Những
điều cần biết về vấn đề Đài Loan - Trung Quốc
Anh
Vũ - RFI
Đăng ngày:
05/08/2022 - 15:01
Đảo Đài Loan từ nhiều năm nay vẫn sống
dưới những sức ép và đe dọa quân sự thường trực của Bắc Kinh. Vài ngày qua, kể
từ khi chủ tịch hạ Viện Mỹ đặt chân tới Đài Bắc hôm 02/08/2022, hòn đảo này thực
sự ở trong không khí chiến tranh cận kề, với những phản ứng quân sự dữ dội của
Bắc Kinh được cho là để phản đối chuyến thăm Đài Loan của bà Nancy Pelosi. Những
câu hỏi xung quanh vấn đề Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ:
Tại sao Trung Quốc lại đòi hỏi chủ quyền đảo
Đài Loan ?
Đài Loan
là một vùng lãnh thổ hải đảo có diện tích khoảng 36 nghìn km2, nằm ở ngoài khơi
phía nam Trung Quốc, giữa Thái Bình Dương. Hòn đảo thuộc lãnh thổ của Trung Quốc
từ cuối thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Tiếp đó vùng đảo này bị người Nhật chiếm
giữ cai quản cho đến khi bại trận trong Thế chiến thứ 2. Đài Loan trở lại
thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Vào thời điểm đó, tại Trung Quốc diễn ra cuộc nội
chiến giữa lực lượng của đảng Cộng Sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo và lực lượng
Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới thạch.
Năm 1949,
Quốc Dân Đảng bị Cộng Sản Trung Quốc đánh bại. Chính phủ dân tộc chủ nghĩa của
Trung Hoa Dân Quốc rút về đảo Đài Loan. Trong khi đó tại Trung Hoa lục địa, những
người cộng sản thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Từ đó đến
giờ, hai chế độ Đài Bắc và Bắc Kinh với thể chế chính trị riêng và cơ cấu của một
nhà nước thực thụ, tồn tại song song độc lập với nhau. Đài Loan theo thể
chế tự do, dân chủ nhanh chóng phát triển nền kinh tế phồn thịnh. Trong khi đó,
Trung Quốc trong suốt nhiều thập kỷ sống tù túng nghèo khổ trong chủ nghĩa Cộng
Sản, cho đến khi có chủ trương mở cửa ra thế giới từ thập niên 1980 mới bắt
đầu phát triển kinh tế hùng mạnh như bây giờ.
Cho dù chế
độ Trung Quốc lục địa cho rằng Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc, nhưng chính
quyền Đài Loan chưa bao giờ chấp nhận. Năm 2016, Bà Thái Anh Văn, một người chủ
trương độc lập cho Đài Loan thuộc đảng Dân Tiến lên làm tổng thống Đài Loan với
56% phiếu bầu của người dân.
Ở Bắc
Kinh, quyết tâm « thống nhất » Đài Loan ngày càng mãnh liệt hơn khi Trung
Quốc bắt đầu có được sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, trở thành cường quốc trên
thế giới, đặc biệt từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền ở Trung Quốc từ 2012.
Cộng đồng quốc tế nhìn nhận thế nào về quy chế
của Đài Loan ?
Vì những
nét đặc thù lịch sử để lại, quy chế của Đài Loan có thể gọi là lưỡng tính. Chưa
bao giờ Đài Loan tuyên bố chính thức độc lập. Nhưng trên thực tế, Đài Loan xây
dựng thể chế cộng hòa, có một chính phủ dân chủ riêng, có quân đội, hệ thống
hành chính, ngoại giao tiền tệ hoàn toàn độc lập.
Trước quy
chế như vậy, chỉ có 15 quốc
gia trên thế giới chính thức ông nhận Trung Hoa Dân Quốc và duy trì quan hệ ngoại
giao chính thức với Đài Loan, điều mà Bắc Kinh không chấp nhận và luôn
tìm mọi cách gây áp lực, ngăn cản. Từ năm 1971, Đài Loan không còn được hiện diện
như là thành viên Liên Hiệp Quốc, thay vào vị trí đó là Cộng Hòa Nhân Dân Trung
Hoa.
Tuy nhiên
Đài Loan vẫn có một mạng lưới ngoại giao thực sự với 110 cơ quan ngoại giao có
mặt tại 75 quốc gia, theo thống kê của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp. Lấy
thí dụ như tại Pháp chính phủ Đài Loan có Văn phòng đại diện Đài Bắc, ngược lại,
Paris cũng đặt một văn phòng đại diện tại Đài Bắc. Tuy nhiên các cơ quan này
không bao giờ được gọi là đại sứ quán, cũng như lấy tên gọi Đài Loan, do các
đòi hỏi của Bắc Kinh.
Tại sao Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến quan hệ và
độc lập cho Đài Loan ?
Sau khi
thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1971, Hoa Kỳ công nhận Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa và không duy trì các quan hệ ngoại giao chính thức với Đài
Loan. Tuy nhiên Washington không từ chối cung cấp vũ khí giúp đảo Đài Loan bảo
đảm phòng thủ. Mức độ quan tâm của Hoa Kỳ đối với Đài Loan lên xuống tùy theo
các đe dọa của Trung Quốc với hòn đảo và đặc biệt tùy theo chỉ dấu quan hệ
Washington - Bắc Kinh.
Trước những
đe dọa của Trung Quốc ngày càng lớn đối với Đài Loan, hôm 21/10/2021, tổng thống
Joe Biden đã tuyên bố Hoa Kỳ kiên quyết bảo vệ hòn đảo bằng quân sự nếu Trung
Quốc dùng vũ lực để thôn tính đảo.
Thực ra, lập
trường chính thức của Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan là một lập trường « mập
mờ chiến lược » như cách nói của giới quan sát. Tức là Mỹ cung cấp vũ
khí cho Đài Loan nhưng không công nhận nền độc lập của hòn đào, đồng thời cam kết
sẵn sàng can thiệp quân sự để bảo vệ hòn đảo.
Hoa Kỳ như
vậy cho thấy vẫn giữ thận trọng với Trung Quốc vì một sự hậu thuẫn chính thức của
Washington cho Đài Bắc sẽ làm quan hệ với Bắc Kinh thêm căng thẳng. Nhưng đồng
thời Washington vẫn giữ Đài Loan như là một chi tiết trong chiến lược đối đầu với
Trung Quốc.
Đài Loan bị Trung Quốc đe dọa thế
nào ?
Các ý đồ
sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc chưa bao giờ mất đi mà trái lại ngày càng được
thôi thúc mạnh mẽ hơn. « Giải quyết vấn đề Đài Loan và thực hiện thống
nhất hoàn toàn tổ quốc là sứ mệnh lịch sử không suy suyển của đảng Cộng Sản Trung
Quốc và là nguyên vọng của nhân dân Trung Quốc », ông Tập Cận Bình, một
lãnh đạo có đầu óc dân tộc chủ nghĩa nhất kể từ sau Mao Trạch Đông, hồi năm
ngoái đã tuyên bố.
Bắc Kinh
luôn khẳng định hy vọng thống nhất trong hòa bình, đưa Đài Loan trở về với Hoa
lục không phải nổ súng. Thế nhưng kịch bản một cuộc xâm lược quân sự vẫn được đặt
lên bàn. Chính quyền Đài Loan và Mỹ cũng đã tiên liệu một cuộc can thiệp
quân sự của Trung Quốc vào Đài Loan là có thể xảy ra.
Giờ đây
Đài Loan có thể được coi như là mối xung khắc duy nhất có thể dẫn tới đối đầu
quân sự Mỹ - Trung. Vấn đề còn lại là để xem một cuộc xung đột như vậy liệu có
thể xảy ra hay không, khi mà giờ đây phương Tây, Trung Quốc và Đài Loan đều lệ
thuộc rẩt lớn vào nhau về mặt kinh tế.
------------------------------------------
Các
nội dung liên quan
Chính
sách của Mỹ với Trung Quốc: Chính phủ mềm dẻo hơn, Quốc Hội cứng rắn hơn
Đài
Loan trong vòng xoáy khủng hoảng địa chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Nguy
cơ Trung Quốc tấn công : Phản ứng của Đài Loan và các đồng minh
No comments:
Post a Comment