“Cúng
dường” ở chùa Ba Vàng gây bão mạng và sự khuynh loát của Nhà nước trong Phật
giáo VN
RFA
19-08-2022
Thượng toạ Thích Nhật Từ nói hoạt động cúng dường ở
Ba Vàng là "chưa phù hợp". RFA edit
Các video
về buổi lễ "sớt
bát cúng dường” nhân ngày lễ Vu lan báo hiếu, được tổ chức tại chùa Ba Vàng gây
“bão” mạng xã hội trong mấy ngày vừa qua. Phản ứng không chỉ vì các hình ảnh
cúng dường bị cho là “phản cảm”, mà còn vì đây là lần đầu tiên các vị lãnh đạo
cấp cao của Phật giáo Việt Nam công khai đôi co, chỉ trích nhau. Sự vào cuộc
chính quyền sau đó cũng khiến dư luận bàn tán thêm về sự kiện này.
Nhiều ý kiến tranh cãi
Hình ảnh
trong các clip cho thấy Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng
Ninh cùng với nhiều đệ tử liên tục gom tiền cúng dường của các phật tử tham gia
đã tạo ra nhiều quan điểm tranh cãi trái chiều.
Một phật tử
có pháp danh là Quãng Thiện nói với RFA rằng bà đánh giá rất thấp các hoạt động
của Chùa Ba Vàng. Bà cho rằng, ngay chính những người thuộc hàng giáo phẩm cao
nhất ở đây cũng không hiểu hết giá trị của ngày lễ Vu lan hay ý nghĩa của việc
khất thực:
“Vu lan
là ngày của mẹ thì
kể cả các quý thầy ở trong chùa có tổ chức một lễ hội gì cũng phải nhằm phục vụ hiếu sự, mà ở
đây lại tổ chức một buổi lễ khất thực ngay trong ngày ngày báo hiếu.
Bàn sâu
hơn về việc khất thực. “Khất” nghĩa là xin, còn “thực” có nghĩa là ăn. Nó có nghĩa
hành khất để xin ăn.
“Khất
thực” là xin ăn nhưng người ta cho tiền cũng lấy. Khất thực thì chỉ được phép nhận thức ăn từ người khác, đem về nếu gặp những người nghèo đói thì có thể cho lại họ. Nếu người
ta cho tiền thì cũng không được phép nhận vì tiền không ăn được.”
Một Hoà
thượng có pháp danh là P.T, hiện đang tu tập tại một ngôi chùa trực thuộc Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, cho biết nghi lễ cúng dường ở chùa Ba Vàng là lai giữa nghi thức truyền thống và nghi thức
cúng dường tân thời. Hiện nay, nhiều người có xu hướng cúng tiền hơn là chỉ
cúng vật thực, như vậy cũng là bình thường.
Theo vị
hoà thượng này thì có lẽ, do nhiều người đã có định kiến sẵn với ông Thích Trúc
Thái Minh sau vụ “Oan gia trái chủ”, nên mới chỉ trích nhiều như vậy:
“Thực
ra tôi thấy nó cũng không có gì đâu là phản cảm. Tôi nghĩ là một số người có sẵn thành kiến với thầy Thái Minh
sau vụ “oan gia trái chủ” đó.”
Hồi năm
2019, chùa
Ba Vàng bị báo chí trong nước phanh phui vụ tổ chức các lễ oan gia trái chủ. Trong đó có việc gọi vong, nhập hồn, phán số kiếp, buộc phải trả nợ cho
vong bằng tiền do vong yêu cầu,
thông qua hình thức quyên tiền công đức vào chùa Ba Vàng…
Với cương
vị là trụ trì chùa Ba Vàng, ông Thích Trúc Thái Minh bị tạm đình chỉ tất cả các
chức vụ trong Giáo hội
Phật giáo Việt Nam, phải sám hối đại tăng.
Hai Thượng toạ đôi co trên mạng xã hội
Trả lời
báo chí nhà nước hôm 17/8 về những video của chùa Ba Vàng, ông Thích Nhật Từ,
Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam
TP.HCM, khẳng định việc cúng dường như ở chùa Ba Vàng là “không phù hợp” và “cần tránh hiện tượng tương tự.”
Đến ngày
18/8, trang Facebook của ông Thích Trúc Thái Minh đăng một bài viết có tiêu đề
“Тhượng tọa Тhíсh Nhật Тừ nên nhìn lại chính mình trước khi phê phán сhùa Ba Vàng”.
Nội dung
bài viết dẫn lại những lần ông Thích Nhật Từ từng đi khất thực, cũng như phát
biểu khuyến khích phật tử nên cúng dường bằng tiền thay vì thực phẩm theo truyền
thống, đồng thời đặt câu hỏi rằng “tại sao Thượng toạ Thích Nhật Từ lại
thất thường như vậy, phản bội chính mình và truyền thống khất thực tùy thí đắc thọ của Phật giáo?
Việc hai vị
tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đôi co, lời qua tiếng lại công khai trên
mạng xã hội là chuyện hiếm có ở Việt Nam.
Bình luận
về vấn đề này, Hoà thượng P.T cho biết Thượng toạ Thích Nhật Từ có vai trò giống
như là “người phát ngôn” của Giáo hội Phật giáo Việt Nam miền Nam. Cho nên, tất
cả những sự kiện nào liên quan đến tôn giáo mà được phật tử quan tâm thì ông ta
phải lên tiếng:
“Đó là
vấn đề của hai “người lớn” nói chuyện với nhau. Vì họ là người có
danh tiếng nên bất kỳ phát ngôn nào của họ cũng đều bị dòm ngó, soi xét.
Cụ Nhật
Từ có cái khó của cụ. Nếu là người ngoài thì mình sẽ không hiểu được thế khó của cụ đâu. Cụ giống như là người phát ngôn
của Giáo
hội Phật giáo ở
khu vực miền Nam.
Bây giờ
chùa
Ba Vàng đang tạo ra một cái scandal, chịu sự chỉ trích của người đời. Người
ta đặt một dấu
chấm hỏi là cái sự việc đó đúng hay sai, thì cụ Nhật Từ đang nằm trong một thế
kẹt là
buộc phải giải thích, không nói là không được.”
Bài viết
trên Facebook Thích Trúc Thái Minh còn cho biết việc khất thực cũng “góp phần cùng chính quyền thực hiện chính sách an
sinh xã hội là đúng pháp Phật, đúng pháp luật, phù hợp với sinh hoạt Phật giáo trong và ngoài
nước hiện nay.
Phát biểu
này làm cho phật tử Quãng
Thiện đặt câu hỏi:
“Ông ta
còn bảo cho rằng việc cúng dường cho chùa phục vụ an sinh xã hội. Câu hỏi tôi
muốn hỏi là từ bao giờ mà những người tu hành có trách nhiệm phải đóng góp tài chính để lo an sinh xã hội!
Cái mà
các bậc chân tu cần
phải đóng góp, quý báu hơn vàng bạc nữa là trau dồi
trí tuệ và tôn trọng sự thật, giáo dục cho phật tử mở rộng lòng thương,
tôn trọng sự sống, làm sao để cho phật tử hiểu rằng ông Phật gần nhất là “Phật tại tâm”, thờ trang kính mẹ, yêu thương đồng loại và làm sao cho đạo
đức xã hội tốt lên.
Cả hai
ông Thích Nhật
Từ và chùa
Ba Vàng đều sân si, thị phi như nhau!”
Ngày 19/8,
hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có phát ngôn
chính thức, vẫn khẳng định hoạt động cúng dường ở chùa Ba Vàng là “chưa
chuẩn”.
Đồng thời
ông cũng cho biết chùa này không thuộc quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không tham gia
vào Ban trị sự Giáo hội
Phật giáo địa phương mà do chính
quyền địa phương trực tiếp quản lý.
Phật
tử dâng hoa cho sư thầy Thích Trúc Thái Minh - trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng
Ninh - hôm 7/8/2022 nhân lễ Vu Lan. Hình: FB Chùa Ba Vàng
“Chính quyền kiểm soát mọi tôn giáo, không
thoát được”
Sau khi những
video được đăng tải trên trang Facebook page của chùa Ba Vàng, ngày 16/8, thành
phố Uông Bí, tỉnh Quảng
Ninh thành lập đoàn kiểm tra các hoạt động tôn giáo ở ngôi chùa này.
Đoàn kiểm
tra kết luận hoạt động “sớt bát cúng dường” được tổ chức đúng pháp luật. Tuy
nhiên, những hình ảnh, video đăng trên mạng xã hội gây nhiều tranh cãi.
Do đó,
UBND thành phố Uông Bí yêu cầu
phải gỡ bỏ các video này
trên mạng bởi trong đó có “hình ảnh sư nhận tiền phản cảm ở lễ Vu Lan.” UBND thành
phố Uông Bí cũng giao các cơ quan chức
năng tăng cường quản
lý các hoạt động tôn giáo, tín
ngưỡng tại các
cơ sở thờ tự trên địa bàn thành phố.
Phía chùa
Ba Vàng cho hay họ tiếp thu ý kiến và đồng ý gỡ bỏ những video nêu trên khỏi mạng
xã hội.
Bình luận
về sự việc chính quyền nhúng tay vào các hoạt động tôn giáo như vừa nêu, Hoà
thượng P.T khẳng định luôn rằng chắc chắn mọi hoạt động tôn giáo ở Việt Nam,
không chỉ riêng đạo Phật mà tất cả các tôn giáo khác, đều bị kiểm soát và giám
sát. Nhưng nếu không gây chú ý thì các tu sỹ vẫn có thể sinh hoạt tôn giáo được:
“Chắc
chắn là mọi hoạt động của mình đều bị kiểm soát và giám sát từ chính quyền,
không thể thoát được. Chính quyền luôn theo dõi hoạt động của tất cả các tôn giáo để
điều chỉnh các hoạt động của mình.
Ví dụ
như khi tổ chức lễ Vu lan thì mình phải luôn luôn mời chính quyền và khi họ ra về thì mình vẫn
phải có
phong bì cho họ.
Nếu như
mình hoạt động mà không gây ra sự chú ý thì cũng không ai đụng chạm gì tới
mình.”
Dự thảo sửa
đổi Luật Tín ngưỡng tôn giáo đang được Chính phủ lấy ý kiến để thông qua trong
thời gian tới bị cho là có những điều khoản bóp nghẹt tự do tôn giáo. Ví dụ
như quy định các cơ sở tôn giáo phải phải thông báo với chính quyền địa phương trước một năm tất
cả tất cả các sinh hoạt tôn giáo dự
trù sẽ diễn
ra. Những người được phong phẩm, suy cử người làm chức sắc tôn giáo phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua…
“Cánh tay đắc lực” của Tuyên giáo
Vị Hoà thượng
còn nói với RFA rằng Giáo
hội Phật giáo Việt Nam là
một “cánh tay đắc lực” của ban Tuyên giáo. Điều này được chính các quan chức
nhiều lần khẳng định với các chức sắc tôn giáo:
“Vừa
qua, thầy mới dự
Đại hội Chức sắc Tôn giáo (không muốn nói rõ địa phương vì lý do an toàn). Người
ta (chính quyền - PV) nói rằng phải thực hiện “đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo” và tất
cả tôn giáo là
một thành phần không thể tách rời của bộ máy chính trị.
Người
ta đưa mình lên cao lắm! Nhưng mà thực ra thầy biết là người ta đưa mình lên như vậy chỉ để
kiểm soát tất cả hoạt động của mình thôi.”
Tín đồ tôn
giáo lâu nay luôn bị chính quyền coi là thành phần nhạy cảm, theo vị hoà thượng
P.T cho biết. Bởi tín đồ tôn giáo vừa đông, vừa sẵn sàng nghe theo lời lãnh đạo
tinh thần, chứ chưa chắc đã theo chính quyền, cho nên chính sách của nhà nước
là một mặt luôn phát biểu đề cao vai trò tôn giáo, nhưng mặt khác cũng tăng cường
kìm kẹp, kiểm soát chặt các cơ sở tôn giáo.
---------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
·
Cúng
dường qua ví điện tử: Chùa trọng tiền hơn đạo?
No comments:
Post a Comment