Bàn tay bí ẩn của Lê Thanh Hải
Mặc Lâm -
Saigon Nhỏ
10 tháng 10, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/ban-tay-bi-an-cua-le-thanh-hai/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/1_quyv-800x450.jpg
Trùm
mafia Đỏ của Sài Gòn: Lê Thanh Hải (thanhnien)
Ngày 7 Tháng Mười 2022, bà Trương Mỹ Lan và ba người khác là bà Trương Huệ Vân, Tổng
Giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; bà Nguyễn Phương Hồng;
Trợ lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và ông Hồ Bửu Phương bị Bộ Công an khởi tố, bắt tạm
giam vì có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái để
chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019, xảy ra
tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Việc bắt giữ bà Trương Mỹ Lan đã được người
dân Sài Gòn chờ đợi từ lâu, không phải người dân ganh tị bà giàu có, quyền lực
mà vì bà là khuôn mặt điển hình của tư bản đỏ, bắt tay với các nhóm lợi ích,
nương tựa vào những cán bộ lãnh đạo của Thành Hồ để thắng những hợp đồng béo bở,
đồng nghĩa với việc tạo ra dân oan mất đất, mất nhà. Những việc làm này tuy bất
hợp pháp, nhưng bà và những người liên can không hề giấu diếm, cứ công khai
chia chác, công khai thông tin những khu đất vàng giá trị nhất của Sài Gòn hợp
pháp rơi vào tay tập đoàn Vạn Thịnh Phát, nơi mà bà Lan cùng với chồng là ông
Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân khét tiếng trong mảng bất động sản Hong Kong,
cùng nhau điều hành.
Những khu vực đắc địa nhất Sài Gòn như Times
Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square… đều là những dự án
nằm xung quanh khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ sở hữu vị trí vàng khi nằm tại
trung tâm tài chính Quận 1.
Năm 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư An Đông đã chi
gần 700 tỷ đồng mua lại khu dự án Thuận Kiều Plaza. Đây là khu căn hộ được xây
dựng theo kiến trúc Hong Kong, tọa lạc tại quận 5, diện tích 9,971 m2
với ba tòa tháp cao 33 tầng. Rồi năm 2016, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trở
thành đối tác của Sài Gòn Peninsula công bố ký kết với nhà đầu tư Pavilion
Group và Genting Group để phát triển dự án Saigon Peninsula. Dự án nằm tại Quận
7, diện tích 118 hecta, với mức đầu tư lên đến $6 tỷ (Mỹ kim)!
Bà Trương Mỹ Lan không thể từng bước chiếm
lĩnh những vùng đất béo bở vừa nói nếu không được nhóm cán bộ thành phố chống
lưng, mà cầm đầu là ông Lê Thanh Hải, từ khi ông này giữ chức bí thư Quận 5 cho
tới khi ngồi ghế Bí thư thành phố. Lê Thanh Hải một mặt cấu kết với Trương Mỹ
Lan, một mặt cho tay chân tấn công khu vực Thủ Thiêm bằng chiêu trò “Giải phóng
mặt bằng”. Cho nên, khi nghe tin Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị xử lý, người dân vừa
hớn hở, lại vừa nghi ngờ, bởi khi bắt giữ Trương Mỹ Lan mà tòng phạm đầu sỏ là
Lê Thanh Hải vẫn còn nhởn nhơ thì người dân không nghi ngờ sao được?
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/10/gg.jpeg
Bà Trương Mỹ Lan
Câu hỏi mà người dân từng theo dõi những bước
tiến lên cung son của gia tộc Trương Mỹ Lan không phải bây giờ mà từ lúc vụ án
Dương Chí Dũng với những lời khai cùng vật chứng đầy đủ của ông này trước tòa
án. Tại
phiên tòa ngày 7 Tháng Giêng năm 2014, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa là
vào năm 2010, ông đã giúp bà Trương Mỹ Lan của Công ty Vạn Thịnh Phát khoản tiền
hối lộ kếch sù $1 triệu cho Phạm Quý Ngọ – Thứ trưởng Bộ Công an. Trước lời
khai có tính công phá này, tòa phải làm động tác tạm dừng để xét lại vụ án và
trong thời gian tạm dừng ấy, Phạm Quý Ngọ đột ngột chết và được loan tin bị ung
thư.
Cái chết của Phạm Quý Ngọ chưa chìm xuồng thì
xảy ra cái chết thứ hai của ông
Nguyễn Tiến Thành, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán
Tân Việt. Ông Tiến Thành chết đột ngột trước khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt một
ngày. Ông Thành là thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Ngân hàng TMCP Sài
Gòn (SCB)- là chồng của bà Tống Thị Thanh Hoàng, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ
phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Trong khi cuộc điều tra bốn người trong nhóm
bà Trương Mỹ Lan chỉ mới bắt đầu thì lại xảy ra một cái chết khác: Bà
Nguyễn Phương Hồng, trợ lý Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát, tử vong không rõ nguyên nhân, chỉ hai ngày sau khi bị công an khởi tố, bắt
giam trong vụ án bà Trương Mỹ Lan, có nghĩa là bà Hồng chết trong cơ quan điều
tra của Bộ Công an.
Ngoài chức vụ trợ lý giám đốc, bà Nguyễn
Phương Hồng còn là Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB. Như vậy là ông Nguyễn Tiến Thành và bà
Nguyễn Phương Hồng đều là người của Vạn Thịnh Phát và SCB. Hai cái chết này nói
lên điều gì khi vụ án chưa bắt đầu lấy khẩu cung của các bị can?
Xâu chuỗi vụ án Trương Mỹ Lan hối lộ $1 triệu
cho Phạm Quý Ngọ rồi hai cái chết của hai nhân vật có dính líu đến Vạn Thịnh
Phát và ngân hàng SCB, người ta tin rằng cả ba cái chết ấy liên quan tới một thế
lực khủng khiếp đứng sau nhằm bao che cho Trương Mỹ Lan và những người đứng sau
bà ta, để tên trùm cuối quan trọng nhất có thể an toàn thoát thân. Thế lực
chính trị này không những lớn mà còn rất mạnh, có thể chống lại thế lực thứ hai
muốn giành phần thắng trong những chiếc ghế của Bộ Chính trị khóa tới. Giết người
bịt miệng là cách an toàn nhất trong những chế độ phong kiến và Cộng sản.
Người liên can mật thiết nhất với Trương Mỹ
Lan từ nhiều năm nay là Lê Thanh Hải, tuy thất sủng nhưng vẫn an toàn chưa bị đụng
tới, có vai trò gì trong thế lực thứ nhất? Tại sao Lê Thanh Hải đã bị soi từng
centimet bởi Thanh tra Chính phủ trong vụ Thủ Thiêm nhưng vẫn bình chân như vại?
Ai là người đứng phía sau Lê Thanh Hải giúp cho đương sự thoát khỏi từng vụ một?
Tìm được lời giải cho câu hỏi bí ẩn này, người
ta sẽ thấy ai là khuôn mặt trong bóng tối từng giết cả ba người để che giấu
hành vi phạm tội. Trong chế độ toàn trị, không ai có thể tự thân làm giàu mà
không phe cánh, móc ngoặc. Cũng thế, không ai an toàn ở một phe mà không bị phe
bên kia đặt trong tầm ngắm. Càng giàu thì tầm ngắm càng gần, càng nhiều tay
chân trong giới quyền lực càng tiến tới cái chết gần hơn khi xảy ra đâm chém
giao tranh với nhau.
No comments:
Post a Comment