NỘI DUNG :
Nhà
báo Phạm Đoan Trang phủ nhận cáo buộc, bị tuyên y án chín năm tù
Tòa
Việt Nam y án nhà báo Phạm Đoan Trang 9 năm tù
VOA Tiếng Việt
Việt
Nam: Xử phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang, tòa tuyên y án 9 năm tù
Thanh Phương
- RFI
==================================================
.
.
Nhà
báo Phạm Đoan Trang phủ nhận cáo buộc, bị tuyên y án chín năm tù
RFA
2022.08.25
Bà Phạm Đoan Trang là tác giả của nhiều bản báo cáo
nhân quyền song ngữ trong đó có "Báo cáo Đồng Tâm".
FB Phạm Đoan Trang
Trong
phiên toà phúc thẩm kéo dài khoảng ba giờ đồng hồ ngày 25/8, Toà án Nhân dân Cấp
cao tại Hà Nội giữ nguyên mức án chín năm tù giam đối với nhà hoạt động nhân
quyền và nhà báo nổi tiếng Phạm Đoan Trang cho tội danh “tuyên truyền chống nhà
nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ.
Bà Trang,
44 tuổi, bị bắt vào đầu tháng 10 năm 2020, và sau đó bị Toà án Nhân dân thành
phố Hà Nội kết tội trong phiên sơ thẩm vào cuối tháng 12 năm 2021.
Có bốn luật sư bào chữa cho nhà báo người Hà Nội trong phiên tòa, cho biết
bà không thừa nhận tội, giữ im lặng trong phần lớn thời gian xử án. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói qua điện thoại:
“Luật
sư Nguyễn Văn Miếng khi ông đề cập tới sự xung đột về pháp luật giữa điều luật
của Việt Nam và điều ước quốc tế, luật sư phân tích bị chủ toạ phiên toà chặn lại
không cho phát biểu và nói rằng ở đây toà xử theo pháp luật Việt Nam.”
Luật sư
Phúc cũng cho biết đồng nghiệp của ông cũng bị chủ toạ ngắt lời khi nói rằng
thân chủ Phạm Đoan Trang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao bằng việc trao nhiều
giải thưởng uy tín cho bà nhưng lại bị nhà nước Việt Nam bỏ tù.
Ông cho biết
thái độ của thẩm phán chủ toạ phiên toà tương đối ôn hoà trong khi đại diện Viện
Kiểm sát tỏ rõ sự thù địch đối với thân chủ của ông. Trong khi chủ toạ phiên
toà đồng ý để bà Trang ngồi khi phát biểu, công tố viên lại hay phản đối điều
này.
Mạng báo
Tuổi trẻ dẫn lại nhận định của Hội đồng xét xử (HĐXX) trong phiên tòa cho rằng,
hành vi của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế
độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, xã hội. Xâm
phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.
"Bản
thân bị cáo là người có trình độ nhận thức nhất định, bị cáo hiểu và biết rõ hậu
quả hành vi vi phạm của mình nhưng vẫn tích cực thực hiện trong một thời gian
dài, do vậy cần phải xử phạt nghiêm minh", HĐXX nhận định.
Bà Trang,
vì lý do sức khoẻ và có lẽ cũng là thái độ của bà đối với phiên toà, ngồi trên
ghế suốt quá trình xử án, và chỉ đứng lên một lúc khi chủ toạ phiên toà đọc phần
đầu của bản tuyên án. Luật sư Phúc thuật
lại:
“Về phần
bào chữa không được sôi động như phiên sơ thẩm. Lý do một phần vì bị cáo - cô
Phạm Thị Đoan Trang không thiết tha gì đến việc lên tiếng.
Khi toà
hỏi, cô ấy nói không có nhu cầu hỏi đáp và tranh luận, toà có thể sớm xử và
phán quyết thế nào thì cứ tuyên án….
Cô nói
bản án đã sắp xếp rồi, án bỏ túi và cho dù cô ấy có nói gì cũng không đi đến
đâu. Cô ấy từ chối một số câu hỏi của thẩm phán và nhiều câu hỏi của đại diện
Viện kiểm sát.”
Thậm chí,
thay vì trả lời câu hỏi của công tố viên về môi trường và nhân quyền tác giả của
nhiều báo cáo nhân quyền chất vấn ngược lại.
“Khi viện
kiểm sát hỏi vì sao và căn cứ vào cơ sở nào bị cáo lại quan tâm đến vấn đề về
môi trường và bị cáo có thẩm quyền gì để quan tâm, bà Trang hỏi ngược lại ‘văn
bản pháp luật nào quy định công dân không được quan tâm đến môi trường?’” - Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói rằng, đại diện Viện kiểm sát cũng nhận
được câu chất vấn tương tự khi hỏi về tôn giáo và nhân quyền.
Các luật
sư cho biết, thân chủ của họ là công dân có ý thức trách nhiệm trước xã hội và
cộng đồng, một nhà báo chân chính, dấn thân muốn lên tiếng về những vấn đề về
môi trường, bất công, nhân quyền, bảo vệ phẩm giá con người … Những phát biểu
và việc làm của cô ấy vượt ra khỏi khuôn phép hiện nay nhưng không có nghĩa là
cô ấy hành động không chính đáng và vi phạm pháp luật.
Họ cho rằng
việc kết án của Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội trong phiên sơ thẩm là bất
công và cần phải được xem xét để tuyên vô tội và trả tự do ngay tại toà. Kết
thúc bài bào chữa của mình, ông Phúc nói:
"Nếu
nỗ lực bào chữa của các luật sư để bào chữa cho bị cáo, sự lên tiếng của nhiều
tổ chức nhân quyền quốc tế chưa làm thay đổi được quan điểm của cơ quan nhà nước
và cơ quan toà án thì các ông cứ kết án cô Phạm Đoan Trang nhưng lịch sử
sẽ xóa án cho cô ấy!"
Bà Bùi Thị Thiện Căn, mẹ của nhà hoạt động Phạm Đoan Trang,
cho RFA biết về cảm nghĩ của bà sau khi nghe phán quyết của tòa.
“Tình
huống xảy ra như thế gia đình cũng đã lường trước rồi, cũng không ngỡ ngàng lắm.
Bởi vì luật của Việt Nam là xử án bỏ túi mà. Họ chỉ đạo từ bên trên chứ đâu phải
bản án được quyết định từ dưới này sau khi luật sư bào chữa đâu.”
Bà cho biết
bà cùng con trai đến khu vực xử án từ sớm nhưng không được bảo vệ cho vào
trong. Đại diện một số cơ quan ngoại giao ngoại quốc của Phái đoàn Liên minh
Châu Âu (EU) và các Đại Sứ quán Hoa Kỳ, Cộng hoà Séc, Đức, và Thuỵ Sĩ đã đến
nhưng không được vào phòng xử án cho dù họ đã có đơn đề nghị được vào quan sát
phiên toà công khai.
Phía toà
án nói đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài cần làm việc với Bộ Ngoại
giao Việt Nam chứ toà án không có thẩm quyền cho họ vào dự khán, bà Căn bổ
sung.
Nhiều người
thuộc giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội phàn nàn trên Facebook rằng họ bị an
ninh địa phương canh gác ở gần tư gia và không cho họ đi ra ngoài nhằm ngăn cản
họ đến khu vực xử án để đồng hành cùng gia đình bà Phạm Đoan Trang.
Theo cáo
trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, bà Đoan Trang có hành vi làm ra, tàng
trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Bà Trang,
từng làm phóng viên và cộng tác cho các tờ báo nhà nước Việt Nam, bà cũng là
tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản
kháng phi bạo lực và một số báo cáo song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng
Tâm.
Bà đồng thời
cũng là một trong các sáng lập viên hai tờ báo độc lập Luật Khoa tạp chí và The
Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.
Vì các hoạt
động nhân quyền và viết lách của mình, bà Phạm Đoan Trang đã được trao tặng nhiều
giải thưởng quốc tế, trong đó có Giải Người Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media Freedom 2022) của hai chính phủ Anh
và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của People In Need (Cộng hoà Séc), Giải
thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng
Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký
giả (CPJ).
Trước
phiên xét xử, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Theo dõi Nhân quyền (HRW),
Ân xá Quốc tế (AI), Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ), và Văn bút Hoa Kỳ (PEN America)
kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Trang.
----------------------
Tin,
bài liên quan
TIN VIỆT
NAM
Xử
phúc thẩm bà Phạm Đoan Trang: Người nhà và các viên chức ngoại giao không được
vào tòa
Human
Rights Watch và Amnesty International kêu gọi trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan
Trang
Văn
bút Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Đoan Trang
Uỷ
ban Bảo vệ Ký giả kêu gọi phóng thích Phạm Đoan Trang trước thềm xử phúc thẩm
Nhà
báo Phạm Đoan Trang được Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và Dân biểu Mỹ bả.o trợ
=====================================================
.
Tòa
Việt Nam y án nhà báo Phạm Đoan Trang 9 năm tù
25/08/2022
https://www.voatiengviet.com/a/nha-bao-pham-doan-trang-bi-y-an-chin-nam-tu/6716106.html
https://gdb.voanews.com/019e0000-0aff-0242-5a98-08da8674b7ff_w1023_r1_s.png
Bà
Phạm Đoan Trang tại phiên phúc thẩm ở Hà Nội ngày 25/8/2022. Photo TTXVN via
VietnamPlus.
Tại phiên
phúc thẩm hôm 25/8, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tuyên y án 9 năm tù đối
với nhà báo Phạm Thị Đoan Trang với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo
Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999.
Ông Ngô Anh Tuấn, một trong bốn luật sư bào chữa của bà
Trang, cho VOA biết rằng Hội đồng xét xử cắt ngang lời phát biểu sau cùng của
bà Trang, đồng thời nói thêm rằng thân nhân và đại diện các cơ quan ngoại giao
các nước phương Tây không được phép vào dự phiên tòa.
Phiên tòa
kéo dài 3 giờ, khai mạc lúc 9 giờ sáng và kết thúc vào lúc 12 giờ 05 phút.
Hội đồng xét xử cắt ngang lời bị cáo
Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với VOA về việc tranh tụng tại
tòa:
“Quyền trình bày của các luật sư được
đảm bảo. Bà Trang hôm nay không trình bày nhiều vì bà Trang mệt và có vấn đề về
tinh thần. Bà nói rằng bà đã chán nản rồi và không muốn tranh luận nhiều.
“Viện Kiểm sát đối đáp một cách chung
chung, không đi vào trọng tâm, nên các luật sư không có nhiều nội dung để đối
đáp. Quan điểm của hai bên không có điểm chung nào gặp nhau”.
Luật sư
cho biết Hội đồng xét xử cắt lời phát biểu sau cùng của bà Trang khi bà nêu lên
sự bức xúc và bác bỏ cáo buộc.
“Bà nói một ít câu có phần hơi bức
xúc, Hội đồng xét xử cắt ngang và đi vào phòng nghị án luôn. Vì vậy lời nói sau
cùng của bà Trang bị ngắt quảng và không diễn ra một cách trọn vẹn.”
https://gdb.voanews.com/01a10000-0aff-0242-5a23-08da868c7376_cx4_cy17_cw91_w650_r1_s.jpg
Gia
đình, những người ủng hộ và giới ngoại giao chụp hình bên ngoài tòa án ở Hà Nội,
nơi xét xử phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang, hôm 25/8/2022. Photo Facebook Thu
Do.
Luật sư Tuấn
cho biết gia đình không nhận được giấy triệu tập của tòa nên dù có mặt tại cổng
tòa nhưng đã không được cho vào, trong khi đó tùy viên chính trị các nước như Đức,
Cộng hòa Séc, EU… cũng không được vào và đã bị từ chối dự thính phiên tòa từ
chiều tối ngày hôm trước.
Theo một
quyết định của tòa về việc đưa ra xét xử phiên phúc thẩm này cho biết phiên tòa
“xét xử công khai”.
VOA đã
liên lạc và đề nghị Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội cho ý kiến về các vấn đề
này, nhưng chưa được phản hồi.
Hôm 25/8, Thông tấn Xã Việt Nam (TTXVN) dẫn lời Hội
đồng xét xử cho rằng việc y án 9 năm tù với bị cáo Phạm Thị Đoan Trang về tội
tuyên truyền chống Nhà nước là “đúng người, đúng tội, không oan, hình phạt phù
hợp hành vi phạm tội”.
“Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Phạm Thị
Đoan Trang tiếp tục cho rằng mình không phạm tội và kêu oan”, truyền thông nhà nước tường thuật.
Trang VietNamPlus loan tin: “Hội đồng xét xử xác định hành vi của bị cáo
Phạm Thị Đoan Trang là nguy hiểm cho xã hội, thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm chế
độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa, xã hội, xâm phạm
đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh, một người bào chữa khác của bà
Trang, viết trên Facebook sau phiên phúc thẩm:
“Dù không ngạc nhiên về kết quả ấy,
nhưng cảm giác ngậm ngùi vẫn đè nặng tâm trí các luật sư tham gia phiên tòa sau
lời tuyên án”.
VIDEO
:
HRW kêu gọi hủy bản án của
Phạm Đoan Trang
Thông điệp gửi lãnh đạo Việt Nam
“Khi những người bất đồng chính kiến
liên tục bị bắt bớ và chưa có dấu hiệu dừng lại thì những tiếng nói phản biện
xã hội đang lịm dần. Tôi nói tại tòa như thế”, luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết thêm.
“Cái này đi ngược lại chính sách của
chính của những người lãnh đạo của đất nước Việt Nam. Tôi mong muốn rằng những
người lập pháp cố gắng xem xét một cách khách quan để từng bước loại điều các
điều luật giống như Điều 88 đã quy kết bà Trang, điều này sẽ khuyến khích phản
biện xã hội và đấu tranh là động lực cho sự phát triển.
“Như vậy thì các nhà lãnh đạo của Việt
Nam đang đi không đúng đường!”,
luật sư nhận định.
Một ngày
trước phiên phúc thẩm, luật sư Tuấn đã vào trại giam tiếp xúc với bà Trang. Ông
viết trên Facebook ghi lại lời nhắn của thân chủ gửi giới lãnh đạo Việt Nam:
“Nay
đã là năm 2022, thế giới đã đổi khác, không ai còn bắt bớ, giam cầm những người
cầm bút nữa; Việt Nam cũng nên như vậy.
“Bà
cho rằng, bạn đọc là người duy nhất được quyền phán xét người viết, không phải
toà án, càng không phải là công an hay kiểm sát… Bà Trang nói, bà từng hy vọng,
bà là người cầm bút cuối cùng bị bắt và xử lý nhưng điều đó đã không trở thành
hiện thực.
“Bà
mong có người lãnh đạo hiểu điều này và tìm cách thay đổi”.
Các tổ chức nhân quyền lên tiếng
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 24/8 kêu gọi chính quyền Việt Nam
trả tự do ngay lập tức cho bà Trang.
Bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Nghiên cứu Khu vực của Tổ
chức Ân xá Quốc tế, cho biết:
“Rõ ràng ngay từ đầu bà Phạm Đoan
Trang không nên bị kết án chín năm tù như vậy. Bà là một nhà báo can đảm và một
nhà bảo vệ nhân quyền, người đã đứng lên bênh vực các nhà hoạt động bị giam giữ
và chỉ trích các thảm họa môi trường do con người tạo ra và nạn cướp đất”.
“Phiên tòa phúc thẩm này của bà Trang
diễn ra trong bối cảnh đàn áp tự do ngôn luận và xã hội dân sự đang diễn ra ở
Việt Nam”, bà Gil nêu
nhận định.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 23/8 kêu gọi phóng thích bà, đồng
thời cho biết rằng bà Trang, người bị bắt vào tháng 10/2020, đã trở thành mục
tiêu cho sự đàn áp của chính phủ Việt Nam khi lên tiếng chống lại sự bất công
và vạch trần những vi phạm nhân quyền.
VIDEO :
HRW kêu gọi hủy bản án của
Phạm Đoan Trang
https://www.voatiengviet.com/a/6715178.html#player-start-time=19.155926
Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) hôm 24/8 lên tiếng kêu gọi Việt Nam “hủy
bản án đối với nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, blogger Phạm Đoan Trang và
phóng thích bà ngay lập tức”.
Văn bút Mỹ kêu gọi Việt Nam
phóng thích Phạm Đoan Trang
Tổ chức
Văn bút (PEN) Mỹ vừa lên tiếng kêu gọi Việt Nam lập tức hủy bỏ bản án 9 năm tù
đối với nhà báo và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang và trả tự do cho bà
vô điều kiện.
==================================================
.
Việt
Nam: Xử phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang, tòa tuyên y án 9 năm tù
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 25/08/2022 - 13:47
Theo
tin từ báo chí trong nước, trong phiên xử phúc thẩm nhà báo Phạm Đoan Trang hôm
nay, 25/08/2022, Tòa án Nhân dân Cấp cao Thành phố Hà Nội đã tuyên y án 9 năm
tù với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.
https://s.rfi.fr/media/display/cdeaf416-2456-11ed-bfd6-005056a97e36/w:1024/p:16x9/Capture-380.webp
Nhà
báo Phạm Đoan Trang (Ảnh chụp màn hình trang web của tổ chức nhân quyền Amnesty
International) © amnesty.org/Paul Mooney
Năm nay 44
tuổi, Phạm Đoan Trang là một blogger và nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng ở Việt
Nam, từng được trao nhiều giải thưởng quốc tế về nhân quyền, trong đó có giải Tự
do Báo chí 2019 của tổ chức Phóng viên không biên giới, hay Giải Phụ nữ Can đảm
Quốc tế 2022 của bộ Ngoại Giao Mỹ. Bà cũng là tác giả một số cuốn sách về dân
chủ, nhân quyền.
Nhà báo Phạm
Đoan Trang đã bị bắt vào ngày 06/10/2020 tại Sài Gòn, sau đó bị đưa về giam ở
Hà Nội. Trong phiên xử sơ thẩm vào ngày 14/12/2021, tòa án Hà Nội đã kết án bà
Phạm Đoan Trang 9 năm tù với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”. Cụ
thể, Phạm Đoan Trang bị cáo buộc “có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành
các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”, trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài “với
nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, phỉ báng chính quyền
nhân dân, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”.
Trong
phiên xử phúc thẩm hôm nay, nhà báo Phạm Đoan Trang vẫn dứt khoát không nhận tội,
cho nên tòa đã tuyên y án 9 năm tù.
Trong những
ngày trước phiên xử phúc thẩm, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, như Human
Rights Watch, Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, Văn bút Quốc tế Hoa Kỳ, đã
kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng
sức khỏe của nhà hoạt động này trong tù.
Hôm 14/03
vừa qua, tại lễ trao giải thưởng "Phụ nữ Can đảm Quốc tế" (IWOC)
cho Phạm Đoan Trang cùng 11 phụ nữ khác trên toàn cầu, ngoại trưởng Hoa Kỳ
Antony Blinken cũng đã lên án "sự giam cầm bất công" đối
với nhà báo này, đồng thời kêu gọi trả tự do cho bà.
-----------------------------
CÁC
NỘI DUNG LIÊN QUAN
Liên
Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang và ba nhà hoạt
động nhân quyền
HRW
và RSF lên án Việt Nam kết án nhà báo Phạm Đoan Trang 9 năm tù
Nhà
báo Phạm Đoan Trang được trao giải thưởng nhân quyền « Martin Ennals »
No comments:
Post a Comment