NỘI DUNG :
Xử
phúc thẩm bà Phạm Đoan Trang : Người nhà và các viên chức ngoại giao không được
vào tòa
RFA
.
VN: Quốc tế kêu gọi trả
tự do Phạm Đoan Trang trước lo ngại 'tình trạng sức khỏe nghiêm trọng'
BBC News Tiếng Việt
Xử
phúc thẩm bà Phạm Đoan Trang : Người nhà và các viên chức ngoại giao không được
vào tòa
RFA
2022.08.24
Người nhà bà Trang và đại diện các Đại sứ quán đứng
trước cổng TAND cấp cao tại Hà Nội. FB Thu Đỗ
Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội
sáng 25/8 đang mở phiên tòa phúc thẩm công khai đối với nhà báo Phạm Đoan
Trang, tuy nhiên, gia đình và đại diện ngoại giao đoàn của một số quốc gia dân
chủ không được nhà chức trách Việt Nam cho phép vào dự phiên toà.
Bà Trang,
nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng và là nhà báo bất đồng chính kiến với nhiều
giải thưởng danh giá từ nhiều tổ chức quốc tế và hai Chính phủ Hoa Kỳ và
Canada, bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án chín năm tù giam về tội danh
“tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ trong phiên
toà sơ thẩm tháng 12 năm 2021.
Vợ của tù
nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, bà Đỗ Thị Thu có mặt ở gần khu vực xử án trong
đầu giờ sáng nay cho biết, các viên chức ngoại giao của Phái đoàn Ngoại giao
Liên minh Châu Âu (EU) và Đại Sứ quán các nước Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Sĩ cùng với Đại
sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Séc tại Việt Nam Lukas Musil bị từ chối cho vào
dự khán.
Mặc dù,
theo bà Thu họ đều làm đơn đề nghị được tham dự phiên tòa với Bộ Ngoại giao Việt
Nam từ trước. Bà Thu cho phóng viên Đài Á Châu Tự Do biết như sau:
“Ngày
hôm nay có mẹ và anh trai của chị Phạm Đoan Trang và (đại diện- PV) đại sứ quán
các nước Mỹ, Đức, Séc, Thuỵ Sỹ, EU đã đến để tham dự phiên toà nhưng không được
vào trong phòng xử án… phía toà án nói họ không có thẩm quyền cho đại diện ngoại
giao nước ngoài vào mà phải là bên ngoại giao.”
Bà Thu
chia sẻ thêm công tác an ninh gần khu vực xử án không nghiêm ngặt như trong các
phiên tòa chính trị khác. Các con đường gần toà án không bị chặn và nhiều người
có thể đi lại gần khu vực trụ sở của Toà án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội ở quận
Cầu Giấy.
Trên trang
Facebook cá nhân của luật sư Ngô Anh Tuấn, một trong bốn luật sư của bà Trang
trong phiên phúc thẩm, cho biết ông gặp bà Trang trong trại tạm giam hôm 24/8 để
chuẩn bị cho phiên toà phúc thẩm.
Theo ông,
dù sức khoẻ không được ổn lắm nhưng tinh thần bà rất tốt và bà khẳng định sự vô
tội của mình. Thông qua luật sư Tuấn, bà Trang nhắn gia đình không cần cố gắng
bằng mọi giá để được vào dự phiên toà nếu không nhận được giấy triệu tập của
toà án.
Nhà báo Phạm Đoan Trang nhắn riêng với ban lãnh đạo
Việt Nam, trong đó có Thủ Phạm Minh Chính, rằng chế độ không nên bắt bớ và giam
cầm người cầm bút.
Bà nhấn mạnh “bạn đọc là người duy nhất được quyền
phán xét người viết, không phải toà án, càng không phải là công an hay kiểm
sát.”
Bà Trang từng
làm việc ở một số tờ báo nhà nước, là tác giả của nhiều cuốn sách như Chính trị
Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực và một số báo cáo nhân quyền
song ngữ, trong đó có Báo cáo Đồng Tâm.
Bà cũng là
một trong những nhà sáng lập của các tờ báo độc lập như Luật Khoa tạp chí hay
The Vietnamese, một tạp chí nhân quyền viết bằng tiếng Anh.
---------------------
Tin,
bài liên quan
TIN VIỆT
NAM
Human
Rights Watch và Amnesty International kêu gọi trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan
Trang
Văn
bút Hoa Kỳ hối thúc Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Đoan Trang
Uỷ
ban Bảo vệ Ký giả kêu gọi phóng thích Phạm Đoan Trang trước thềm xử phúc thẩm
Nhà
báo Phạm Đoan Trang được Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và Dân biểu Mỹ bảo trợ
Nhà
báo Phạm Đoan Trang sắp ra tòa phúc thẩm: ‘Đây là án thái độ’
.
===================================================
.
.
VN: Quốc tế kêu gọi trả
tự do Phạm Đoan Trang trước lo ngại 'tình trạng sức khỏe nghiêm trọng'
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 8
năm 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62587205
VIDEO :
Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân
hận vì đã về Việt Nam'
Trước
phiên phúc thẩm, nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi phóng thích nhà báo, nhà hoạt
động Phạm Đoan Trang ngay lập tức, đồng thời bày tỏ lo ngại về tình trạng sức
khỏe của bà trong tù.
Trả lời
BBC News Tiếng Việt, luật sư Đặng Đình Mạnh - một trong những người tham gia
bào chữa cho bà Trang - nhận định rằng phiên phúc thẩm tới đây của bà Trang khả
năng cao sẽ y án. Phiên tòa sẽ có chung một kết cục như phiên xử của các nhà hoạt
động như Lê Dũng
Vova, Trịnh
Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm chỉ trước đó một tuần.
Tại phiên
sơ thẩm hồi 14/12/2021, tòa tuyên nhà báo Phạm Đoan Trang chín năm tù về tội
"tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy
định tại điều 88 Bộ luật Hình sự 1999.
Án tù 9 năm cho nhà báo
Phạm Đoan Trang
VN: Tổ chức quốc tế lên
tiếng trước xử Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm
Xử Trịnh Bá Phương và
Nguyễn Thị Tâm: Nỗi lòng thân nhân ở cổng tòa
Tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do cho bà
Trang
Tổ
chức Văn bút (PEN)Mỹ
hôm 22/8 đã kêu gọi Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ bản án chín năm tù đối với nhà
báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang và trả tự do cho bà vô điều kiện.
Bà Liesl
Gerntholtz, giám đốc của Trung tâm Tự do Viết PEN/Barbey nói trong thông cáo:
"Việc
bỏ tù oan bà Phạm Đoan Trang với tội danh tuyên truyền chống nhà nước, thật
không may, lại là một ví dụ nữa về việc chính phủ Việt Nam đàn áp các nhà báo
và những người bảo vệ nhân quyền nhằm loại bỏ bất đồng chính kiến và dập tắt tiếng
nói của các cuộc tranh luận chính trị,"
"Chín
năm tù đối với bà Trang là sự vi phạm nghiêm trọng quyền biểu đạt cơ bản, chiếu
theo luật pháp quốc tế. Bà Trang phải được trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức
do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của bà ấy - hệ quả của việc bị bỏ bê chăm
sóc y tế trong thời gian bị giam giữ," đại diện PEN nhấn mạnh.
Bà
Phạm Đoan Trang tại phiên tòa 14/12/2021 (ảnh chụp qua màn hình)
Trước đó,
ngày 16/8, Uỷ
ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cũng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do
cho nhà báo Phạm Đoan Trang, trong bối cảnh phiên toà phúc thẩm xét xử nữ nhà
báo sắp sửa diễn ra.
Shawn
Crispin, đại diện cấp cao Đông Nam Á của CPJ cho biết trong thông cáo:
"Các nhà chức trách Việt Nam không nên bác bỏ kháng cáo của nhà báo Phạm
Đoan Trang đối với bản án chín năm tù được tuyên vào tháng 12 năm ngoái và hãy
trả tự do cho bà mà không có các điều khoản hoặc điều kiện ảnh hưởng đến khả
năng làm việc của một nhà báo".
"Việt
Nam càng sớm thả tất cả các nhà báo mà họ giam giữ một cách bất công sau song sắt,
thì nước này càng sớm được coi trọng với tư cách là một nhân tố toàn cầu có
trách nhiệm".
Ngoài ra,
CPJ còn cho biết rằng bà Trang nằm trong số ít nhất 23 nhà báo Việt Nam bị giam
bỏ tù vì làm công việc của nhà báo, vào thời điểm điều tra dân số năm 2021 của
CPJ.
Trả lời phỏng
vấn của BBC News Tiếng Việt, người phụ trách vận động của tổ chức Dự án
88, bà Jessica Nguyễn nói: Phạm Đoan Trang, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh
Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm đều là những nhà hoạt động có nhiều đóng góp quan trọng
cho phong trào nhân quyền tại Việt Nam.
"Ngoài
những gương mặt nổi bật này, trong những năm gần đây, các nhà hoạt động, nhà bất
đồng chính kiến và
lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ có giấy
phép đã bị bịt miệng bằng việc đe dọa, bỏ tù hoặc tống khỏi đất nước," bà
Jessica nhận định.
6
tù nhân chính trị nổi bật ở Việt Nam
Tính
đến ngày 16/8/2022, tổ chức này ghi nhận được 204 tù nhân chính trị được biết đến
hiện đang ngồi ngồi tù ở Việt Nam, con số cao nhất so với các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á. Dự
án 88 còn ghi nhận việc mở rộng đàn áp đến các nhân tố và vấn đề mới.
"Ví dụ như Ngụy Thị Khanh, Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hưng
Dương đều là những tù nhân chính trị đang bị đàn áp vì hoạt động và
vận động chính sách về biến đổi khí hậu và vì vậy, cần được thả tự do,"
theo bà Jesssica.
Lo ngại sức khỏe của bà Trang
Theo ghi
nhận của BBC, hầu hết các nhà hoạt động khi bị giam cầm đều không được gặp thân
nhân cho tới lúc bị đưa ra xét xử. Gia đình của bà Phạm Đoan Trang, ông Trịnh
Bá Phương, bà Nguyễn Thị Tâm đều xác nhận với BBC họ chưa một lần được gặp mặt
thân nhân của mình và cũng bị làm khó không cho tham dự phiên xử.
Tổ chức
phi lợi nhuận Dự án 88 (The 88 Project) nói với BBC News Tiếng Việt 16/8 rằng
kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy gia đình của các tù nhân chính trị sẽ bị từ
chối tham dự các phiên tòa này dù xét xử công khai.
Trên
Facebook cá nhân, luật sư Nguyễn Văn Miếng - người bào chữa cho bà Phạm Đoan
Trang viết:
"Trong trại tạm giam số 1 Hà Nội,
bà Đoan Trang khó khăn trong việc đi lại do thương tật ở chân, bệnh phụ nữ
không được chữa trị và gia đình không được thăm gặp do Trại tạm giam buộc bà mặc
áo tù mới cho gặp thân nhân."
Đồng thời,
ông cũng chỉ ra phiên tòa phúc thẩm đã vi phạm thời hạn chuẩn bị xét xử hơn tám
tháng, thay vì chỉ trong thời hạn 90 ngày
Phái đoàn Việt Nam vận động cho bà Phạm
Đoan Trang tại Geneva hồi tháng 6 nêu lo ngại về sức khỏe của bà Trang
Trước đó,
luật sư Luân Lê, một trong các luật sư được tiếp xúc với bà Phạm Đoan Trang kể
lại về sức khỏe của bà. Ông nói hai chân bà Trang vẫn bị đau vì thời tiết lạnh
làm cho xương khớp đau nhức hơn, do vài năm trước đó bà bị tấn công đến cả gãy
xương ống chân.
"Bà nói, từ khi bị bắt giam, và đến
lúc này, bà bị chảy máu (phụ nữ) nhiều, liên tục tới 15 ngày mỗi tháng, cộng
thêm với tình trạng huyết áp thấp nên khá mệt và rõ ràng bà cho biết là có dấu
hiệu của khối u (trước đó bà khám đã được bác sỹ nói có u nang) mà không được
thăm khám và điều trị gì, và với tình trạng này kéo dài bà đã sụt 10 cân, từ
58kg xuống còn 48kg)."
ông Luân Lê viết.
Còn luật sư Ngô Anh Tuấn thì nói:
"Bà Trang đã từng bị biệt giam
nhưng sau đó được giam chung với những thường phạm khác. Cuộc sống trong phòng
giam rất khắc nghiệt, bà đã phải đánh nhau 07 lần nhưng bà vui vẻ kể rằng mình
đều là người giành chiến thắng, dù là người yếu thế hơn."
Ông Đỗ Công Đương chết
và câu hỏi về quyền chữa bệnh của tù nhân
Việt Nam thực hiện hay
không các khuyến nghị nhân quyền của LHQ?
Gia đình của
các tù nhân lương tâm (TNLT) đã gửi thư ngỏ xin quyền khám chữa bệnh cho người
thân của họ khi bị cầm tù và cho đây là "quyền con người". Theo đó,
33 người đã ký tên đòi quyền này sau khi tù nhân lương tâm Đỗ Công Đương qua
đời 2/8/2022 tại Trại giam số 6 tỉnh Nghệ An, được cho là do đau yếu, bệnh tật
nhiều năm mà không được chữa trị đầy đủ.
"Đây không phải lần đầu tiên một
tù nhân lương tâm qua đời trong khi bị giam cầm. Chẳng hạn như Thầy giáo Đinh
Đăng Định, thầy giáo Đào Quang Thực là những người yêu nước đầy lòng thương người
cũng bị đày đọa đến chết trong nhà tù, không cho chữa bệnh. Và còn bao nhiêu
trường hợp tương tự mà gia đình các tù nhân lương tâm không dám tiết lộ," thông cáo ghi.
Nhà báo có nhiều giải thưởng lớn
Phạm Đoan
Trang là nhà báo, blogger bất đồng chính kiến nổi tiếng. Bà viết nhiều sách gây
tiếng vang như Chính trị bình dân, Cẩm nang nuôi tù, Phản kháng phi bạo lực.
Bà Trang
là người đồng sáng lập blog Luật Khoa Tạp Chí, nơi cung cấp thông tin về các vấn
đề pháp lý để giúp người dân Việt Nam bảo vệ quyền của mình.
Giải thưởng nhân quyền
Martin Ennals: Mẹ Phạm Đoan Trang 'tự hào về con gái'
Giải thưởng Martin Ennals
2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang
Phạm Đoan Trang nhận giải
thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù
Hoa Kỳ trao giải 'Phụ nữ
Dũng cảm' cho bà Phạm Đoan Trang và 11 người khác
Tổ chức
CPJ cho biết, bà Trang được vinh danh tại lễ trao giải thưởng Tự do Báo chí Quốc
tế của CPJ tại Thành phố New York, Mỹ vào ngày 17/11/2022, để ghi nhận lòng
dũng cảm của bà trong việc đưa tin khi phải đối mặt với sự ngược đãi.
Trong thời
gian bị cầm tù, ngoài CPJ, bà Phạm Đoan Trang còn được trao Giải thưởng nhân
quyền Martin Ennals hồi tháng 19/1/2022. Tới ngày 2/6 vừa qua, tại Geneva, Thụy
Sỹ, bà Bùi Thị Thiện Căn - mẹ của nhà báo Phạm Đoan Trang - đã thay con nhận giải
thưởng này.
Thân mẫu của nhà báo, nhà hoạt động Phạm
Đoan Trang (ở giữa) cùng phái đoàn VN chụp ảnh cùng nhân viên của Tổ chức
Martin Ennals
Giải thưởng
Martin Ennals nói Phạm Đoan Trang là "một nhà báo, biên tập viên và là nhà
hoạt động dân chủ hàng đầu ở Việt Nam, nơi mà Đảng Cộng sản hầu như không chừa
không gian nào cho các tiếng nói đối lập phát triển".
Tháng
3/2022, bà Phạm Đoan Trang nằm trong số 12 người được Hoa kỳ trao giải thưởng
'Phụ nữ Quốc tế Dũng cảm'.
Ngoài ra,
vào tháng 2/2022, bà Phạm Đoan Trang được Canada và Anh trao giải Tự do Truyền
thông (Media Freedom 2022) của hai nước khi bà đang bị cầm tù.
Trước khi
bị bắt vào ngày 6/10/2020, nhà báo Phạm Đoan Trang cũng được Tổ chức Phóng viên
Không biên giới trao cho Giải thưởng Tự do Báo chí, hạng mục "Ảnh hưởng"
vào tháng 9/2019,
Hồi năm
2018, bà Trang cũng từng được nhận Giải thưởng Homo Homini 2018 từ tổ chức nhân
quyền People In Need có trụ sở tại Séc.
Bà Phạm Đoan Trang từng đoạt giải thưởng
Tự do Báo chí, hạng mục Ảnh hưởng, của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới, năm
2019
------------------------------
TIN LIÊN QUAN
Giải thưởng Martin Ennals
2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang
19 tháng 1
năm 2022
.
Tòa Hà Nội xử tù 9 năm
nhà báo tự do Phạm Đoan Trang
14 tháng
12 năm 2021
.
Phạm Đoan Trang nhận giải
thưởng của Anh và Canada dù bị VN cầm tù
11 tháng 2
năm 2022
.
Phạm Đoan Trang: Mẹ đến
Geneva nhận giải thưởng nhân quyền thay con
3 tháng 6
năm 2022
.
Hoa Kỳ trao giải 'Phụ nữ
Quốc tế Dũng cảm' - IWOC- cho bà Đoan Trang và 11 người khác
14 tháng 3
năm 2022
No comments:
Post a Comment