Vụ
Bùi Chát: Xử phạt dựa trên một nghị định vi hiến
Và
trái Luật Xử lý Vi phạm Hành chính.
August 26,
2022 . 2:37 PM
https://www.luatkhoa.com/2022/08/vu-bui-chat-xu-phat-dua-tren-mot-nghi-dinh-vi-hien/
Họa
sĩ Bùi Chát tại triển lãm tranh của ông. Ảnh: BTT.
Quyết định xử phạt họa sĩ Bùi Chát khiến người ta liên
tưởng tới chính sách phần thư, khanh nho (đốt sách, chôn nho) của Tần Thủy
Hoàng, hay chiến dịch bài trừ văn hóa đồi trụy - phản động diễn ra tại miền Nam
- Việt Nam sau ngày 30/04/1975. [1]
Vậy quyết
định này có đúng pháp luật hay không?
Nghị định vi hiến
Hiến pháp
được coi là đạo luật cơ bản (luật mẹ), có hiệu lực pháp lý cao nhất, sau đó là
luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực. Mọi văn bản pháp luật
phải phù hợp với Hiến pháp, nếu không sẽ bị coi là vi hiến.
Trở lại
câu chuyện xử phạt họa sĩ Bùi Chát, chúng ta thấy rằng: lý do được UBND TP. Hồ
Chí Minh nêu ra để làm căn cứ xử phạt là ông đã không xin phép theo quy định
trước khi tổ chức triển lãm mỹ thuật.
Vậy việc tổ
chức triển lãm mỹ thuật có phải xin phép hay không? Nếu có thì quy định đó nằm ở
đâu?
Lật ngược
vấn đề chúng ta thấy quy định về xin cấp phép tổ chức triển lãm mỹ thuật được
quy định tại Nghị định 113/2013/NĐ–CP về hoạt động mỹ thuật. [2]
Tuy vậy,
Nghị định 113 lại có dấu hiệu vi hiến.
Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền tự do ngôn luận của công
dân. [3] Xét cho cùng, việc tổ chức triển lãm mỹ thuật cũng chỉ là một dạng thực
hiện quyền tự do ngôn luận dưới hình thức tranh vẽ mà thôi.
Mặt khác,
theo Điều 14 của Hiến pháp 2013, “quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật” trong trường hợp cần thiết vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng.
“Luật"
ở đây nghĩa là một loại văn bản pháp luật cụ thể, do Quốc hội thông qua, chứ
không phải là bất kỳ văn bản pháp luật nào (như nghị định, thông tư).
Ý nghĩa của
điều này rất rõ ràng: chỉ có cơ quan quyền lực cao nhất, thông qua việc ban
hành loại văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực cao nhất (chỉ sau Hiến pháp) mới
được trao thẩm quyền hạn chế những quyền con người được Hiến pháp ghi nhận.
Trong hệ
thống văn bản pháp luật, nghị định nằm trong nhóm văn bản dưới luật nhằm
hướng dẫn, hỗ trợ, giải thích cho luật.
Hiến pháp
2013 chỉ cho phép hạn chế quyền con người, quyền công dân bằng văn bản
luật, chứ không mở rộng/ cho phép văn bản dưới luật được hạn
chế quyền con người, quyền công dân. Điều đó có nghĩa rằng về nguyên tắc không
thể và không được phép dùng một văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật để hạn
chế quyền con người, quyền công dân. Nếu ai đó vượt qua lằn ranh này thì đó phải
được xem là hành vi vi hiến.
Như vậy,
Nghị định 113 hay Nghị định 38/2021/NĐ–CP không thể được sử dụng hoặc viện
dẫn để hạn chế quyền tổ chức triển lãm tranh của Bùi Chát. [4]
Hay nói
cách khác, việc UBND TP.HCM ra quyết định xử phạt hành chính, buộc tiêu hủy
tranh của Bùi Chát phải được xem là một quyết định vi hiến.
Nhưng đó
chưa phải là vấn đề pháp lý duy nhất của quyết định xử phạt này.
Trái Luật Xử lý Vi phạm Hành chính
Ở nội dung
bên trên, chúng ta đã thấy quyết định xử phạt có dấu hiệu vi hiến, cần được xử
lý. Tại phần này, tôi xin đưa ra thách thức thứ hai đối với quyết định xử phạt
của UBND TP.HCM như sau:
Theo quy định
tại Điều 28 của Luật Xử lý Vi phạm Hành chính 2012, một trong những biện
pháp khắc phục hậu quả được luật này cho phép là “buộc tiêu hủy hàng
hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn
hóa phẩm có nội dung độc hại”. [5]
Như vậy, nếu
hiểu theo quy định của điều luật này thì chỉ văn hóa phẩm có nội dung độc hại mới
có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy. Quy định trên
không nhắc tới vật phẩm, tác phẩm dùng để tổ chức triển lãm không xin phép là đối
tượng cần phải bị tiêu hủy.
Đến đây,
ta thấy không có căn cứ để buộc tiêu hủy tranh của Bùi Chát.
Tuy nhiên,
một quy định khác của luật này - Điều 33 - lại nói “cá nhân, tổ chức vi phạm
hành chính phải tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe
con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc
tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật; nếu
cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế
thực hiện.”
Điều đó có
nghĩa là tác phẩm có thể bị coi là tang vật dùng để triển lãm và do vậy có thể
bị buộc tiêu huỷ.
Như vậy,
cùng một văn bản điều chỉnh hoạt động xử lý vi phạm hành chính nhưng lại có hai
điều luật khác nhau về chế tài khắc phục hậu quả. Một điều luật chỉ giới hạn biện
pháp tiêu hủy đối với một số đối tượng nhất định, trong khi đó điều luật kia lại
cho phép tiêu hủy đối với những tang vật mà pháp luật cho phép tiêu hủy.
Câu hỏi được
đặt ra, nếu có sự khác biệt nêu trên thì phải áp dụng pháp luật như thế nào?
Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật hiện nay
không nói rõ về việc áp dụng pháp luật khi có hai điều, khoản mâu thuẫn nhau trong
cùng một văn bản. Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ, cần có sự giải thích của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. [6]
Khi đi sâu
phân tích quyết định xử phạt đối với họa sĩ Bùi Chát, chúng ta thấy sự bất cập
của luật. Nếu một đạo luật có các điều, khoản mâu thuẫn nhau thì đó là trách
nhiệm của cơ quan ban hành. Tuy vậy, khi chưa sửa được luật thì tinh thần áp dụng
pháp luật phải theo hướng có lợi cho người dân, chứ không thể theo hướng tiện lợi
cho công quyền.
Điều đó
cũng có nghĩa rằng, Bùi Chát không cần phải thi hành quyết định xử phạt này, vì
nó không có giá trị pháp lý.
Vi phạm quyền tư hữu
Tác phẩm mỹ
thuật là kết tinh của sự sáng tạo, là “đứa con tinh thần” của người họa sĩ và
hơn hết khi sáng tác ra vật phẩm, pháp luật trao cho họa sĩ một đặc quyền thiêng
liêng đó là quyền sở hữu đối với vật phẩm đó. Nghe thì to tát, kỳ thực đây chỉ
là chuyện sở hữu cái mình làm ra.
Pháp luật
công nhận, tôn trọng, bảo đảm quyền sở hữu tại Phần thứ Hai của Bộ luật Dân sự 2015. [7] Cũng theo bộ luật này, chủ sở hữu
chỉ bị hạn chế theo quy định của luật trong một số trường hợp nhất định, bao gồm
lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khoẻ của cộng đồng.
Như vậy,
việc UBND TP.HCM chỉ dựa vào quy định của nghị định là văn bản có giá trị pháp
lý dưới luật để hạn chế quyền tổ chức triển lãm và buộc tiêu hủy tranh của Bùi
Chát cần phải được coi là hành vi xâm phạm thô bạo tới quyền tư hữu (quyền sở hữu)
của cá nhân.
-------------
Chú thích
1. Mai Thụy.
(2022, August 17). Xử phạt triển lãm không phép của Bùi Chát, giao họa
sĩ tự tiêu hủy tranh. TUOI TRE ONLINE. https://tuoitre.vn/xu-phat-trien-lam-khong-phep-cua-bui-chat-giao-hoa-si-tu-tieu-huy-tranh-20220815223911234.htm
2.
thuvienphapluat.vn. (2013). Nghị định 113/2013/NĐ-CP hoạt động mỹ thuật.
Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-113-2013-ND-CP-hoat-dong-my-thuat-209092.aspx
3. Hệ
thống thông tin VBQPPL. (2019). Moj.gov.vn. https://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28814
4.
thuvienphapluat.vn. (2021). Nghị định 38/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực văn hóa quảng cáo. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-38-2021-ND-CP-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-van-hoa-quang-cao-469165.aspx
5.
thuvienphapluat.vn. (2012). Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 số
15/2012/QH13. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Vi-pham-hanh-chinh/Luat-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-2012-142766.aspx
6.
thuvienphapluat.vn. (2020). Văn bản hợp nhất 23/VBHN-VPQH 2020 Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Van-ban-hop-nhat-23-VBHN-VPQH-2020-Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-458032.aspx
7.
thuvienphapluat.vn. (2015). Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13.
Thuvienphapluat.vn. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx
No comments:
Post a Comment