Việt
– Mỹ: Bao giờ cho đến “tháng tám năm ngoái”?
Bình luận của Mai Luân
2022.08.14
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Thủ tướng VN Phạm
Minh Chính ở Hà Nội hôm 25/8/2021. AFP
Cuối
năm nay, xác suất Tổng thống Biden thăm Campuchia và Thái Lan khá cao. Hà Nội rất
muốn “đón lõng” để mời ông Biden thăm Việt Nam dịp ấy, ít nhất để tiếp nối và
nâng cao bầu không khí “tháng tám năm ngoái”. Chuyến thăm Việt Nam của bà
Harris tháng 8/2021 được Đại sứ Mỹ lúc bấy giờ là Osius đánh giá, “có thể chỉ
đường” để nâng cấp bang giao. Chuyến thăm tới đây của ông Biden càng được đón đợi
hơn, sau Hội thảo “khá kín tiếng” về lịch sử quan hệ Mỹ – Việt hôm 5/8 tại Đại
học Fulbright Việt Nam. Những ai quan tâm tới thời cuộc đều muốn có câu trả lời:
Khi nào quan hệ Việt – Mỹ ra khỏi bế tắc?
Chỉ dấu “buồn” của tháng Tám năm nay
Mà không
chỉ một, có tới hàng loạt các động thái rất đáng quan ngại từ phía Chính quyền
Biden đang “đánh động” dư luận về những “nốt trầm” trong quan hệ Việt – Mỹ như
phóng sự vừa đăng tải mới đây trên BBC tiếng Việt (1). Sau
khi chủ động hủy chuyến thăm Hà Nội đã được lên lịch trước đó, ngày 19/7, trong
buổi công bố “Báo cáo Buôn người 2022” tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington
DC, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết, báo cáo “đánh giá 188 nước và vùng
lãnh thổ, bao gồm cả Mỹ, trong việc phòng chống buôn người, bảo vệ nạn nhân và
xét xử những kẻ buôn người.” Theo ông Blinken, có tới. 21 quốc gia được nâng cấp
một bậc, bởi vì chính phủ của những nước ấy đã có các nỗ lực đáng kể để chống lại
nạn buôn người. Trong khi đó, 18 quốc gia khác bị đánh hạ một bậc, trong đó có
Việt Nam, vì các nước này đã không có được nỗ lực đáng kể nào, hoặc tệ hơn là
chính phủ những nước này có chính sách hoặc mô hình buôn người do nhà nước bảo
trợ. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng, Việt Nam – quốc gia Đông Nam Á đang có mối quan
hệ nồng ấm với Washington do cùng quan ngại về một Trung Quốc đang trỗi dậy –
đã giảm các vụ truy tố đối với những người được cho là chịu trách nhiệm về vấn
nạn buôn người trong năm 2021 (2).
Ngày 4/8,
Mỹ đang tiến hành cuộc điều tra trên cơ sở đơn tố giác hoạt động của một công
ty Mỹ ở Việt Nam – quốc gia gặp nạn tham nhũng tràn lan – đã vi phạm Luật chống
hối lộ của Hoa Kỳ. Tiết lộ này được đưa ra trong báo cáo thường kỳ mà công ty
Boston Scientific Corp nộp cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) vào
tuần trước, bao gồm các hoạt động và thu nhập của công ty chuyên sản xuất các
thiết bị y tế trong suốt quý II năm nay. Trong báo cáo đưa ra hồi đầu tháng,
Boston Scientific cho biết rằng, họ đã nhận được một lá thư tố giác liên quan đến
hoạt động ở Việt Nam. Bức thư này cáo buộc rằng công ty, có trụ sở chính
Massachusetts, đã vi phạm Đạo luật chống tham nhũng ở nước ngoài của Hoa Kỳ (3). Tham nhũng là “chuyện cơm bữa” ở xứ Đông Lào. Đó cũng
lá lý do chủ yếu cho đến nay những “khủng long” về công nghệ cao cũng như các tập
đoàn tài chính – ngân hàng của Mỹ vẫn bị “chặn” ngay trước cổng vào Việt Nam.
Thế mà tại sao giờ này Hoa Kỳ mới “kêu cứu”?
Chiều
11/8, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng
loan tin, Mỹ đã chính thức điều tra chống lẩn tránh thuế đối với ống thép Việt
Nam. Bà Hằng nói thêm, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ ở Đông
Nam Á và Mỹ cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, với tổng kim
ngạch thương mại đạt hơn 110 tỷ USD trong năm 2021. Bà khẳng định, Việt Nam
hoan nghênh chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với Mỹ trên
cơ sở tự do, công bằng, cùng có lợi, phù hợp với các thỏa thuận song phương và
quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việt Nam sẵn sàng và thường
xuyên trao đổi với Mỹ thông qua các cơ chế hiện có như Hiệp định khung về
thương mại và đầu tư (TIFA) để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng
cường quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư song phương vì lợi ích của doanh nghiệp
và người dân hai nước (4).
Ngày 12/8,
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa công bố kết luận sơ bộ điều tra lẩn tránh biện
pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập từ Việt
Nam. Theo thống kê, xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ liên tục tăng mạnh. Gỗ dán sử
dụng nguyên liệu gỗ cứng của Việt Nam có thể bị áp dụng thuế chống bán phá giá
(CBPG) và chống trợ cấp (CTC). So với năm trước khi khởi xướng điều tra (2019),
kim ngạch xuất khẩu gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng của Việt Nam sang Mỹ năm
2021 đã tăng 57,6%. Kết luận cho rằng, gỗ dán từ Việt Nam là ván bóc nhập khẩu
từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế CBPG và CTC như đang áp dụng với gỗ dán nhập
khẩu từ Trung Quốc (5). Trước đó, ngày 3/8, một tổ chức quốc tế hoạt động liên
quan đến lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền trong kinh doanh và xóa bỏ lạm dụng vừa
đưa ra cảnh báo, Việt Nam là nơi tẩy rửa nguồn gốc xuất xứ cho bông vải từ lao
động cưỡng bức ở Tân Cương. Được biết, từ mùa hè này, Cục Hải quan và Biên
phòng Mỹ bắt đầu thực thi "Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người
Duy Ngô Nhĩ" mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật vào tháng 12 năm
ngoái (6).
Cơ hội nào từ nay đến cuối năm?
Việt Nam
và Hoa Kỳ đã thiết lập “quan hệ đối tác toàn diện” vào năm 2013, phải mất 18
năm sau khi bình thường hóa quan hệ từ 1995. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng
8/2021, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đề nghị nâng cấp mối quan hệ hai nước
lên thành “đối tác chiến lược”. Lãnh đạo Việt Nam đánh bài “lờ”. Tuy nhiên,
trong cuộc họp báo ngay sau đó, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố,
Việt Nam luôn coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Trong khi
một số chuyên gia nhận định vấn đề tên gọi của mối quan hệ có thể không quan trọng
bằng hợp tác thực chất giữa hai nước, nhưng nhiều nhận định khác lại cho rằng,
tên gọi này có thể tạo ra khung pháp lý để Việt Nam và Mỹ làm được nhiều việc
hơn. “Ba năm tới sẽ có những cột mốc kỷ niệm quan hệ song phương Việt – Mỹ, nên
đây có thể là cơ hội để hai nước suy nghĩ về chuyện đó”, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp,
nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, đưa ra dự báo (7).
Hãy khoan
nghĩ tới các cột mốc quan trọng của quan hệ song phương thời gian tới như kỷ niệm
10 năm quan hệ đối tác toàn diện (2023), 30 năm bình thường hóa quan hệ kinh tế
(2024) và 30 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao (2025). Thử nhìn lại, liệu
từ nay đến cuối năm, Việt Nam sẽ có được một không gian nhất định nào để thúc đẩy
quan hệ? Bởi vì, về nội trị, mỗi khi có một động thái tiến bộ trong quan hệ Mỹ
– Việt, thì lại có nhiều dấu hiệu của những động thái cản trở “thọc gậy bánh
xe” trong nội bộ nhà cầm quyền, đặc biệt là trong ngành an ninh (8). Về đối ngoại, liệu Trung Quốc sẽ “can thiệp” sâu đến mức
nào để cản trở Việt Nam xích lại gần Mỹ sau khi “Hoàn cầu Thời báo” cho đăng loạt
bài cảnh báo Việt Nam đừng trở thành “quân cờ” trên bàn cờ “Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP). Cả hai sự kiện mang ý nghĩa toàn cầu vào
cuối năm: Cấp cao Đông Á (EAS-17) tại Phnom Penh và Thượng đỉnh APEC (16 –
18/11) tại Bangkok, nếu Tổng thống Biden đến dự, sẽ là dịp để mời ông thăm Việt
Nam.
Lượng định
cơ hội là đánh giá cái đà “tháng tám năm ngoái” có trở lại từ nay đến cuối năm?
Ngoài “Chương trình tổng thể” thúc đẩy bang giao song phương, cần thấu triệt ba
tác động lâu dài trong chuyến thăm của bà Harris. Thứ nhất, xây dựng Cơ quan
phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, ngay tại Hà Nội, sát nách Trung Quốc.
Thứ hai, chính thức tổ chức hoạt động cho đội “Chí nguyện hòa bình” Hoa Kỳ
(Peace Corp) và thứ ba, công bố dự án bề thế của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam. Tất
cả chứng tỏ ý định của người Mỹ sẽ ở lại lâu dài trên mảnh đất có đến 100 triệu
dân này, mà đa số dân chúng đã rất cảm kích sau chuyến thăm “ngoại giao thân
thiện” (charming offensive) của bà Harris. Đúng như lời cựu Đại sứ Việt Nam tại
Mỹ Nguyễn Quốc Cường trên Tuổi trẻ: “Người bạn trong lúc khó khăn là người bạn
đích thực”(9). Chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Biden, nếu thành tựu,
phải vượt lên trên tất cả những sự kiện năm ngoái để kiến tạo nền móng cho
tương lai – Đó là nâng cấp “quan hệ đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”
giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thiếu động lực này, chẳng nhẽ ông Biden ghé thăm Hà Nội
chỉ để thưởng lãm “tô phở” của Clinton hay món “bún chả” của Obama, cho dù đấy
là những ẩm thực nổi tiếng của người Việt khắp bốn phương?
____________
Tham
khảo:
1.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62419030
7.
https://thanhnien.vn/hop-tac-an-ninh-viet-my-giua-cuoc-canh-tranh-khu-vuc-post1485397.html
8.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/03/150308_who_troubles_vn_usa_ties
---------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
---------------------
Tin,
bài liên quan
BLOG
·
Quyền,
tiền và ngoại giao “củ chuối”
·
Tính
thời cơ trong bang giao Việt – Mỹ “hậu Harris”
·
Kamala
Harris thăm Việt Nam: Đánh giá vị thế địa chính trị của Việt Nam
·
Mỹ
đang giành lại “trái tim” của người dân Việt
·
Chuyện
“lạ mà quen” nhân chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris
No comments:
Post a Comment