Tập
trận Thái - Trung và nguy cơ cho Việt Nam
Phân tích của Trần Đắc Thắng
2022.08.20
Hình do Tân Hoa Xã công bố: Máy bay thuộc Chiến khu
miền Nam của quân đội Trung Quốc tại một địa điểm không xác định ở Trung Quốc
hôm 4/8/2022. AP
Thái - Trung tập trận không quân chung
Mới đây,
sau những cuộc tập trận kéo dài trên Biển Đông và xung quanh Đài Loan, Trung Quốc
lại tiếp tục mở rộng các cuộc tập trận của mình với một số nước Đông Nam Á.
Trung Quốc
và Thái Lan mới có cuộc tập trận không quân chung “Chim ưng tấn công 2022”
vào ngày 14/8. Đây là cuộc tập trận đầu tiên như vậy sau nhiều năm bị tạm hoãn
do đại dịch COVID-19 và là cuộc tập trận thứ 5 kể từ năm 2015 (1).
Cuối tuần
trước, trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng Quân Giải
phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và
máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) để tham gia tập trận. Tuyên bố nêu
rõ: “Cuộc tập trận chung nhằm mục đích tăng cường sự tin cậy lẫn
nhau và tình hữu nghị giữa lực lượng không quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan
hệ hợp tác thiết thực và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác
hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Thái Lan” (2).
Về phần
mình, Tư lệnh Không quân Thái Lan Marshall Prapas Sornchaidee đã xác nhận cuộc
tập trận “Chim ưng tấn công” diễn ra từ ngày 14-25/8 ở phía Đông Bắc Thái
Lan, bao gồm các khoa mục "hỗ trợ trên không, tấn công mục tiêu mặt đất và
triển khai quân quy mô nhỏ và lớn", nhằm mục đích "tăng cường quan hệ
và hiểu biết" với Trung Quốc (3). Các cuộc tập trận của lực lượng không quân Thái-Trung
được tổ chức thường xuyên kể từ năm 2015 cho đến khi đại dịch xảy ra.
Trung Quốc biểu dương sức mạnh
Không quân
PLA cử một phi đội gồm sáu máy bay chiến đấu J-10C/S, một máy bay
chiến đấu - ném bom JH-7AI, một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm Thiểm Tây
KJ-500 tham gia cuộc tập trận (4).
Chuyên gia quốc phòng Thái Lan Chaiyasit Thantayakul cho biết Trung Quốc lần đầu
tiên cử máy bay chiến đấu, ném bom JH-7AI tham gia cuộc tập trận (5).
Tờ báo Thái
Lan “The Nation” lưu ý, Không quân Hoàng gia đã triển khai năm máy bay
Gripen, ba máy bay cường kích Alphajet cùng một máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm
SAAB 340 AEW (6).
Những chiếc máy bay này được phát triển bởi các tập đoàn của Thụy Điển, Đức và
Pháp.
Tờ báo
Nation dẫn lời các chuyên gia giấu tên lưu ý rằng cuộc tập trận “Chim ưng
tấn công 2022” là một trong số ít các cuộc tập trận chung quy mô lớn trong lịch
sử của hai nước, bao gồm các bài tập quân sự phức tạp và đầy đủ các trang thiết
bị quân sự. Chuyên gia Elena Fomicheva từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á,
Australia và Châu Đại Dương thuộc Viện phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga)
nhận định rằng, điều này cho thấy sự gia tăng mức độ tin cậy quân sự giữa Trung
Quốc và Thái Lan (7).
Chuyên gia
Elena Fomicheva nhấn mạnh: “Sự tin cậy và hợp tác quân sự của Thái Lan với
Trung Quốc ngày càng sâu sắc đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Đối với
Trung Quốc, điều này rất quan trọng: thông qua các cuộc tập trận chung, Bắc
Kinh có thể xác định vòng tròn bạn bè và đối tác của họ trong tình hình khu
vực đang chuyển biến nhanh, khi cuộc đối đầu với Mỹ ở Đông Á đang gia
tăng. Căng thẳng xung quanh Đài Loan đã kích động hoạt động quân sự
trên không, trên biển và trên bộ ở khu vực này, vì vậy các cuộc tập trận chung
cũng là cơ hội để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu khi phải đối mặt với
các nguy cơ an ninh mới” (8).
Lính Hải quân Hoàng gia Thái Lan tập trận ở căn cứ
Chulaporn, tỉnh Narathiwat hôm 31/3/2021. AFP
Việt Nam có cần cảnh giác?
Đáng chú
ý, cuộc tập trận "Chim ưng tấn công" diễn ra sau khi Trung Quốc tổ chức
nhiều cuộc tập trận quân sự lớn nhất, bắn đạn thật xung quanh đảo Đài Loan nhằm
trả đũa chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Washington đã bày tỏ quan ngại ngày càng tăng trước sự quyết đoán của Trung Quốc
ở khu vực Thái Bình Dương, và tuần trước đã khởi động cuộc tập trận "Siêu
lá chắn Garuda" ở Indonesia cùng với các đồng minh của mình.
Thái Lan
đã tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc và là một trong những
quốc gia đầu tiên mua khí tài hải quân của Trung Quốc theo một thỏa thuận được
ký kết vào năm 2017. Tuy nhiên, vào năm 2020, một thỏa thuận trị giá 724 triệu
USD tiếp theo cho hai tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất đã bị trì hoãn sau khi bị
dư luận phản đối kịch liệt (9).
Giới quan
sát cho rằng qua cuộc tập trận “Chim ưng tấn công” lần này, quân đội Trung
Quốc muốn kiểm tra năng lực của Lực lượng Không quân Thái Lan vốn được huấn luyện
bởi các chuyên gia Mỹ. Ngoài ra, cuộc tập trận không quân chung của Trung Quốc
và Thái Lan là phản ứng đáp trả các cuộc diễn tập quân sự của Mỹ gần Trung Quốc.
Qua đó, sự tin cậy quân sự giữa Trung Quốc và Thái Lan ngày càng được tăng cường.
Cuộc tập
trận được tổ chức tại căn cứ Không quân Hoàng gia Udorn ở Thái Lan. Đây là một
khu vực chiến lược quan trọng trên toàn Đông Nam Á, chuyên gia Elena
Fomicheva cũng cho biết: “Căn cứ không quân này được Mỹ trang bị và sử dụng
trong cuộc chiến ở Đông Dương. Nó nằm ở phía Đông Bắc Thái Lan gần biên giới với
Lào. Từ đó, máy bay Mỹ đã không kích Lào, Việt Nam và Campuchia. Ngày nay không
có thông tin nào về việc người Mỹ sử dụng căn cứ này, nhưng nó không hề mất đi
tầm quan trọng chiến lược.
Rõ ràng,
quân đội Trung Quốc rất quan tâm đến căn cứ này bởi vì nó nằm gần Trung Quốc
và gần không phận của ba quốc gia trên. Lực lượng máy bay của Không quân Thái
Lan hiện nay chủ yếu gồm các phương tiện bay của Mỹ. Các phi công và nhân viên
chuyên môn kỹ thuật hàng không trên mặt đất của Không quân Thái Lan đã được huấn
luyện bởi các chuyên gia Mỹ trong khuôn khổ các chương trình quân sự chung. Cuộc
tập trận ‘Chim ưng tấn công 2022’ có thể giúp phía Trung Quốc đánh
giá mức độ của các đợt huấn luyện này, cũng như tình trạng của đội máy bay
Thái Lan. Trung Quốc thường nghiên cứu và tìm hiểu chi tiết về đối tác của
mình, chắc chắn họ sẽ ngầm nắm bắt cơ hội này” (10).
Trong cuộc
diễn tập chung, các phi công Trung Quốc cũng có thể đánh giá khả năng bay của
các thiết bị được sử dụng trong Không quân Thái Lan.
Việc Trung
Quốc thúc đẩy các quan hệ quân sự và dần chi phối nhiều quốc gia Đông Nam Á sẽ
là một đe doạ đến các quốc gia có các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Việt
Nam. Trung Quốc cũng đã đang xây dựng căn cứ quân sự Ream trên đất của
Campuchia. Điều này sẽ khiến Trung Quốc nắm toàn bộ lợi thế một khi xảy ra xung
đột quân sự trên biển Đông với Việt Nam.
Việt Nam cần
phải tính đến các tình huống xấu nhất này, vì nếu xảy ra xung đột, nếu Việt Nam
không có bạn bè hay “đồng minh” nào bên cạnh, chắc chắn sẽ không thể đáp trả lại
được sự tấn công từ nhiều phía.
____________
Tham
khảo:
1. https://www.npr.org/2022/08/13/1117379225/china-thailand-joint-military-exercises
2. http://eng.mod.gov.cn/news/2022-08/12/content_4918002.htm
4. https://www.globaltimes.cn/page/202208/1272925.shtml
5. https://www.nationthailand.com/in-focus/national/40018874
6. https://www.nationthailand.com/in-focus/national/40018874
9. https://www.benarnews.org/english/news/thai/submarine-deal-04072022130926.html
-----------------------------------------------------------------
*
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
*
Tin,
bài liên quan
BLOG
·
Mỹ
với cách tiếp cận mới chủ động trong quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
·
Tại
sao Campuchia nói muốn thúc đẩy COC ở Biển Đông vào lúc này?
·
Tại
sao “USS Ronald Reagan” hủy chuyến thăm Việt Nam?
·
Các
nước đã làm gì sáu năm sau phán quyết Biển Đông?
·
Việt
Nam không thể tham gia sáng kiến an ninh của Trung Quốc
No comments:
Post a Comment