NỘI DUNG :
Bế
mạc Đại Hội Đảng : Tập Cận Bình, yếu tố « trung tâm » của Đảng Cộng Sản Trung
Quốc
Thanh Hà - RFI
Tập
Cận Bình, hiện thân cho sự thống trị toàn diện của Đảng với xã hội Trung Quốc
Trọng Thành - RFI
Đại
hội đảng Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình củng cố thêm quyền lực
.
=================================================
.
.
Bế
mạc Đại Hội Đảng : Tập Cận Bình, yếu tố « trung tâm » của Đảng Cộng Sản Trung
Quốc
Thanh Hà - RFI
Đăng
ngày: 22/10/2022 - 11:08
Kết
thúc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc hôm 22/10/2022, toàn thể 2.300 đại biểu
« nhất trí » thông qua hai điều khoản sửa đổi Điều Lệ Đảng. Hai
quy định đó gồm : dứt khoát chống đối Đài Loan độc lập và công
nhận vai trò « hạt nhân » của ông Tập Cận Bình. Sự kiện gây chú ý
trong ngày là cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị áp tải khỏi hội trường trước khi Đại Hội
XX chính thức bế mạc.
Hai
người áp tải cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ
Cẩm Đào (Hu Jintao) ra khỏi hội trường trước khi biểu quyết sửa đổi điều lệ
Đảng. Ảnh ngày 22/10/202. © Andy Wong / AP
Trong diễn
văn bế mạc Đại Hội Đảng Trung Quốc, ở cương vị tổng bí thư Ban Chấp Hành
Trung Ương, ông Tập Cận Bình kêu gọi « Hãy dám đấu tranh đẻ giành
lấy chiến thắng ».
Về thành
phần nhân sự mới, như dự báo đương kim thủ tướng Lý Khắc Cường không có tên
trong danh sách 205 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương. Ông chính thức rời khỏi
chức vụ thủ tướng vào tháng 3/2023.
Tuy nhiên
sự kiện đáng chú ý nhất trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ
20 hôm nay là hình ảnh cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao) người
ngồi ngay bên tay trái ông Tập Cận Bình, đã bị áp tải ra khỏi Đại Lễ Đường Nhân
Dân trước cuộc biểu quyết sửa đổi điều lệ Đảng.
Thông tín viên đài RFI Stéphane
Lagarde tường thuật về sự kiện được các nhà quan sát bình luật nhiều nhất sáng
nay :
« Có
vẻ như là cựu chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bất đắc dĩ đã phải rời khỏi hội
trường. Ngay sau khi bắt đầu làm việc tại phòng báo chí, các phóng viên qua ống
nhòm đã trông thấy hai người áp tải ông Hồ Cẩm Đào ra khỏi phòng họp. Ai
cũng biết cựu chủ tịch Trung Quốc nay đã gần 80 tuổi, sức khỏe suy yếu và có thể
là ông đã bị mệt. Dù vậy ông Hồ Cẩm Đào đã rời hội trường trước khi mọi người
biểu quyết sửa đổii Điều Lệ Đảng. Toàn thể các đại biểu đã nhất trí đưa tư
tưởng Tập Cận Bình về xã hội chủ nghĩa theo đường lối Trung Quốc vào văn bản
này.
Trong
khi đó ông Tập Cận Bình chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ thứ ba, điều chưa từng thấy
từ thời Mao Trạch Đông. Việc ông Tập tiếp tục nắm giữ quyền lực đã làm dấy lên
nhiều chỉ trích ngay trong nội bộ Đảng. Trong lễ bế mạc Đại Hội Đảng hôm nay,
phía bên tay trái của ông Tập Cận Bình là một chiếc ghế bị bỏ trống.
Chưa có thông tin về thành phần Ban Thường
Vụ và danh sách 6 nhân vật chung quanh ông Tập Cận Bình. Liên quan đến Ban Chấp Hành Trung
Ương, trong số 205 thành viên, không có tên thủ tướng Lý Khắc Cường. Trong danh
sách này cũng không thấy tên ông Uông Dương (Wang Yang) chủ tịch Chính Hiệp
Trung Quốc. Có lúc ông này được dự báo là có thể được cất nhắc vào chức vụ thủ
tưởng.
Dù vậy,
đương kim ngoại trưởng Vương Nghị cùng tuổi với phó thủ tướng thứ nhất Quốc Vụ
Viện Hàn Chính (Han Zheng) thì vẫn được giữ lại. Một nhân vật thân tín khác với
ông Tập Cận Bình là thành ủy Thượng Hải, ông Lý Cường (Li Qiang) thì có tên
trong Ban Chấp Hành Trung Ương. Ngày mai mọi chú ý sẽ tập trung vào thành phần
Ban Thường Vụ để xem xem rằng trong đó sẽ có bao nhiêu người thân tín với chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình ».
AFP ghi nhận,
sau vụ ông Hồ Cẩm Đào đột ngột rời hội trường trước khi Đại Hội Đảng kết thúc
trong những điều kiện « bất thường », tên tuổi ông bị kiểm
quyệt trên các mạng internet tại Trung Quốc.
Hai điều khoản mới trong bản Điều Lệ Đảng
Liên quan
đến bản Điều Lệ Đảng sáng nay 2.300 đại biểu Trung Quốc « nhất trí »
thông qua hai điều khoản mới. Một là xác định « Vai trò trung tâm của đồng chí Tập Cận Bình », qua
đó củng cố thêm vị trí của đương kim tổng bí thư, kiêm chủ tịch nước, chủ tịch
Quân Ủy Trung Ương. Nghị quyết thứ nhì cũng đã dễ dàng được toàn thể các đại biểu
thông qua liên quan đến quy chế độc lập của Đài Loan. Điều Lệ Đảng Cộng Sản
Trung Quốc quy định rõ « chống đối » Đài Loan độc lập.
------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
16/10/2022
- 11:11
Đại
Hội 20 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc có gì mới ?
14/10/2022
- 15:03
Trước
thềm Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc, xuất hiện 2 biểu ngữ kêu gọi lật đổ Tập
Cận Bình
14/10/2022
- 15:14
==============================================
.
Tập
Cận Bình, hiện thân cho sự thống trị toàn diện của Đảng với xã hội Trung Quốc
Trọng Thành - RFI
Đăng ngày: 14/10/2022
- 16:11
Đại Hội
đảng Cộng Sản Trung Quốc chuẩn bị khai mạc ngày Chủ nhật này, với quyền lực trọn
vẹn nằm trong tay Tập Cận Bình. Liên Hiệp Quốc thêm một lần nữa ra nghị quyết
lên án Nga xâm lược Ukraina. Đình công lớn đòi tăng lương trong ngành năng lượng
tại Pháp. Kỷ niệm 5 năm phong trào #Me Too, tố cáo nạn bạo hành tình dục. Trên
đây là một số chủ đề lớn của báo chí Pháp hôm nay, thứ Sáu 14/10/2022.
‘Hoàng đế
của một nước Trung Hoa đang hụt hơi’’ là nhan đề trang nhất nhật báo kinh tế
Les Echos. Ông Tập Cận Bình gương mặt tròn trịa mũm mĩm, miệng nhoẻn
cười, hai tay cầm lá phiếu màu trắng chuẩn bị thả vào thùng phiếu màu đỏ rực,
mang quốc huy Trung Quốc. Phía sau là quốc kỳ Trung Quốc cũng toàn một màu đỏ rực.
Hình ảnh trang nhất Les Echos nhấn mạnh đến cuộc bỏ phiếu.
Tập Cận Bình bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử kết
quả đã biết trước
Nhưng ông
Tập Cận Bình không chờ cuộc bỏ phiếu. Theo Les Echos, lãnh đạo Trung Quốc 69 tuổi
‘‘trong vòng 10 năm đã tập trung toàn bộ quyền lực trong tay, đoạn tuyệt với
phương pháp lãnh đạo tập thể trước đó, đặt xã hội dân sự trong vòng kiểm soát
chặt chẽ về tư tưởng’’. Tuy nhiên, giờ đây lãnh đạo tối cao Trung Quốc ‘‘phải đối
phó với một môi trường kinh tế khó khăn hơn nhiều. Mô hình tăng trưởng dựa trên
đầu tư của Trung Quốc đang hụt hơi’’.
Les Echos
có lẽ là một trong những tờ báo có nhiều bài nhất về Đại hội đảng Cộng Sản
Trung Quốc. Nói về đảng Cộng Sản Trung Quốc, nhưng trước hết và chủ yếu là về
ông Tập Cận Bình. Bài ‘‘Lãnh đạo Trung Quốc trở thành ‘người đứng đầu mọi lĩnh
vực’ ’’ cho biết ông Tập Cận Bình là hiện thân cho sự chi phối của đảng Cộng Sản
đối với tất cả. Từ Nhà nước đến Quân đội, các lĩnh vực dân sự, giáo dục, từ
đông sang tây, từ nam chí bắc, tất cả đều nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Theo cựu
chuyên gia về Trung Quốc Christopher Johnson, của CIA, việc ông Tập từ đầu nhiệm
kỳ đến nay nỗ lực kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực phản ánh chính ‘‘nguyên tắc tổ
chức của chế độ’’. Không chỉ các lĩnh vực thuộc Nhà nước, mà toàn bộ xã hội, từ
truyền thông, các tổ chức phi chính phủ, đến các tổ chức tôn giáo, doanh nghiệp
tư nhân… Kiểm soát bằng các biện pháp truyền thống, và các công nghệ mới (trí
tuệ nhân tạo, tiền điện tử, mã QR, y tế…).
‘‘Áp đặt quyền thống trị với bàn tay sắt’’
Một mặt kiểm
soát, mặt khác đàn áp mọi phản kháng, và loại trừ mọi quan điểm khác biệt trong
nội bộ. ‘‘Trung Quốc : Tập Cận Bình áp đặt quyền thống trị với bàn tay sắt’’
là một bài khác của Les Echos. Theo nhật báo kinh tế Pháp, việc Tập Cận
Bình nắm quyền thêm một nhiệm kỳ thứ ba, thêm 5 năm nữa là điều chắc chắn. Cuối
tháng 9, tình hình đã hoàn toàn ngã ngũ, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị Vương Hộ
Ninh (Wang Huning) – ‘‘nhà lý luận của Đảng’’ – tuyên bố ‘‘lý do căn bản
khiến các mục tiêu của Đảng và Nhà nước gặt hái được các thành công là do sự lãnh
đạo của tổng bí thư Tập Cận Bình, định hướng tư tưởng Tập Cận Bình’’. Theo giáo
sư Jean-Pierre Cabestan, Đại học Hồng Kông, gần như không có khả năng các phe
phái khác có đại diện trong Bộ Chính Trị hay Ban Chấp Hành Trung Ương, ngoại trừ
những người trung thành với ông Tập.
Viễn cảnh
thành công mà lãnh đạo tối cao Trung Quốc đặt ra là rất lớn : quy mô của nền
kinh tế Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035, với tỉ lệ tăng
trưởng dự kiến hơn 4% những năm tới. Les Echos nhấn mạnh đến 4 lĩnh vực công
nghệ cao mà Trung Quốc hy vọng đuổi kịp phương Tây : máy bay chở khách, điện
hạt nhân, thương mại điện tử, vũ trụ.
‘‘Gót chân Asin’’ của Tập
Tuy nhiên,
điều Les Echos muốn nhấn mạnh là thách thức với lãnh đạo tối cao Trung Quốc.
Bài xã luận của Les Echos với tựa đề ‘‘Gót
chân Asin của Tập’’ nhấn mạnh đến các điểm yếu chết người. Điều đầu tiên mà
tờ báo nhấn mạnh là việc ‘‘ông quan cộng sản này đặt lợi ích của Đảng lên trên
lợi ích của đất nước, và mục tiêu kiểm soát người dân lên trên sự thịnh vượng của
xã hội’’. Việc triệt hạ toàn bộ các đối thủ trong nội bộ, khiến thách thức
chính trị không còn là vấn đề với Tập, kinh tế mới là điểm yếu chết người. Theo
xã luận Les Echos, ‘‘tâm lý hoang tưởng’’ khiến Tập Cận Bình ‘‘dường như đã bóp
chết tất cả những gì thành công tại Trung Quốc, như tập đoàn Tencent, Alibaba
cho đến Didi’’. Khủng hoảng trầm trọng đến mức mà phụ nữ Trung Quốc ngày càng
không muốn sinh con. Có thể nói ‘‘một cuộc cách mạng thầm lặng’’ đang diễn ra
(dự kiến có thể giảm tới 400 triệu dân trong 30 năm tới). Nợ công và tư cũng là
một vấn đề khổng lồ khác của Trung Quốc.
Tập Cận Bình ‘‘đặt lợi ích của Đảng lên trên
lợi ích đất nước’’
Les Echos
cũng có bài phỏng vấn nhà đầu tư David Baverez, hoạt động tại Hồng Kông từ hơn
10 năm nay. Bài ‘‘Tập Cận Bình đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích của Trung
Quốc’’ nhấn mạnh đến thất bại của Bắc Kinh trong chính sách thúc đẩy một mô
hình kinh tế mới dựa vào đầu tư và tiêu thụ nội địa, được tìm kiếm từ hơn 10
năm nay. Theo chuyên gia này, đúng là tăng trưởng kinh tế Trung Quốc ngày càng
dựa nhiều hơn vào tiêu thụ nội địa, nhưng một phần lớn tăng trưởng dựa vào lĩnh
vực bất động sản, vốn đang rơi vào đại khủng hoảng từ ít năm trở lại đây.
Trong những
năm gần đây, các công ty xây dựng nhà ở đã không thể hoàn tất việc xây dựng
hàng triệu căn hộ, mà người mua đã trả trước, với tổng số vốn 5.000 tỉ đô la.
Lý do là thiếu tiền. Bắc Kinh vừa thông qua một kế hoạch cứu trợ tương đương chỉ
30 tỉ đô la.
Sức mạnh quân sự sẽ tạo uy thế cho Tập Cận
Bình
Nhà đầu tư
Pháp nhấn mạnh là : ‘‘cái ông Tập Cận Bình quan tâm không phải là tăng trưởng,
mà là khẳng định sức mạnh’’. Chỉ một con số cho thấy tính chất huyễn tưởng về mục
tiêu kinh tế mà đảng Cộng Sản Trung Quốc đặt ra : hiện tại Trung Quốc mới
chỉ sản xuất được 5% linh kiện bán dẫn, trong lúc đặt dự phóng sẽ tự chủ đến
45% bán dẫn vào năm 2025. Người phương Tây thường tính cho 10 năm hay 15 năm,
nhưng Tập Cận Bình chỉ quan tâm đến nhiệm kỳ 5 năm tới.
Theo
chuyên gia Pháp, ông Tập biết sẽ không thể được bầu lại một nhiệm kỳ thứ tư 5
năm nữa do thành tích về kinh tế. Như vậy để tiếp tục tại vị, chế độ Tập Cận
Bình sẽ tập trung khẳng định sức mạnh quân sự trong nhiệm kỳ 3 này. Nhiều khả
năng là Tập Cận Bình sẽ tìm cách thuyết phục rằng ‘‘chỉ có ông ta mới là người
duy nhất đủ sức lấy lại Đài Loan’’.
‘‘10 hồ sơ nóng’’ với Tập Cận Bình
Đại hội của
đảng Cộng Sản Trung Quốc : Tập Cận Bình, người nắm quá nhiều quyền lực là
một tựa chính của Libération hôm nay. Nhật báo vạch ra ‘‘10 hồ sơ nóng’’ với Tập
Cận Bình.Thứ nhất là Đài Loan. Bắc Kinh muốn ‘‘tái thống nhất’’ nhưng Đài Loan
không chấp nhận. Chính quyền Thái Anh Văn khẳng định không từ bỏ các quyền tự
do, chế độ dân chủ, và nền độc lập trên thực tế của mình. Hồ sơ nóng thứ
hai là ‘‘Các căng thẳng với Mỹ’’. Đối đầu Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay là ở mức
chưa có kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ (1979). Cuộc xâm lăng của Nga tại
Ukraina cũng là một thách thức lớn khác với Bắc Kinh. Trung Quốc khẳng định
‘‘tình hữu nghị không giới hạn’’ với Nga, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh buộc phải
thận trọng. Những bất đồng với Liên Âu, các đàn áp tàn bạo tại Tân Cương, việc
quân sự hóa ở Biển Đông đặt Trung Quốc trong thế đối đầu với Hoa Kỳ và nhiều quốc
gia khác….
Tập Cận Bình: Con người xảo quyệt
Libération
cũng có một bài viết khác phân tích về con đường đưa Tập Cận Bình đến thượng đỉnh
quyền lực. Tờ báo nhận định ‘‘Tập Cận Bình đã xây dựng cho mình hình ảnh về một
nhà lãnh đạo gần gũi với dân chúng, và tỏ ra là người không thể thay thế, bất
chấp những lạc hướng hiện nay’’. Libération thừa nhận sự ‘‘khôn khéo trong ứng
xử’’ của Tập Cận Bình, đã thành công trong việc ‘‘che giấu tham vọng phục thù
dưới ngoại hình của một người đàn ông đẫy đà, tốt bụng’’.
Nhà báo
François Bougon ôn lại, khi Tập Cận Bình kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất, năm 2017,
kế hoạch Hán hóa tàn khốc tại vùng Tân Cương đã bắt đầu được triển khai,
‘‘nhưng tại phương Tây, người ta vẫn chưa ý thức được tính chất diệt chủng’’ của
kế hoạch đàn áp nhắm vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi.
Libération
tìm cách giải mã khía cạnh ‘‘cuồng tín’’, tự coi như người có sứ mạng cứu thế của
Tập Cận Bình trong việc lãnh đạo tối cao Trung Quốc gắn liền cuộc đời riêng của
mình với số phận của nước Trung Hoa. ‘‘Lập trường cực đoan về ý thức hệ’’ của Tập
Cận Bình có thể coi là nguyên nhân dẫn đến các hành động tàn bạo như trên.
Phương Tây bị Tập Cận Bình đánh lừa
Le Monde
cũng có bài nhấn mạnh đến dự đoán sai lầm của phương Tây về bước chuyển hướng độc
tài của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây hơn 10 năm. Nhật báo Pháp ôn
lại thời điểm 2009, ba năm trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ hoàn toàn tỏ ra tin tưởng là ‘‘lãnh đạo tương lai của Trung Quốc một người
hết sức thực tế, thực dụng, không bị chi phối bị ý thức hệ’’. Một sai lầm mà Le
Monde đánh giá là ‘‘khủng khiếp’’.
Ngay từ
tháng 4/2013, một tháng sau khi trở thành chủ tịch Trung Quốc, Ủy Ban Trung
Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bí mật phổ biến một tài liệu căn bản về ‘‘lĩnh
vực ý thức hệ’’, do đích thân Tập Cận Bình soạn thảo. Văn bản tranh đấu ý thức
hệ quan trọng nói trên vạch ra 7 lĩnh vực mà chế độ cộng sản Trung Quốc cần chống
lại một cách không khoan nhượn, trong đó có ‘‘các giá trị phổ quát’’ (nhân quyền),
nền dân chủ lập hiến phương Tây, xã hội dân sự, quan điểm tự do báo chí phương
Tây… Mục tiêu là chống lại các đe dọa từ phương Tây và ‘‘các cuộc cách mạng
màu’’.
Kiểm soát
hoàn toàn truyền thông là cái đích cụ thể đặt ra. Truyền thông trên Internet được
coi là ‘‘trường đấu ý thức hệ’’. Le Monde nhấn mạnh là Tập Cận Bình đã thực thi
kế hoạch này một cách triệt để. Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, luật sự bị
bắt bớ, giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba phải chết trong trại giam. Một đỉnh điểm
của cuộc ‘‘tranh đấu ý thức hệ’’ này trên lĩnh vực quan hệ quốc tế, là tuyên bố
chung ''hợp tác không giới hạn'' với Nga, ít tuần trước khi Nga tấn công
Ukraina, trong đó Bắc Kinh và Matxcơva cùng hướng đến một kẻ thù chung là
phương Tây.
Chiến lược an ninh mới của Mỹ coi Bắc Kinh là
kẻ thù dài hạn nguy hiểm nhất
Chiến lược
an ninh quốc gia Mỹ công bố hôm 12/10, gần 2 năm sau khi tổng thống Biden lên nắm
quyền, cũng được giới thiệu trên Le Monde và La Croix, cho hay, nếu như nước
Nga là kẻ thù nguy hiểm trước mắt cần phải kiềm chế, thì Trung Quốc là một ‘‘đối
thủ duy nhất’’ mang tính hệ thống, quốc gia duy nhất có khả năng ‘‘thay đổi triệt
để trật tự thế giới hiện nay’’.
Nga – Trung muốn lật ngược trật tự thế giới
hiện hành, nhưng không đề xuất giải pháp
Nghị quyết
Liên Hiệp Quốc lên án Nga là chủ đề xã luận của Le Monde, với nhan đề ‘‘Liên Hiệp
Quốc đối mặt với chủ nghĩa đế quốc Nga’’.Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, theo Le
Monde, dù chỉ mang tính biểu tượng, nhưng là một biểu tượng quan trọng. Hai chỉ
báo đáng chú ý có thể rút ra từ cuộc bỏ phiếu lần thứ ba lên án xâm lăng Nga.
Thứ nhất là việc lên án cuộc xâm lăng của Nga không chỉ duy nhất là ‘‘mối quan
tâm của một phương Tây, đang suy yếu’’. Thực tế cho thấy đây cũng là quan
tâm của các nước phía nam, đặc biệt là châu Mỹ Latinh, Cận Đông. Nghị quyết đã
nhận được 143 phiếu, nhiều hơn 2 so với lần trước.
Một chỉ
báo quan trọng thứ hai là, Trung Quốc - một đại cường có ý định đóng vai trò
hàng đầu trên trường quốc tế - rút cục ‘‘đã náu mình trong lá phiếu trắng ít vẻ
vang’’. Ấn Độ cũng tương tự.
Le Monde
phản biện lại các ý kiến chỉ trích, cho rằng ‘‘trật tự quốc tế được xác lập
theo sáng kiến của Hoa Kỳ, vào thời điểm thế chiến Hai kết thúc đã hết thời, và
cần phải có các điều chỉnh cần thiết để tương ứng với các tương quan mới trên
thế giới. Nhưng vấn đề là các bên phản đối đã đưa được những giải pháp nào
để thay thế ?’’.
Le Monde
khép lại bài viết với nhận định : thông điệp mà tổng thống Nga đưa ra hôm
30/09 chủ yếu là ‘‘chống lại phương Tây’’, cùng với Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc
chiến tại Ukraina cho thấy rõ ‘‘tính chất đế quốc’’ của chính quyền Nga. Liên
minh Nga – Trung muốn lật ngược lại hoàn toàn trật tự quốc tế hiện nay không hứa
hẹn gì cho ‘‘sự ổn định quốc tế’’, và việc cổ vũ cho một nền chính trị độc đoán
không hề bảo đảm các quan hệ cân bằng trong quan hệ với các quốc gia khác.
5 năm phong trào #Me Too
5 năm
phong trào #Me Too tố cáo bạo hành tình dục là chủ đề chính của La Croix hôm
nay. Những bàn tay mang hai chữ « #Me Too, tay da trắng, da đen, da nâu, da
vàng vươn thẳng lên trời, trên phông màu đỏ rực là bức hình trang nhất của nhật
báo Công giáo.‘‘Một cuộc tranh đấu đã bắt rễ’’ là nhan đề chính. Theo La Croix,
năm năm kể từ khi phong trào khởi động đến nay, việc bảo vệ các phụ nữ là nạn
nhân bạo lực vẫn luôn là vấn đề thời sự hàng ngày.
La Croix
có bài phóng sự về chủ đề này gửi từ nông thôn Vendée, miền tây nước Pháp, nơi
công luận đa số vẫn còn tỏ ra thờ ơ, thậm chí ngờ vực đối với một phong trào bị
coi là cực đoan. Báo Le Monde cũng có nhiều bài nhân dịp năm năm phong
trào #Me Too. Sử gia Laure Murat ôn lại những đảo lộn lớn lao do việc nhiều người
phụ nữ dám cất lên tiếng nói.
Pháp : Đình công mở rộng
Bãi công
đòi tăng lương trong ngành năng lượng trong bối cảnh giá cả năng lượng tăng vọt
tại Pháp là chủ đề chính của Le Monde. Trang nhất Le Monde chạy tựa
‘‘Chính phủ bị mắc bẫy trong cuộc khủng hoảng giá xăng đầu’’. Le Monde còn có
nhiều bài khác về chủ đề này như ‘‘Cuộc khủng hoảng mà chính phủ không muốn đối
diện’’, hay ‘‘Đằng sau cuộc bãi công của nhân viên ngành xăng dầu là thất bại của
đối thoại’’.
Nhật báo
thiên tả Libération dành chủ đề chính trang nhât cho cuộc bãi công. Dòng tựa
‘‘Bãi công. Xăng khiến phong trào phản kháng lan rộng’’. Libération thông báo,
‘‘tiếp theo lĩnh vực dầu khí, nhiều ngành nghề khác cũng tham gia đình công, một
ngày tranh đấu toàn quốc được tuyên bố vào thứ Ba’’. Xã luận Libération cũng
ghi nhận sự phân hóa trong nội bộ liên đảng cầm quyền, với việc 35 nghị sĩ
Modem và 19 thuộc đảng của tổng thống đã bỏ phiếu thông qua trong đêm một đề
nghị sửa đổi luật liên qu đến đánh thuế vào các khoản lợi nhuận cao. Ngược lại
với quan điểm của chính phủ. Theo Libération, những người bãi công không chỉ bảo
vệ quyền lợi của mình, mà còn tranh đấu cho quyền lợi của nhiều nhân viên khác.
Về phần
mình, nhật báo kinh tế Les Echos có hồ sơ trang nhất về hậu trường của cuộc đọ
sức trong lĩnh vực năng lượng, khiến nước Pháp lâm vào cảnh thiếu xăng trầm trọng.
Sau hơn hai tuần xung đột, ban lãnh đạo của tập đoàn TotalEnergies đã chấp nhận
tiếp các nghiệp đoàn, chấp nhận tăng lương 6% trong năm tới, và rút một khoảng
tiền thưởng tương đương một tháng lương cho nhân viên. Phần phụ trương của Les
Echos nói đến việc bắt đầu có sự đối thoại tại tập đoàn TotalEnergies.
=========================================
XEM THÊM :
Hồ Cẩm Đào: Bí ẩn của
việc bị đưa ra khỏi phiên bế mạc Đại hội Đảng
7 giờ trước
.
Đại hội Đảng Trung
Quốc: Lý Khắc Cường ‘sẽ nghỉ hưu’
22 tháng
10 năm 2022
.
Cựu
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Đại hội đảng Trung Quốc
22 tháng
10 năm 2022
.
Đại hội Trung Quốc:
Cách 'Người trên Cầu' huỷ hoại khoảnh khắc trọng đại của Tập Cận Bình
22 tháng
10 năm 2022
================================================
.
Đại
hội đảng Trung Quốc bế mạc, Tập Cận Bình củng cố thêm quyền lực
22/10/2022
Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc
bế mạc đại hội diễn ra năm năm một lần vào ngày thứ Bảy, củng cố quyền lực của
Tập Cận Bình và ra mắt một Ủy ban Trung ương Đảng mới thiếu vắng hai quan chức
chủ chốt không có quan hệ thân cận với ông Tập.
https://gdb.voanews.com/013b0000-0aff-0242-f5f1-08dab3fbeccf_w1023_r1_s.jpg
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20
của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh,
ngày 22 tháng 10 năm 2022.
Ông Tập,
69 tuổi, sẽ tiếp tục nhiệm kì lãnh đạo thứ ba kéo dài năm năm với tư cách là tổng
bí thư, phá vỡ tiền lệ và củng cố địa vị của ông là người cai trị quyền lực nhất
Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo sáng lập nước Cộng hòa Nhân
dân.
Ban lãnh đạo
mới sẽ được công bố vào khoảng trưa (04 giờ 00 GMT) vào Chủ nhật khi ông Tập bước
vào phòng báo chí tại Đại lễ đường Nhân dân, theo sau là các thành viên khác của
Ủy ban Thường vụ mới theo thứ tự thấp dần.
Trong một
khoảnh khắc bất thường trong lễ bế mạc, cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngồi cạnh ông Tập
bị đưa ra khỏi sân khấu. Ông Hồ, 79 tuổi, dường như không chịu rời đi khi các
nhân viên phục vụ hộ tống ông ra ngoài. Ông dường như đi lại không vững hôm Chủ
nhật tuần trước khi ông được trợ giúp trên cùng một sân khấu.
Ủy ban Trung
ương mới gồm 205 thành viên của đảng, được bầu bởi các đại biểu vào cuối đại hội
kéo dài một tuần, không bao gồm Thủ tướng Lý Khắc Cường sắp mãn nhiệm hoặc cựu
bí thư đảng tỉnh Quảng Đông Uông Dương, người được coi là người thay thế tiềm
năng làm thủ tướng.
Các nhà
phân tích cho biết việc hai người này bị gạt ra là dấu hiệu cho thấy Ủy ban Thường
vụ Bộ Chính trị đầy quyền lực, sẽ được tiết lộ vào Chủ nhật, có thể sẽ toàn là
những người thân cận với ông Tập.
“Chủ đề
chính của đại hội này, như đã thấy trong sửa đổi điều lệ đảng và báo cáo, là
làm nổi bật địa vị cốt lõi của ông Tập,” Chen Gang, chuyên gia nghiên cứu cao cấp
tại Viện Đông Á ở Singapore, nói.
“Với đại hội
này, quyền lực của ông Tập thậm chí còn tăng lên hơn nữa. Trong tương lai,
chúng ta sẽ thấy sự tập trung quyền lực nhiều hơn xung quanh ông Tập và xung
quanh trung tâm,” ông nói.
Ông Lý, sẽ
từ chức thủ tướng vào tháng 3, và ông Uông, đứng đầu Hội nghị Hiệp thương Chính
trị Nhân dân Trung Quốc, đều 67 tuổi và do đó đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tuổi
của Trung Quốc để phục vụ thêm năm năm trong Ủy ban Thường vụ, hiện có bảy
thành viên.
Cả hai người
đều không có quan hệ lâu năm với ông Tập, người có thể sẽ đưa bốn gương mặt mới
vào Ủy ban Thường vụ, theo các nhà phân tích và tin tức báo chí.
Ông Lý và
ông Uông đều có quan hệ với Đoàn Thanh niên Cộng sản, một tổ chức từng có ảnh
hưởng mà các chuyên gia cho là đã mất quyền lực dưới thời ông Tập.
Thủ tướng
được giao nhiệm vụ giám sát nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, mặc dù tầm ảnh hưởng
của vị trí này được nhiều người cho là đã giảm bớt do ông Tập đã dần dà củng cố
quyền kiểm soát của mình trong suốt một thập niên nắm quyền.
Một học giả
chính trị ở Bắc Kinh yêu cầu giấu tên vì không được phép nói chuyện với giới
truyền thông, nói ông Lý là tiếng nói trái chiều duy nhất trong ủy ban thường vụ.
“Có vẻ như
ông Tập có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. Điều đó có nghĩa là ông ấy
không còn phải đối mặt với bất cứ sự kháng cự hay kiểm tra và cân bằng quyền lực
nào trong Ủy ban Thường vụ. Tất cả các chính sách trong tương lai sẽ được thực
hiện theo ý muốn của ông ấy,” học giả này nói.
Các thành
viên hiện tại của Ủy ban Thường vụ là Vương Hỗ Ninh, 67 tuổi và Triệu Lạc Tế,
65 tuổi, đều được tái đắc cử vào Ủy ban Trung ương và dự kiến sẽ được tái bổ
nhiệm vào Ủy ban Thường vụ.
Hai ủy
viên Ủy ban Thường vụ khác đã quá tuổi nghỉ hưu.
Đảng đã
thông qua các sửa đổi điều lệ nhằm củng cố địa vị cốt lõi của ông Tập và vai
trò định hướng của tư tưởng chính trị của ông trong nội bộ đảng có khoảng 96
triệu thành viên.
Trong số
các sửa đổi, "Hai xác lập" xác định ông Tập là nhà lãnh đạo "cốt
lõi" của đảng và các ý tưởng của ông là các nguyên tắc mang tính chỉ đạo
cho sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. "Hai bảo vệ" bảo đảm
địa vị "cốt lõi" của ông Tập trong đảng và quyền lực tập trung của đảng
đối với Trung Quốc.
Một sửa đổi
khác quy định "phát triển tinh thần chiến đấu, tăng cường khả năng chiến đấu"
trong điều lệ đảng, trong khi một lời kêu gọi phản đối và ngăn chặn những thành
phần ly khai đòi độc lập cho Đài Loan cũng lần đầu tiên được đưa vào.
Việc biểu
quyết được tiến hành bằng cách giơ tay tại Đại lễ đường Nhân dân rộng lớn của Bắc
Kinh, nơi phần lớn các thủ tục trong tuần đã diễn ra sau những cánh cửa đóng
kín.
========================================
Bà con biết lí do gì ông Hồ Cẩm Đào bị áp giải lôi ra khỏi
đại hội , không phải lịch sự mời ra
https://twitter.com/igorsushko/status/1583743142708158464...
TWITTER.COM
Igor
Sushko on Twitter
.
Đại hội Đảng Cộng sản TQ: Lý Khắc Cường “out”, Hồ Cẩm Đào “get
out”!
No comments:
Post a Comment