Sinh nhật lần thứ
55, ASEAN được cả Mỹ lẫn Trung Quốc 'o bế'
Trần Hiếu Chân
Gửi cho BBC từ TP.HCM
12 tháng 8
2022, 15:43 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqvgyv5y617o
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/e79b/live/0fddba30-1a3d-11ed-ac34-1169ea13b93e.jpg.webp
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken tới dự tiệc gala dinner của khối ASEAN tại Phnom Penh
hôm 4/8
Cộng đồng
ASEAN vừa kỷ niệm 55 năm ngày tổ chức này ra đời (8/8/1967 – 8/8/ 2022). Trước sự kiện thường niên này, ngày 3/8/2022,
một Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao diễn ra tại Phnom Penh (AMM-55) đã quy tụ
Ngoại trưởng 27 nước, trong đó có các ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản,
Úc…
Tuyên bố 3/8 của ASEAN là hiếm hoi
Theo nghị
trình ban đầu, Hội nghị muốn ưu tiên tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở
Myanmar. Nhưng các diễn biến “nóng” xung quanh eo biển Đài Loan, đặc biệt là
cơn thịnh nộ của Trung Quốc từ chuyến thăm Đài Bắc của bà Pelosi đã khiến tình
hình ổn định trong khu vực thành tâm điểm của các cuộc họp.
Trong
Tuyên bố chung ngày 3/8, Ngoại trưởng các nước ASEAN đã cảnh báo, căng thẳng ở
Đài Loan có thể dẫn đến những tính toán sai lầm, đối đầu nghiêm trọng, xung đột
công khai và hậu quả khôn lường giữa các cường quốc. Tuyên bố cũng kêu gọi các
bên hãy giữ kiềm chế tối đa.
Theo giới
chuyên gia về Đông Nam Á, một văn kiện như Tuyên bố chung 3/8 nói trên là khá
hiếm hoi đối với ASEAN. Các thành viên ASEAN lo lắng thực sự về khả năng gia
tăng căng thẳng ở eo biển Đài Loan, nên không muốn chọc giận cả Mỹ lẫn Trung Quốc.
Giới bình
luận cho biết tiếp, trong khi nhiều nước ASEAN coi trọng mối quan hệ thương mại
với Bắc Kinh, đồng thời cũng coi trọng quan hệ rộng lớn hơn với Washington, đặc
biệt là trên lĩnh vực an ninh. Xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc nếu xẩy ra, sẽ đặt
ASEAN vào vị thế tuyến đầu của cuộc “long tranh hổ đấu” giữa hai đại cường.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3b56/live/168a8f20-1a3d-11ed-ac34-1169ea13b93e.jpg.webp
Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tới dự tới dự tiệc gala dinner của khối
ASEAN tại Phnom Penh hôm 4/8
Myanmar vẫn là vấn đề nhức nhối
Phó Thủ tướng
kiêm Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn cho biết, sau 19 phiên họp liên tục
trong hơn 3 ngày, AMM-55 và các cuộc họp liên quan đã thông qua 30 văn kiện.
Tuy thông qua nhiều văn kiện như thế, nhưng khủng hoảng Myanmar dường như vẫn bế
tắc và là vấn đề nhức nhối đối với ASEAN.
Ông Prak
Sokhonn nói ông sẽ không từ bỏ Myanmar, mặc dù ông không thấy bất kỳ bên nào sẵn
lòng nhượng bộ cuộc chiến của họ. Myanmar rơi vào vòng xoáy bạo lực kể từ khi
quân đội đảo chính vào năm ngoái, chấm dứt một thập kỷ hướng tới dân chủ. Cú sốc
ấy đã gây ra phản ứng dữ dội với các cuộc biểu tình, đình công và kháng chiến
vũ trang mà các tướng lĩnh đã dùng vũ lực chết người để trấn áp.
Ông Prak
Sokhonn cho biết việc quân đội gần đây hành quyết bốn nhà hoạt động có liên
quan đến phong trào dân quân là một đòn giáng mạnh vào bất kỳ hy vọng hòa bình
nào và ASEAN đồng ý rằng, nếu không có tiến bộ trong tương lai, quan điểm của tổ
chức này đối với Myanmar sẽ phải được xem xét lại.
Chính quyền
quân phiệt hiện tại bị quốc tế ruồng bỏ do họ đàn áp khốc liệt các đối thủ.
ASEAN cấm các tướng lãnh đại diện cho Myanmar tại các cuộc họp quốc tế cho đến
khi bắt đầu thực hiện một kế hoạch hòa bình.
VIDEO : https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqvgyv5y617o
Quân nổi dậy Myamar: đơn vị chiến
đấu toàn nữ
“Đồng thuận
5 điểm” được Liên hiệp quốc hậu thuẫn mà lãnh đạo cuộc đảo chính ở Myanmar đã đồng
ý với ASEAN vào năm 2021 vẫn chưa được tiến hành và vẫn là tiến trình ngoại
giao duy nhất có được.
Một đặc
phái viên khu vực cho biết sự thiếu tin tưởng và ý chí chính trị đang cản trở
tiến trình hòa bình của Myanmar và khối ASEAN sẽ tiếp tục xa lánh các tướng
lĩnh cầm quyền, trừ khi họ giao tiếp với những người đối lập và đạt được tiến bộ
cụ thể.
Lễ lạt là nhất thời, cạnh tranh mới đáng nói
Trong
khuôn khổ AMM-55 và các hội nghị liên quan, phát biểu tại Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF) Ngoại trưởng Vương Nghị đã nhấn mạnh “vai trò của nền tảng hợp tác
lấy ASEAN làm trung tâm trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở
khu vực”. Trước khi ASEAN kỷ niệm 55 ngày thành lập, ông Vương Nghị đã công du
5 nước ASEAN: Myanmar, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia từ 3 –
14/7.
Cuộc viếng
thăm 5 nước ASEAN nói trên của Vương ngoại trưởng còn là để đối trọng lại Hội
nghị thượng đỉnh đặc biệt Hoa Kỳ – ASEAN được tổ chức tại Washington DC từ ngày
12 – 13/5. Tại hội nghị này, các lãnh đạo Hoa Kỳ và ASEAN đã ra một Tuyên bố
chung, cam kết sẽ nâng quan hệ giữa hai bên từ “đối tác chiến lược” lên “đối
tác chiến lược toàn diện” vào tháng 11 tới.
Tổng thống
Biden đánh giá cao quan hệ đối tác Mỹ – ASEAN và khẳng định: “Chúng ta sẽ khởi
động một thời kỳ mới cho quan hệ Mỹ – ASEAN”. Trước khi thượng đỉnh Mỹ – ASEAN
diễn ra, ngày 11/5, tờ Global Times (Hoàn cầu Thời báo, ấn bản tiếng Anh của báo
ĐCSTQ) có bài viết chỉ trích Mỹ là “tác nhân gây xáo trộn lớn nhất cho sự phát
triển của quan hệ Trung Quốc – ASEAN”.
Theo
Global Times, từ việc chính quyền Obama “xoay trục” sang châu Á, cho đến “Chiến
lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (FOIP) của chính quyền Biden, rõ ràng là Mỹ
vận động hành lang xung quanh ASEAN và cố gắng đưa khối này vào liên minh chống
Trung Quốc của mình.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2dfc/live/202a1730-1a3d-11ed-ac34-1169ea13b93e.jpg.webp
Thủ
tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp
các lãnh đạo ASEAN với thành viên nội các của chính phủ Biden hồi tháng 5/2022
Việt Nam và các nước tranh chấp chủ quyền với
Trung Quốc
Trong khối
ASEAN, các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc hẳn an lòng trước
lập trường của G7.
Thông cáo
hôm 28/6 của G7 tại Đức viết: “Chúng tôi cực lực phản đối bất kỳ nỗ lực đơn
phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc làm gia tăng căng
thẳng. Chúng tôi nhấn mạnh rằng không có cơ sở pháp lý nào cho các tuyên bố chủ
quyền trên biển ngày càng lan rộng của Trung Quốc tại Biển Đông”.
G7 kêu gọi
Trung Quốc tuân thủ đầy đủ phán quyết của trọng tài ngày 12/7/2016 và tôn trọng
các quyền và tự do hàng hải được ghi trong UNCLOS.
Đáng chú
ý, G7 đã cam kết huy động 600 tỷ USD từ quỹ công và tư trong 5 năm tới để tài
trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, nhằm cạnh tranh với BRI của
Trung Quốc.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/3d0a/live/2a2c8c60-1964-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Lãnh
đạo các nước G7 trong một cuộc họp tại Thượng đỉnh G7 ở Đức hôm 28/6
Trong các nước tranh chấp biển đảo với Trung Quốc,
dư luận để ý thấy, trong đợt kỷ niệm 55 năm lần sinh nhật của ASEAN vừa qua,
cũng như tại các Hội nghị Liên quan, Việt
Nam khá im hơi lặng tiếng, hầu như không có tuyên bố nào gây chú ý.
Từ chối
ghé thăm Việt Nam tháng trước, nhưng sau AMM-55, Ngoại trưởng Antony Blinken đã
tới Manila và đã đảm bảo với chủ nhà rằng, Hoa Kỳ sẽ hành động để bảo vệ
Philippines nếu nước này bị tấn công trên Biển Đông.
Từ Manila,
ông Blinken khẳng định, Hiệp ước phòng thủ 70 năm tuổi (MDT) với Philippines là
“rắn như thép”.Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Philippines sẽ kích hoạt các
cam kết phòng thủ chung của Mỹ.
·
Biển Đông: Hoa Kỳ cam kết
bảo vệ Philippines khi bị tấn công
7
tháng 8 năm 2022
·
Hoàn tất tập
trận quanh Đài Loan, TQ có đạt được gì?
10
tháng 8 năm 2022
Tương tự
như Việt Nam, Philippines cũng là một điểm tựa của sự cạnh tranh địa chính trị
Mỹ – Trung và tân Tổng thống Marcos cũng phải duy trì trạng thái quan hệ cân bằng
giữa hai cường quốc. Ông Marcos phải đối mặt với áp lực trong nước trong việc đối
đầu với Trung Quốc ở Biển Đông mà tránh làm cho giới lãnh đạo Bắc Kinh tức giận.
Được biết,
Tổng thống Biden đã mời Tổng thống Marcos thăm Washington trong thời gian tới.
Nhìn cách Philippines chủ động trong bang giao với
Hoa Kỳ, rõ ràng trong lập trường, bản lĩnh trong phát ngôn, không quỵ lụy và sợ
sệt, chắc hẳn không ít người dân Việt
trong và ngoài nước cũng cảm thấy ngưỡng mộ và thèm muốn?
----------------------------------
*Bài thể
hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một cây viết tự do từ TP HCM.
No comments:
Post a Comment