Việt
Nam bị cáo buộc xóa nguồn gốc bông vải nhập từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương
RFA
2022.08.03
Công
nhân làm việc trong một nhà máy may ở Hà Nội hôm 24/5/2019. RFA
Một tổ chức
quốc tế làm việc trong lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền trong kinh doanh và xóa bỏ
lạm dụng vừa đưa ra cảnh báo Việt Nam là nơi tẩy rửa nguồn gốc xuất xứ cho bông
vải Tân Cương để tránh bị chế tài từ Hoa Kỳ.
Trong một
bài viết hôm 27/7, tổ chức phi chính phủ Business & Human Rights Resources Centre (Trung
tâm Tài nguyên về Kinh doanh & Quyền con người) cho biết, nhiều nhóm vận động
và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc các nhà sản xuất ở một số quốc gia
như Việt Nam và Bangladesh đóng vai trò tẩy xóa nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm
bông-sợi-nguyên liệu dệt may có nguồn gốc từ Tân Cương của Trung Quốc.
Dẫn lời từ
một nhà sản xuất dệt may Trung Quốc sở hữu nhà máy tại Việt Nam, tổ chức này
cho biết một số khách hàng nhập sản phẩm dệt may từ Việt Nam đã yêu cầu giấy tờ
về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Trong những
trường hợp này, các nhà sản xuất phải vượt qua quá trình thẩm định kéo dài.
Nhà sản xuất
này cũng cho biết thêm rất khó để phân biệt các sản phẩm bông vào Việt Nam từ
các nguồn khác nhau vì chúng có thể đã bị trộn lẫn với nhau khi vận chuyển trên
biển.
Các nhà
cung cấp bông-sợi-nguyên liệu dệt may có thể làm điều này để họ có thể đánh lừa
nhãn bông Tân Cương là đến từ nơi khác, nhằm lách luật của Hoa Kỳ.
Hôm 21/6 vừa
qua, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ bắt đầu thực thi "Đạo luật phòng chống
lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ" mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký
thành luật vào tháng 12 năm 2021.
Theo đó,
luật này thiết lập một giả định có thể bác bỏ rằng tất cả hàng hóa từ Tân
Cương đều được sản xuất bằng lực lượng lao động cưỡng bức và do đó bị cấm
nhập khẩu vào Mỹ.
Các hàng
hóa này chỉ có thể nhập vào Mỹ nếu các công ty chứng minh được không có
"lao động cưỡng bức."
Về ảnh hưởng
của đạo luật này lên ngành dệt may Việt Nam, một nhà sản xuất hàng may mặc ở
Nam Định giấu tên nói với phóng viên của Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn như sau:
“Công
ty tôi làm gia công hàng may mặc xuất sang thị trường Hoa Kỳ cho một hãng có trụ
sở ở Sơn Đông (Trung Quốc) và doanh nghiệp này sử dụng nguyên liệu
bông từ Trung Quốc. Do ảnh hưởng của Đạo luật Phòng chống Lao động Cưỡng bức
người Ngô Duy Nhĩ mà đợt này cũng bị dừng đơn hàng. Đơn hàng cũng ít đi lắm,
công ty đối tác Trung Quốc không bán được hàng nên không đặt hàng chúng tôi sản
xuất tiếp.”
Phóng viên
của RFA liên lạc với Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA) qua email và được tổ chức
này cho biết bà Đỗ Phạm Ngọc Tú, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký của hiệp hội đã
nói về vấn đề này trong cuộc phỏng vấn của Hoàn Cầu Thời Báo (Trung Quốc) vào
cuối tháng trước.
Theo phát
biểu của bà Tú, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ cần phải loại bỏ nguyên liệu
thô được sản xuất tại khu vực Tân Cương của Trung Quốc để đảm bảo khả năng tiếp
cận lâu dài với thị trường Hoa Kỳ.
Bà cũng
nói các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị các tài liệu chứng minh xuất xứ
nguyên liệu thay thế nguyên liệu sử dụng từ Tân Cương cho dù việc tìm kiếm thay
thế này không hề dễ dàng.
Bà nhấn mạnh
đạo luật của Mỹ tác động chủ yếu lên các doanh nghiệp may mặc chứ không phải sản
xuất sợi.
Phóng viên
có liên lạc với Hiệp hội Dệt May Việt Nam qua điện thoại và email nhưng chưa nhận
được câu trả lời về ảnh hưởng của đạo luật với ngành dệt may và cáo buộc tẩy rửa
nguồn gốc xuất xứ của bông vải Tân Cương.
Theo Tạp
chí Công thương, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ ba thế giới với sản
lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm và Hoa Kỳ là nhà cung cấp bông lớn nhất cho Việt
Nam với số lượng khoảng 800 nghìn tấn/năm.
Tuy nhiên,
Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp xơ lớn nhất cho Việt Nam. Theo số liệu thống
kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập
khẩu hơn 153 nghìn tấn xơ nguyên liệu từ Trung Quốc, tăng 2,3% về lượng so với
cùng kỳ năm 2020 và chiếm 43,2% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này.
Liên minh
Dân chủ Việt Nam, một tổ chức quy tụ nhiều hội nhóm người Việt tại hải ngoại hồi
tháng tư cảnh báo cơ quan của Mỹ cần phải lưu ý kỹ những sản phẩm làm từ bông vải
nhập từ Việt Nam.
Theo cáo
buộc của tổ chức này thì có sáu nhà sản xuất từ Việt Nam trên hơn 50
nhà sản xuất trung gian quốc tế đã mua những sản phẩm chưa hoàn chỉnh làm từ
bông vải xuất xứ từ vùng Tân Cương của năm nhà sản xuất hàng đầu Trung Quốc.
----------------------
Tin,
bài liên quan
·
Việt
Nam bị cáo buộc ‘rửa bông vải’ vùng Tân Cương, Trung Quốc
No comments:
Post a Comment