Công
nghiệp quốc phòng bao giờ thành 'mũi nhọn' của Việt Nam?
RFA
2022.08.23
Ảnh minh họa: Máy bay Sukhoi
Su-30MK2 nhập từ Nga, thuộc không quân Việt Nam tại sân bay quân sự Biên Hòa, Đồng
Nai. AFP
Lãnh đạo Việt Nam vừa yêu cầu phải phát
triển công nghiệp quốc phòng thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Yêu cầu vừa
nói được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi tham dự Hội nghị ‘Đẩy mạnh phát
triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo’, do Quân ủy
Trung ương tổ chức tại Hà Nội hôm 22/8/2022.
Ông Phạm
Minh Chính còn dẫn chứng, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam thời gian qua đã
đạt được những kết quả quan trọng, sản phẩm quốc phòng ngày càng đa dạng, chất
lượng, góp phần tự chủ bảo đảm vũ khí trang bị…
Tiến
sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà
nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á
(ISEAS) của Singapore vào tối 23/8 nhận định với RFA về vấn đề này:
“Công nghiệp quốc phòng Việt Nam rất yếu, không thể gọi là thế mạnh
được.
Nghị quyết 08 của Bộ Chính
trị Việt Nam về công nghiệp quốc phòng đến năm 2030, chỉ là chữ thôi. Từ mũi nhọn nó không rõ là cái gì, đi đâu
cũng nói mũi nhọn, nó trừu tượng. Việt Nam nhập 81% vũ khí và thiết bị quân
sự từ Nga, không có nghĩa là Việt Nam phụ thuộc vào Nga. Vận hành 100% Việt
Nam, bảo trì 99% do Việt Nam.”
Để Việt
Nam có thể xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh trong tương lai, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đưa ra khuyến nghị:
“Việt
Nam cần làm từ con người trước - phải có chuyên gia, kỹ sư, máy móc hiện đại.
Trong đó chuyên gia là quan trọng nhất, phải có bộ luật hiện đại về công nghiệp
quốc phòng, khích lệ sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu không có
doanh nghiệp tư nhân trong công nghiệp quốc phòng, sẽ không bao giờ có sản phẩm
quốc phòng tốt.”
Số liệu về
ngân sách quốc phòng của Việt Nam lâu nay đều là số liệu thống kê, tính toán do
các tổ chức quốc tế đưa ra. Đơn cử như Viện Nghiên cứu Hòa bình Thế giới
Stockholm - SIPRI từng ước tính rằng năm 2015 Việt Nam chi 4,4 tỉ đô la cho
quân sự và tăng lên 5 tỷ đô la trong năm 2016 và 6,2 tỷ đô la năm 2020.
Tuy nhiên,
những năm gần đây Sách trắng Quốc phòng của Việt Nam lại công bố các con số cho
thấy ngân sách của Hà Nội dành cho quốc phòng theo phần trăm GDP. Cụ thể theo
Sách trắng Quốc phòng công bố năm 2019, Việt Nam đã chi 2.36% GDP năm 2018,
tương đương khoảng 5,8 tỷ USD.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, khi nhận định với RFA hôm 23/8 cho rằng,
cũng có một số thiết bị quốc phòng Việt Nam có thể tự sản xuất:
“So với
các nước trong khu vực Đông Nam Á phải nói rằng nền công nghiệp quốc phòng của
Việt Nam là không thua kém. Nhưng ở đây không nói đến những vũ khí phải mua từ
nước ngoài, mà phải nói rằng những vũ khí tự chế của Việt Nam trong 15 năm qua
theo tôi là có một bước tiến rất đáng kể như đạn pháo, các thiết bị bay không
người lái, các tên lửa được cải tiến từ việc mua bản quyền của nước ngoài, rồi
đến việc sản xuất vũ khí tiểu liên - trung liên và các loại đạn đặc thù…”
Nhưng so với nhu cầu phòng thủ đất nước, đảm bảo
phù hợp tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam thì theo Nhà nghiên cứu Đinh
Kim Phúc, còn lâu lắm nền công nghiệp
quốc phòng của Việt Nam mới có thể đảm đương được nhiệm vụ thay thế hàng nhập
khẩu của nước ngoài. Ông Phúc nói tiếp:
“Việt
Nam sử dụng quá nhiều vũ khí từ nhiều nguồn khác nhau cung cấp, ví dụ như 60 %
vũ khí từ Nga hoặc được khối xã hội chủ nghĩa việc trợ trước năm 1975, rồi sau
đó một số vũ khí được nhập từ Israel, Ấn Độ và một số nước châu Âu… thì liệu rằng
với sự đa dạng đó so với trình độ quản lý tác chiến của quân đội nhân dân Việt
Nam (QĐNDVN) có phù hợp hay không? Chúng ta biết rằng không phải cứ vũ khí hiện
đại là có thể tác chiến được mà phải đồng bộ trong huấn luyện và trong phối hợp
chiến đấu thì mới hiệu quả. Do đó tôi thấy rằng đây là một bài toán mà Việt Nam
phải tính tới khi việc nhập khẩu vũ khí từ Nga bắt đầu trở nên khó khăn khi có
lệnh cấm vận từ Mỹ và các nước phương Tây, cũng như vấn đề mua bản quyền phải tốn
rất nhiều ngoại tệ.”
Chính vì vậy
ông Phúc cho rằng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhất là các nhà khoa học quân
sự phải tập trung để phát triển vũ khí cho riêng mình, phù hợp với trình độ tác
chiến của quân đội Việt Nam.
Theo số liệu
của công ty phân tích dữ liệu GlobalData, để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển
Đông cùng với việc hiện đại hoá lực lượng hải quân và không quân, Việt Nam đã
gia tăng chi tiêu quốc phòng các năm qua với mức tăng hàng năm là 8,1% và có thể
đạt tới con số 8,5 tỷ đô la vào năm 2027.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định thêm:
“Theo
tôi, phấn đấu của QĐNDVN từ nay đến năm 2025 -2030 là phải tiến lên chính quy
hiện đại theo từng binh chủng, phù hợp tình hình mới, vũ khí trang bị, phương
châm chiến tranh nhân dân… phù hợp bước đi của Việt Nam so với nền quốc phòng của
các nước. Tôi thấy trong 10 năm, 20 năm nữa thì những vũ khí phục vụ chiến thuật
thì Việt Nam có thể đảm nhận, còn những vũ khí mang tầm chiến lược như là tên lửa
tầm xa, máy bay tiêm kích, tàu chiến đấu đa năng trên biển… thì dứt khoát Việt
Nam phải học hoặc mua bản quyền của nước ngoài, nhập khẩu hoàn toàn… điều đó là
tất yếu.”
Từ đầu năm
2019 đến nay, đã có hàng chục tướng, tá quân đội và công an bị kỷ luật, xử lý
vì để xảy ra những vi phạm trong công tác quản lý đất đai. Điển hình như trường
hợp của Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Ngoài ra,
trong danh sách tướng, tá quân đội bị kỷ luật vì đất đai còn có Thượng tướng
Phương Minh Hòa, Trung tướng Nguyễn Văn Thanh, Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Đại
tá Trương Thanh Nam, Đại tá Nguyễn Hải Châu, Đại tá Phạm Ngọc Dũng.v.v…
Ngoài tham
nhũng trong đất đai, việc mua sắm trang thiết bị, vũ khí cho Bộ quốc phòng cũng
được nêu lên nhiều dấu hỏi về những khoản ‘lại quả’ ‘hoa hồng’…
Theo Viện
Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Việt Nam nằm trong top 10 nước mua nhiều
thiết bị quân sự nhất trên thế giới. Cụ thể trong giai đoạn từ 2014 tới 2018, số
vũ khí nhập khẩu của Việt Nam chiếm 2,9% tổng số vũ khí bán ra trên toàn cầu.
-----------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
Những
khu đất “vàng” và các bản án tù dành cho quan chức Việt Nam
Mục
đích thành lập Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là gì?
Lực
lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở sẽ bảo vệ ai?
Quân
đội không biết quản lý kinh tế và những hệ lụy
Có
đúng các tướng quân đội bị kỷ luật không phải do tham nhũng?
No comments:
Post a Comment