VN
: Hãng lữ hành khổ vì hộ chiếu thiếu nơi sinh ra sao?
Nhật Lam
Gửi bài cho BBC từ Hà Nội
6 tháng 8
2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cz7preyr440o
https://ichef.bbci.co.uk/news/487/cpsprodpb/cf1b/live/babb2ec0-1497-11ed-869b-a768d13f495c.jpg.webp
Dư
luận hỏi vì sao bao người phải khốn khổ vì 'cải tiến' của Bộ Công
an trong việc tung ra lô hộ chiếu màu xanh tím than (trái), hay đây là
một bước 'cải lùi'?
Những ngày
qua, việc hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam thiếu mục nơi sinh đã làm đảo lộn công
việc kinh doanh của nhiều hãng lữ hành chuyên thị trường outbound (đưa khách nội
ra nước ngoài) và các dịch vụ chuyên cấp thị thực cho khách Việt Nam.
Mặc dù theo thông báo chính thức tới thời điểm hiện
tại, chỉ có ba nước không cấp visa cho người dùng hộ chiếu mới không có mục nơi
sinh là Đức, Tây Ban Nha và CH Czech, người
trong ngành lữ hành không nhận thấy chỉ có vậy.
Theo ông Đặng Việt Anh, giám đốc một công ty chuyên cung cấp
dịch vụ làm thị thực chia sẻ với BBC News Tiếng Việt, “hiện nay có thêm cả Bồ Đào Nha và Hungary cũng không cấp visa cho hộ chiếu mới của Việt
Nam”.
“Vì Bồ Đào Nha chưa có đại sứ quán tại
Việt Nam nên tất cả hồ sơ xin visa đi Bồ Đào Nha đều phải thông qua đại sứ quán
Đức xét duyệt. Trong khi Đức từ chối cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới thì theo đó
họ từ chối cấp cả visa vào Bồ Đào Nha. Trường hợp ở đại sứ quán Hungary tại Hà
Nội, chúng tôi cũng bị từ chối với lí do “chưa tiếp nhận hồ sơ trong giai đoạn
này, chờ thông tin cập nhật”.
Như vậy,
tính cả chính thức và không chính thức thì thực tế, công dân Việt Nam sử dụng hộ
chiếu mẫu mới đang bị hạn chế xuất cảnh tới năm nước thuộc khu vực Schengen: Đức, Tây Ban Nha, CH Czech, Bồ Đào Nha và
Hungary.
Trả lời
câu hỏi về vấn đề hộ chiếu mới tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3/8/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng,
người phát ngôn Bộ Công an cho hay:
“Mẫu hộ chiếu mới của Việt Nam đã tuân
thủ các nội dung Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019. Hộ chiếu
mới cũng thỏa mãn các điều kiện, tiêu chuẩn của tổ chức Hàng không dân dụng quốc
tế ICAO.
Về mục thông tin nơi sinh trong hộ chiếu,
điều khiến một số nước châu Âu dừng cấp thị thực cho công dân Việt Nam, Trung
tướng cho biết Bộ Công an sẽ bổ sung phần ghi chú nơi sinh trong hộ chiếu mới nếu
cần. Công dân nếu muốn bổ sung thì đến Cục Xuất nhập cảnh hoặc cơ quan đại diện
của Việt Nam tại nước ngoài để bổ sung.
Trung tướng Tô Ân Xô cho hay “nhiều quốc
gia trên thế giới cũng không ghi mục nơi sinh trong hộ chiếu như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Thụy Sỹ, và đây là điều bình thường. Hầu hết các nước vẫn đang công nhận
hô chiếu mới của Việt Nam. Chỉ một số nước tạm thời chưa công nhận do vướng một
số yếu tố mang tính chất kỹ thuật”.
Dù vậy, để
tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm việc và du lịch,
ông Xô thông tin rằng “Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng ba nước Đức,
Tây Ban Nha và CH Czech để xử lý các vấn đề mang tính kỹ thuật và tin rằng vấn
đề này sẽ sớm được giải quyết.”
https://ichef.bbci.co.uk/news/571/cpsprodpb/7e6d/live/2e18fc40-1497-11ed-869b-a768d13f495c.jpg.webp
Biên
lai của Cục Xuất nhập cảnh với người muốn ghi thêm 'nơi sinh' vào hộ
chiếu 'hiện đại'
Các hãng lữ hành chịu ảnh hưởng gì từ vụ việc
này?
Một tuần
nay, nhiều công ty du lịch bị xáo trộn trong kinh doanh do thông tin một số nước
châu Âu từ chối cấp visa cho hộ chiếu mẫu mới trong khi hiện đang là cao điểm của
mùa du lịch.
Nhiều công
ty bị mất khách do khách đã đặt cọc mua tour nhưng hộ chiếu hết hạn và khi được
cấp mới thì không xin được. Nếu thời điểm khởi hành cận với thời gian visa bị từ
chối thì các hãng lữ hành không thể hỗ trợ khách hoàn huỷ chuyến du lịch.
Bà Vũ Đỗ Quyên, giám đốc công ty TTS Travel kể với
BBC News Tiếng Việt:
“Với điểm đến như Đức, lượng khách du lịch
không nhiều nhưng năm nay khách thăm thân nhiều hơn mọi năm mà đa số đối tượng
này phải đổi hộ chiếu mới. Việc xin cấp visa đang khiến công ty của chúng tôi
phải chạy theo các thông báo mới hàng ngày.”
“Khách mua tour du lịch Tây Âu thường
chọn tuyến Pháp - Bỉ - Hà Lan - Đức, khi có khách du lịch trong đoàn sử dụng hộ
chiếu mới, công ty phải họp toàn đoàn thống nhất bỏ Đức khỏi hành trình. Nếu
sát ngày khởi hành, khách hàng vẫn phải chịu mất tiền cho chặng ở Đức. Vì vậy,
công ty chúng tôi hiện đang cố hướng khách sang hành trình khác để tránh việc bị
từ chối nhập cảnh”.
“Với thông báo mới đây ra ngày 3/8,
công dân muốn xin cấp chứng nhận nơi sinh vào phần bị chú ở hộ chiếu mới, công
ty chúng tôi đã làm thủ tục thành công với Cục Xuất nhập cảnh. Thủ tục xin cấp
phép khá đơn giản và gọn nhẹ, miễn phí, chỉ phải nộp hộ chiếu đồng thời trình
căn cước công dân. Tuy
nhiên chúng tôi phải đợi một tuần để được cấp lại hộ chiếu với đầy đủ thông tin
nơi sinh”.
Từ phía
khách hàng, nhiều người vì sợ hộ chiếu mới gặp khó khăn khi nhập cảnh ở quốc
gia khác nên đã hoãn chuyến đi lại. Dù trong gia đình chỉ có một người dùng hộ
chiếu mới nhưng cả gia đình cũng phải hoãn lịch trình theo.
https://ichef.bbci.co.uk/news/429/cpsprodpb/ff3b/live/36c81460-1498-11ed-869b-a768d13f495c.jpg.webp
Người
Việt ở Đức phải chạy xe rất xa đến Lãnh sự quán nước họ tại
Frankfurt, xin thêm 'giấy con' để chứng nhận nơi sinh vì hộ chiếu mới
không có chi tiết đó, hoặc không hiển thị như phía Đức yêu cầu
Một công
dân Việt Nam giấu tên hiện đang sinh sống tại Đức chia sẻ với BBC News Tiếng Việt
họ sử dụng hộ chiếu mới và sắp về Việt Nam thăm gia đình. Họ phải lái xe đến
Frankfurt để xin giấy xác nhận nơi sinh tại lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt
và được cấp giấy chứng nhận trong ngày mà không gặp khó khăn gì. Với tờ xác nhận
này, họ sẽ kẹp cùng hộ chiếu để khi quay trở lại Đức không gặp khó khăn tại sân
bay.
Lí
do vì sao Bộ Công an Việt Nam quyết định bỏ mục nơi sinh ra khỏi hộ chiếu đến
nay vẫn chưa có câu trả lời chính thức và thoả đáng, khiến trên mạng xã hội
có khá nhiều đồn đoán về 'lý do đích thực'.
Tin mới
nhất cho hay Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ trả lời chất vấn trước diễn
đàn Quốc hội vào ngày 10/08 và dư luận chờ xem có kết quả gì cụ
thể không.
Nhưng
những ngày qua, ai cũng có thể thấy rõ là “sáng kiến” bỏ một dòng trong cuốn
hộ chiếu khiến biết bao cơ quan ban ngành phải chạy theo chỉnh sửa.
Chịu thiệt
thòi lớn nhất từ thời gian đến tiền bạc vẫn luôn là người dân và doanh
nghiệp.
Giờ không phải lỗi của mình nhưng dân
vẫn phải bỏ công bỏ sức đi xin chính quyền “sửa lỗi kỹ thuật” để có được quyền
xuất cảnh hợp pháp và chính đáng.
Thử hỏi có hợp lý không?
-------------------------
Bài
thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiện sống ở Hà Nội.
No comments:
Post a Comment