy ra vì Họ Lý chưa khi nào là phó thủ tướng hoặc bất kỳ kinh nghiệm nào ở trung ương. Từng là tham mưu trưởng của Tập, Lý sẽ là Bí thư trưởng của ông với tư cách là Thủ tướng.

 

Phe nhóm cũ đã biến mất trong khi các bè phái mới đang thành hình. Nhân sự bè phái rất linh hoạt và năng động. Như tôi đã nói trước đây, phe Liên đoàn Thanh niên đã ngừng hoạt động cách đây 7-8 năm. Tuy nhiên, sau chiến thắng toàn diện của Tập, họ sẽ sớm chia rẽ và tranh giành quyền lực.

 

Việc Zhang Youxia (Trương Hựu Hiệp) ở lại Bộ Chính trị là một điều đáng ngạc nhiên nhưng có giá trị quan trọng đối với Tập. 1) họ Trương đã 72 tuổi, thậm chí còn lớn hơn Li Zhanshu (Lật Chiến Thư). 2) Việc họ Trương ở lại khiến Tập không phải là ủy viên Bộ Chính trị lớn tuổi nhất. 3) Cha của Trương Hựu Hiệp và cha của Tập là những đồng chí thân thiết. 4) Họ Trương sẽ là hoàng tử của Tập trong Giải phóng quân Nhân dân (PLA).

 

Vị trí hàng đầu của Li Qiang (Lý Cường) không chỉ là chưa từng có mà còn cho mọi người thấy rằng lòng trung thành chứ không phải là sự nổi tiếng là chìa khóa để tiến thân trong đảng CSTH. Thảm họa của việc đóng cửa tòa bộ Thượng Hải không ngăn được sự thăng tiến của Lý chính xác vì ông đã tuân theo lệnh của Tập bất chấp mọi chỉ trích.

 

Vai trò Thủ tướng của Lý Cường cũng cho thấy cách Tập đã đào tạo phụ tá thân cận vào vị trí này ra sao. Trong chục năm trước, Lý Cường là thống đốc Chiết Giang (2012) và bí thư thành ủy Giang Tô (2016) và Thượng Hải (2017). Trong lịch sử CHNDTH, họ Lý là người duy nhất đã cai trị ba tỉnh lớn này.

 

Kinh nghiệm dày dặn của Lý Cường trong việc điều hành ba tỉnh giàu có có thể là một việc tốt. Tuy nhiên, việc ông chưa khi nào làm phó thủ tướng hoặc có bất kỳ kinh nghiệm làm việc trung ương nghĩa là ông phải dựa vào quyền hạn của Tập để điều hành hội đồng chính phủ. Lý Cường sẽ là một kỹ trị viên hoàn hảo cho hoàng đế.

 

Nếu Lý Cường và Ding Xuexiang (Đinh Tiết Tường) thực sự trở thành thủ tướng và phó thủ tướng điều hành như WJS đưa tin, cả hai sẽ là kỹ trị viên, thư ký và người hầu của Tập. Hai lãnh đạo cao nhất của Quốc vụ viện là Chánh văn phòng của Tập ở Chiết Giang và Thượng Hải & Văn phòng Trung ương.

 

Nếu hai thư ký của Tập lãnh đạo Quốc vụ viện, điều này không chỉ có nghĩa là sự thay đổi của Thủ tướng mà còn là sự thay đổi về bản chất của Quốc vụ viện. Nó sẽ không còn song hành với Đảng, mà chỉ đơn giản là một trong nhiều thể chế dưới sự lãnh đạo của Đảng, và của Tập.

 

Chúng ta có thể sẽ thấy một Ban Bí thư Trung ương mạnh hơn (中央 书记处) là cơ quan điều hợp của Tập dùng để hướng dẫn tất cả những cơ quan khác, kể cả Quốc vụ viện. Năm 1956-1966, Đặng Tiểu Bình là Tổng Bí thư của Chủ tịch Mao và điều hợp những nhân vật lãnh đạo khác trong đó có Thủ tướng Chu Ân Lai.

 

https://pbs.twimg.com/media/FfrLSa_XwAA6lT-.jpg

 

Ban Bí thư Trung ương sẽ giống như Đại hội đồng (军机 ), do Hoàng đế Ung Chính của Đế chế nhà Thanh thành lập. Nó là cơ quan quyết định ở bên trong và trực tiếp phục vụ hoàng đế. Tất cả các bộ hoặc cơ quan bên ngoài khác chỉ đơn giản thực hiện những mệnh lệnh của nó.

 

https://pbs.twimg.com/media/FfrMgdJWAAAdr_L.jpg

 

Bản tin của WJS không cho biết ai sẽ lãnh đạo Ban Bí thư Trung ương, nhưng một ứng cử viên nặng ký là Bí thư Bắc Kinh Cai Qi (Thái Kỳ). Trong năm 2014-17, họ Thái giữ chức Phó Tổng văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia do Tập làm Chủ tịch. Đơn giản  là Thái Kỳ quay trở lại vai trò cũ của mình.

 

Một ứng cử viên khác để lãnh đạo Ban Bí thư Trung ương là Bí thư Trùng Khánh Chen Miner (Trần Mẫn Nhĩ), một người trẻ hơn (62 tuổi) so với Thái Kỳ (67 tuổi). Dù là họ Thái hay hay họ Trần, ông ta sẽ đơn giản là Người hầu chính của Tập trong Bộ Chính trị và giao mệnh lệnh của Tập cho những cơ quan khác. Chúng ta sẽ xem kết quả tối nay.

 

 

https://pbs.twimg.com/profile_images/1379511838891773956/9uskcdp-_400x400.jpg

Tác giả | Trương Dương (Yang Zhang) Giáo sư Phụ tá Trường Dịch vụ Quốc tế của Đại học America. Chuyên viên xã hội học nghiên cứu việc xây dựng nhà nước và đế chế, giới lãnh đạo chính trị, những cuộc cách mạng và nổi dậy, và những phong trào xã hội.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


Nguồn: Phe của Tập Cận Bình – Đại hội ĐCSTH | Yang Zhang | https://twitter.com/yangzhang1982 | October 22, 2022.

 

==============================================

.

.

Thường vụ Bộ Chính Trị

Phạm Sỹ Thành

23/10/2022

https://baotiengdan.com/2022/10/23/thuong-vu-bo-chinh-tri/

 

Những dự đoán về PSC (*) của Trung Quốc trước Đại hội 20 đều đã chệch nhịp. Sau đây là 7 Uỷ viên thường vụ BCT khoá 20: Tập Cận Bình, Thái Kỳ, Vương Hộ Ninh, Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Đinh Tiết Tường, Lý Hy.

 

Vậy là nhân vật cuối cùng của Hu’s protege là Hồ Xuân Hoa cũng đã không còn ở lại thậm chí trong số 24 Uỷ viên Bộ Chính trị. Một cuộc thanh lọc triệt để đã xong. Nhiều khả năng Lý Cường sẽ thành tân thủ tướng Trung Quốc – người đã kiên định với zero-covid, vượt qua bài test về lòng trung thành.

 

Tất cả nhân sự mới đều từng làm việc dưới quyền của ông Tập Cận Bình trước năm 2012 nên đặc điểm nhân sự từ 2017 tiếp tục được nối dài.

 

Ba bí thư thành ủy trực thuộc trung ương hoặc quan trọng bậc nhất (Lý Cường/ Thượng Hải, Lý Hi/ Quảng Đông, Thái Kỳ/ Bắc Kinh), một chủ nhiệm văn phòng trung ương, một bí thư ban kỷ luật trung ương (Triệu Lạc Tế), một kiến trúc sư ý thức hệ (Vương Hộ Ninh).

Bộ Chính trị chỉ còn 24 người, giảm một so với khoá trước.

 

Lý Cường (63 tuổi)

Lý Cường là người gốc Chiết Giang, từng là tham mưu trưởng của Tập Cận Bình từ năm 2004 đến năm 2007, khi ông Tập là Bí thư Tỉnh uỷ. Ông cũng ở bên cạnh ông Tập trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của ông Tập tới Hoa Kỳ vào năm 2015. Là một thành viên thân cận của ông Tập Cận Bình, ông đã được đề bạt vào các vị trí nhà nước nổi bật, có thể thay thế Lý Khắc Cường làm Thủ tướng.

 

Đinh Tiết Tường (60 tuổi)

Với tư cách là Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, ông được coi là một trong những trợ lý trung thành và đáng tin cậy nhất của ông Tập. Đã bước sang tuổi 60 vào tháng 9, Đinh Tiết Tường đủ trẻ để phục vụ hai nhiệm kỳ 5 năm trong cơ quan quyền lực nhất của Đảng CSTQ, đến đầu những năm 2030. Động thái này sẽ củng cố quyền lực của ông Tập và bảo đảm rằng chương trình nghị sự của ông sẽ được thực hiện trong thập kỷ tới.

 

Đinh Tiết Tường về cơ bản là tham mưu trưởng của Tổng bí thư. Không giống như các quan chức hàng đầu khác, ông chưa bao giờ điều hành một tỉnh hoặc thành phố. Gia nhập Đảng CSTQ năm 1984, sự nghiệp chính trị của ông chủ yếu liên quan đến việc thăng cấp qua các cấp bậc trong Đảng. Sự hiểu biết của ông về hoạt động bên trong của hệ thống đã giúp ông có được sự tin tưởng của người quyền lực nhất Trung Quốc.

 

Ông là người gốc Giang Tô, bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Vật liệu Thượng Hải, trước khi chuyển sang các vị trí trong đảng về tuyên truyền, tổ chức và an ninh ở Thượng Hải. Chính tại đây, ông bắt đầu làm việc cho ông Tập sau khi ông này trở thành Bí thư Thành ủy. Kể từ đó, sự nghiệp của ông đã gắn chặt với ông Tập. Sau khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, ông Đinh Tiết Tường được bổ nhiệm làm thư ký riêng, tháp tùng ông Tập tới mọi cuộc họp quan trọng trong nước và quốc tế. Ông cũng ở trong Ủy ban An ninh Quốc gia, cơ quan kiểm soát bộ máy an ninh của Trung Quốc và do ông Tập làm chủ tịch.

 

_______

 

(*) Ghi chú của Tiếng Dân: PSC là viết tắt của cụm từ “Politburo Standing Committee”, nghĩa là “Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Bình Luận từ Facebook




No comments:

Post a Comment

View My Stats