Lao động Việt có nguy cơ “thua trên sân
nhà”
Xuân Hinh - Dân Trí
Online
Thứ tư,
03/08/2022 - 06:37
(Dân
trí) - Nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao, thu nhập "khủng" ở các lĩnh vực
tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, nhà hàng, khách sạn.... đang vắng
bóng dáng ứng viên người Việt.
Tỷ lệ lao động chất
lượng cao còn hạn chế
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/680/2022/07/22/img7081-1658459158964.jpg
Tỉ lệ
lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn ở Việt Nam.
Theo báo
cáo mới nhất của Tổng Cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong
quý II năm 2022 là 51,6 triệu người, tăng hơn 400.000 người so với quý trước và
tăng gần 600.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
quý II năm 2022 là 68,5%. Tuy vậy, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ
quý II là 26,2% và tỉ lệ lao động chất lượng cao chiếm khá ít trong số này.
Báo cáo mới
nhất của Navigos Group về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại
Việt Nam cũng chỉ ra nhiều "báo động" về thiếu nhân sự người Việt.
Theo đó, các lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn sâu, doanh nghiệp phải
"cầu cứu" nhân sự người nước ngoài dù phải trả lương cao hơn rất nhiều
lần.
Tại Việt
Nam, không ít các ứng viên người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc tại Việt
Nam, am hiểu văn hóa và con người Việt Nam. Do vậy, khi các ứng viên người Việt
không đáp ứng được nhu cầu, các doanh nghiệp sẵn sàng tăng tuyển dụng các vị
trí lãnh đạo cấp cao người nước ngoài.
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/680/2022/06/25/istockphoto-625445194-612x612-1656121894125.jpg
Các ứng
viên nước ngoài thường có nhiều lợi thế hơn các ứng viên người Việt (Ảnh minh họa).
Theo
Navigos Search, mức lương mà các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam dành
cho ứng viên người nước ngoài dao động từ khoảng 8,500 USD/tháng - 34,000
USD/tháng, tương đương từ gần 200 triệu đồng/tháng - gần 800 triệu đồng/tháng.
Sắp tới, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 lan tỏa khắp, sự cạnh tranh về các vị
trí việc
làm của các ứng viên người Việt càng khốc liệt hơn.
Chia sẻ về
vấn đề trên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Chuyên gia kinh tế tại TPHCM nhận định:
"Việt Nam là thị trường lao động rất tiềm năng nhưng tỷ lệ lao động chất
lượng cao còn hạn chế. Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư lớn trên thế
giới, chuỗi cung ứng toàn cầu đang đổ về Việt nên việc cạnh tranh nhân lực chất
lượng cao là khó tránh khỏi. Cách duy nhất để cạnh tranh là nâng cao trình độ,
kỹ năng nghề, khả năng hòa nhập".
Hiện nay,
trên thế giới đã xuất hiện nhiều nhân sự "đa quốc gia". Họ có thể ở một
quốc gia tận châu Âu nhưng vẫn điều hành công việc ở châu Á hoặc châu Phi.
"Đợt dịch Covid-19 vừa qua đã phát triển trào lưu này khá mạnh mẽ và nhiều
doanh nghiệp đã thành công. Đây thực sự là một thách thức lớn với nhân sự tại
Việt Nam lúc này", ông Tuấn nói.
Theo vị
chuyên gia kinh tế này, để cạnh tranh sòng phẳng nhân sự cấp cao với các ứng
viên người nước ngoài, cần phải xây dựng và thực hiện quyết liệt các chính sách
đào tạo nâng cao kỹ năng nghề ngay trên ghế nhà trường. Các chính sách gắn kết
nhà trường và doanh nghiệp cũng cần "thắt chặt" hơn để tránh tình trạng
"học một đàng, làm một nẻo".
Thế hệ Z
(khoảng 1996 đến 2001) được sinh ra và trưởng thành trong thời đại công nghệ, với
những ứng dụng vượt bậc của Internet, thiết bị di động, truyền thông xã hội...
Họ được học hỏi và tiếp thu kiến thức tương đương với thế giới nên sẽ rút ngắn
khoảng cách về năng lực, tay nghề so với nhân sự thế giới.
"Tại
Việt Nam, tính đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động,
tương đương với 15 triệu người. Thời điểm này là lúc để lao động Việt cạnh
tranh sòng phẳng với các ứng viên người nước ngoài. Tôi nghĩ, hiện tại các ứng
viên người Việt cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn để tránh tình trạng thua trên
sân nhà ở một số lĩnh vực tuyển dụng vừa qua", ông Tuấn phân tích thêm.
Hạn chế "chảy máu chất xám"
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh
cho rằng, cần có chính sách thu hút nhân tài nhằm giữ chân lao động có chuyên
môn cao, hạn chế "chảy máu chất xám" (Ảnh: Quang Huy).
Theo Giám
đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM Lê Văn Thinh, với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), Cộng đồng Kinh tế Asean đánh dấu sự hội nhập toàn diện và đầy đủ của
Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. Sự kiện này đã mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, cũng như thu hút lao động nước ngoài vào Việt Nam
làm việc ở những vị trí nhân sự chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao
động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Lao động
nước ngoài cũng mang tới nhiều cơ hội đồng thời cũng mang lại thách thức, tạo
môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài. Bình quân
mỗi năm các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 15.000 người lao động nước
ngoài, chiếm khoảng 5% tổng nhu cầu tuyển dụng trên địa bàn thành phố.
Lao động
nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật
cao tập trung hầu hết ở khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ
như lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đào tạo, y tế, kiến trúc - xây dựng, năng lượng
tái tạo...
"Trong
tương lai, với sự phát triển của kỹ nguyên số, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và hạn chế sự chênh lệch
giữa lao động trong nước và lao động nước ngoài, cần tiếp tục đổi mới theo hướng
cập nhật những thành tựu khoa học, công nghệ và tham khảo chương trình đào tạo
nước ngoài", Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TPHCM nhấn mạnh.
Cùng với
đó, cần tăng cường phối hợp với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo kỹ năng
nghề cho người học sát với thực tiễn công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Cần
có chính sách thu hút nhân tài nhằm giữ chân lao động có chuyên môn cao, hạn chế
"chảy máu chất xám". Đặc biệt, người lao động cần chủ động tìm hiểu
thị trường lao động để có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực thực
hành, trao dồi kỹ năng ngoại ngữ để tham gia tốt vào thị trường lao động.
-----------------
Tin liên quan
Thủ
tướng giao chỉ tiêu 1 triệu căn nhà cho công nhân, người thu nhập thấp
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cả nước đã hoàn thành gần 7,8 triệu
m2 nhà ở xã hội, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của công nhân lao động,
nhu cầu nhà ở vẫn rất cấp bách.
Hậu
Covid-19, nhiều công nhân về quê, người ở lại cũng bỏ việc
Một số lượng
lớn công nhân ở TPHCM đã về quê rồi không trở lại dù thành phố triển khai nhiều
biện pháp giữ chân lao động, nhiều công nhân chuyển sang làm việc tự do...
Công
nhân mất cả gia tài vì mê làm thêm tại nhà, hoa hồng "khủng"
Tin lời
nhóm lừa đảo tuyển dụng, chị T. chuyển 80 triệu đồng để nhận 10 - 20% hoa hồng
mỗi ngày nhưng bị lừa cay đắng...
No comments:
Post a Comment