Từ Sự
Kiện Tiêu Hủy Tranh, Đôi Dòng Về Văn Hoá Và Phản Văn Hoá
Tương Lai
20/08/2022
http://www.viet-studies.net/kinhte/TuongLai_MenhMongTheSu139.pdf
Mấy hôm rồi
bệnh phải nằm khoèo. Cố gắng lắm cũng chỉ để hoàn thành một chuyện còn dở dang
trên máy tính. Không đủ sức lướt sóng nắm bắt thông tin để có đôi dòng “mênh
mông thế sự”. Hôm nay ông bạn thân vốn là một cây bút có tên tuổi, một nhà báo
thạo tin đến thăm, cho biết chuyện đốt tranh của hoạ sĩ Bùi Chát đã trình bày
trong một phòng triển lãm theo quyết định của ông Phó Chủ tịch Thành phố HCM mà
ngao ngán.
Cứ tưởng rằng,
khi chọn bộ sậu ngồi vào ghế lãnh đạo một Thành phố mười triệu dân và nghe đâu
đang muốn gợi lại sự lấp lánh của một thời “Hòn ngọc Viễn Đông”, thì người ta
cũng phải kiếm cho ra một người có hiểu chút ít về văn hoá, chí ít cũng là một
người không bị “thiểu năng về trí tuệ” để hiểu rằng, tiêu huỷ một tác phẩm hội
hoạ khác với tiêu huỷ một đống thịt thối đang bày giữa chợ. Đầu óc ông Phó Chủ
tịch thành phố không đủ sức để hiểu rằng khi thò bút ký vào quyết định ngu dốt
và dại dột ấy, anh ta đã gây nên một cơn phẫn nộ trong quần chúng không chỉ
trong thành phố anh ta đang”trị nhậm”, mà trong cả nước.
Và không
chỉ có thế, không chỉ dừng lại đó. Trong thời đại kỹ thuật số, khi mà người ta
đang gào khản cả cổ giới thiệu về Việt Nam để quảng bá cho ngành du lịch, con
người Việt Nam thân thiện và dễ mến, cảnh vật Việt Nam vừa đẹp đẽ, dịu dàng, vừa
độc đáo hoành tráng... thì cái tin nhà cầm quyền Thành phố Hồ Chí Minh ra lệnh
tiêu hủy 29 bức tranh vừa được trưng bày tại phòng triển lãm (vì “triển lãm
không phép”) sẽ loang ra rất nhanh.
Theo Văn
Việt, Bùi Chát nói: “Tôi chấp hành việc bị xử phạt hành chính vì không xin cấp
phép trưng bày tranh, nhưng tôi sẽ khiếu nại việc bị buộc tiêu hủy tranh. Tác
phẩm giống như những đứa con tinh thần của tôi. Tranh của tôi không vi phạm thuần
phong mỹ tục hay đạo đức”. Chao ôi, “tiêu hủy” tranh! Hành động phản văn hoá
này - theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – là chưa có
tiền lệ tại Việt Nam kể từ 1975 đến nay. Nó gợi dậy trong tôi hình ảnh bạo chúa
Tần Thuỷ Hoàng đốt sách, hình ảnh quảng trường Berlin thời phát xít Hitler sinh
viên chất sách cao như núi để rồi hò reo châm lửa đốt, hình ảnh các tiểu tướng
Hồng Vệ binh trong “đại cách mạng văn hoá vô sản”- mà mục tiêu là nhằm tiêu diệt
đối thủ của Mao – đã kéo nhau đi đập phá những công trình văn hoá từng được
ngàn đời gìn giữ. Tại phủ Khổng Tử ở Khúc Phụ, từ ngày 9/11 – 7/12/1966, hơn
6000 loại văn vật bị phá hủy, hơn 2700 sách cổ bị đốt, số tranh chữ là hơn 900
bản, hơn 1000 bia đá cùng nhiều bảo vật quốc gia xếp vào loại cần bảo tồn cấp 1
đã bị phá hủy.1
Và thế rồi
hôm nay, “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” ông Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân
dân TPHCM ra lệnh tiêu huỷ tranh vừa được gỡ ra từ một Phòng triển lãm thuộc quận
Phú Nhuận. Vậy đó.
No comments:
Post a Comment