‘Cơ
đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín’ và chủ nghĩa mở rộng cơ hội làm thuê
25/08/2022
https://gdb.voanews.com/0A0987DD-2898-4DA1-B6D7-C0F675A73BE9_w1023_r1_s.jpg
Hình
minh họa
Trong
42 người Việt “nhập cảnh trái phép” có một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi và đã tử
nạn khi vượt sông.
Một viên
thượng tá tên là Khổng Ngọc Oanh làm việc tại Phòng 5, Cục Cảnh sát hình sự của
Bộ Công an Việt Nam mới tuyên bố với báo giới: Không phải hàng chục,
hàng trăm mà có thể hàng ngàn người đã bị đưa sang Campuchia lao động theo dạng
cưỡng bức, phải làm việc trong điều kiện cực kỳ nặng nhọc, bị giam giữ và không
được nhận lương như hứa hẹn (2).
Tuyên bố vừa
kể tái thừa nhận thảm cảnh mà nhiều người Việt sang Campuchia tìm sinh kế đang
đối diện. Tuy từ lâu thân nhân của các nạn nhân đã tha thiết xin giải cứu họ vì
các nạn nhân bị buộc làm việc từ 12 tiếng đến 15 tiếng mỗi ngày, ăn uống thiếu
thốn, không được trả lương, muốn hồi hương phải nộp tiền chuộc thân nhưng hệ thống
chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không thèm đoái hoài (3).
Hạ tuần
tháng sáu, khi được hỏi về giải pháp dành cho những đồng bào là nạn nhân của
buôn người, đang bị cầm giữ, cưỡng bức lao động tại Campuchia, Phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Các cơ quan hữu trách tại Việt Nam đã phối hợp
với giới hữu trách ở Campuchia tìm hiểu, xác minh thông tin và tích cực triển
khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết (4)...
Khỏang hai
tháng sau (18/8/2022), thiên hạ sững sờ khi được xem một video clip được bày ra
trên mạng xã hội, ghi lại cảnh vài chục người Việt tuôn ra từ casino có tên
Rich World tọa lạc ở huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Campuchia, rồi nhảy xuống
sông Bình Di – ranh giới tự nhiên giữa Campuchia và Việt Nam – để bơi về phía
bên kia vốn thuộc xã Long Bình , huyện An Phú, tỉnh An Giang (5)...
Lúc đầu,
các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính thức gọi họ là những cá
nhân “nhập cảnh trái phép” sau khi đã “xuất cảnh trái phép sang
Campuchia”. Sau này, các viên chức hữu trách và hệ thống truyền thông chính
thức xác nhận, vì bí bách về sinh kế, những cá nhân “nhập cảnh trái phép”
ấy đã sang Campuchia tìm cơm áo và do bị buộc làm việc quá sức, không được trả
lương nên bàn với nhau vượt biên về Việt Nam.
Trong 42
người Việt “nhập cảnh trái phép” có một thiếu niên chỉ mới 16 tuổi và đã
tử nạn khi vượt sông. Trước giờ, các viên chức hữu trách và cơ quan truyền
thông chính thức chỉ chỉ trích hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp các nạn nhân... “tham”,...
“nhẹ dạ” nên “dính bẫy” (6)... Không có ai, nơi nào đặt vấn đề vì
sao hết ngàn người Việt này đến ngàn người Việt khác, kể cả vị thành niên phải
bỏ xứ tha phương cầu thực!
***
Trung tuần
tháng 5 năm ngoái, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam đồng loạt giới
thiệu “bài viết quan trọng của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” nhằm giới thiệu...
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” bởi các xã hội tư bản liên tục
gây ra các cuộc khủng hoảng.
Trong bài
viết vừa kể, ông Trọng khẳng định thêm một lần nữa: Với tất cả sự khiêm
tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm
lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay nhờ nỗ lực phấn đấu
bền bỉ, tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH là đúng đắn, phù hợp với quy
luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại (7)...
Liệu đã đến
lúc, với tất cả sự khiêm tốn, từ thực tế như đã biết và đang
thấy, trong đó có sự kiện mới nhất – thực trạng người Việt bất chấp rủi ro, bất
kể tính mạng, nhân phẩm bị chà đạp vẫn tiếp tục dắt díu nhau rời khỏi quê hương
để tìm cơm, áo trong vô vọng - những người cộng sản chính thức thừa nhận đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay.
Chẳng cẫn
dõi mắt thật xa, cứ nhìn các lân bang sẽ thấy, nếu đừng xây dựng CNXH thì sẽ
không có “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” và
đại diện Cục Hình sự, Bộ Công an không phải thú nhận: Tình trạng xuất cảnh
trái phép, trở thành nạn nhân của buôn người xảy ra ở hầu hết các tỉnh kinh tế
khó khăn, như những địa phương biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, Tây
Nguyên...
Xây dựng
CNXH, tạo ra “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” biến
Việt Nam thành quốc gia mà nhiều giới, đặc biệt là người nghèo loay hoay tìm mọi
cách để được đi làm thuê ở ngoại quốc, bất kể điều đó tạo ra đủ loại bi kịch
cho cả cá nhân, gia đình lẫn xã hội (8). Chẳng lẽ “cơ đồ, tiềm lực, vị
thế và uy tín quốc tế như ngày nay” chỉ là đưa đồng bào đi làm thuê
và... tự hào gọi đó là... “cơ hội rộng mở” (9)?
----------------------
Chú
thích
(1) https://vnexpress.net/cong-an-lao-dong-bi-lua-sang-campuchia-rat-kho-giai-cuu-4503062.html
(3) https://cadn.com.vn/canh-giac-thu-doan-lua-sang-cuchia-lam-viec-nhe-luong-cao-post264198.html
(5) https://vietnamnet.vn/40-nguoi-nghi-chay-tron-khoi-casino-o-campuchia-ve-viet-nam-2051159.html
(7) https://www.vietnamplus.vn/chude/bai-viet-cua-tong-bi-thu-ve-con-duong-di-len-cnxh/1136.vnp
(9) http://www.nguoiduatin.vn/gan-50-000-lao-dong-viet-nam-dang-lam-viec-tai-han-quoc-a563111.html
No comments:
Post a Comment