Chuyến
thăm viếng Đài loan của bà Pelosi thực chất là khẳng định cam kết của Mỹ đối với
các đồng minh của họ.
Trong các
đồng minh “cật ruột” của Mỹ, duy nhất có Đài Loan bị Mỹ cho vào “vùng xám”.
Mỹ và Đài
Loan không có quan hệ chính thức quốc gia – quốc gia. Mỹ nhìn nhận Đài Loan và
lục địa thuộc về một quốc gia Trung Hoa duy nhất mà chính phủ Bắc Kinh là đại
diện.
Từ ngữ
“vùng xám” sử dụng ở đây trong chừng mực đồng nghĩa với “chiến lược mù mờ” của
Mỹ về Đài Loan. Mù mờ bởi vì người ta không đoán được Mỹ có bảo vệ Đài Loan nếu
đảo quốc này bị lục địa tấn công hay không?
Yếu tố mù
mờ có hai hiệu quả răn đe. Thứ nhất, đối với thành phần diều hâu ở Bắc Kinh, những
người chủ trương dùng vũ lực đánh chiếm Đài Loan để thống nhất đất nước. Họ
không tiên liệu được hậu quả chiến tranh, vì họ không biết Mỹ có can thiệp hay
không? Đánh Đài Loan trong lúc này, nếu Mỹ can thiệp, xác suất quân lục địa
thua trận là rất cao.
Thứ hai là
làm hạ hỏa ước mơ cháy bỏng “quốc gia Đài Loan độc lập” của thành phần ly khai ở
Đài Loan. Thành phần này không nắm được ý định của Mỹ, không biết Mỹ có trợ
giúp Đài Loan hay không, trường hợp lục địa áp dụng luật “chống ly khai” để
ngăn chặn Đài Loan độc lập.
Nhưng yếu
tố mù mờ này lại làm dấy lên sự hoài nghi của các đồng minh truyền thống của Mỹ
ở khu vực Châu Á. Mỹ có can thiệp hay không nếu một trong các quốc gia này (kiểu
Phi, Thái Lan, Mã Lai… thậm chí sau này VN) bị TQ tấn công?
Chuyến
thăm Đài Loan của bà Pelosi có mục đích trả lời cho những hoài nghi đó. Ý nghĩa
chuyến đi trùng hợp với ý kiến gần đây của tổng thống Joe Biden. Đó là Biden khẳng
định Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu lục địa tấn công.
Chuyến
thăm Đài Loan của bà Pelosi vì vậy có ý nghĩa chính trị rất quan trọng. Mỹ sẽ
không bỏ rơi đồng minh của họ, trong bất kỳ trường hợp nào.
Trở lại
tình hình VN. Thấy là nhiều học giả VN viết bài ca ngợi sách lược “ngoại giao
cây tre” của Nguyễn Phú Trọng. Theo tôi, chính sách ngoại giao này sớm muộn gì
cũng phá sản. VN sẽ lâm vào thế hiểm nghèo. Nhiều dấu hiệu cho ta thấy như vậy.
Từ hôm ông
Phạm Minh Chính cùng phái đoàn qua tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN 2022 tổ
chức trung tuần tháng năm ở Washington. Ta thấy tâm thế của lãnh đạo VN vừa cao
ngạo vừa vô lễ, kiểu “biết bố mầy là ai không”.
Người Mỹ
không mù quáng để thấy rằng, trong thâm tâm đảng CSVN, họ vẫn coi Mỹ như kẻ
thù. Bất chấp quan hệ ngoại giao hai bên đã bình thường hóa từ hơn ba thập niên
và trong thời gian này Mỹ hết lòng ủng hộ VN. Mỹ trở thành đối tác kinh tế quan
trọng hàng đầu của VN. Mỹ nhập siêu từ VN lên đến hàng trăm tỉ đôla mỗi năm
(trong khi VN thâm thủng trên trăm tỉ đôla đối với TQ).
Vụ cái
thông hành của VN ghi thiếu sót nơi sinh, các quốc gia EU liền làm khó. Trước
đó hàng hóa của VN nhiều thứ cũng bị một số các nước EU trả về.
Các quốc
gia EU và Mỹ có 1001 lý do để “làm khó” VN.
Không có
chuyện gì tình cờ, khi khổng khi không hết cả. VN đã làm cái gì mới bị người ta
trả đũa như vậy.
Theo tôi,
đó là hệ quả của “ngoại giao cây tre”.
Với tâm thế
xem Mỹ và các quốc gia dân chủ tự do EU là kẻ thù, VN đi với Nga, thân với TQ
là chuyện đương nhiên. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Các quốc gia độc tài sẽ tụ hợp
lại với nhau.
Trong vụ
Nga xâm lược Ukraine, VN đứng về phía Nga. VN sẽ xa lánh Mỹ và các quốc gia EU.
Vấn đề là VN không có “nội lực” của Ấn độ để có một chính sách ngoại giao, nói
là “phi liên kết” nhưng ngầm ủng hộ đồng minh truyền thống là Nga.
Đảng CSVN
có quyền hoài nghi thiện chí của Mỹ. Đây là điều chính đáng. Đảng CSVN mang ơn
Nga và chia sẻ ý thức hệ với TQ. Nhưng nếu đảng CSVN hành sử vì lợi ích của đảng,
vì ý thức hệ tương đồng với TQ, hiển nhiên đảng đã đi ngược lại với lợi ích của
đất nước và dân tộc. Dân tộc VN, ngay cả các đảng viên, đều có thể đặt câu hỏi:
liệu đảng có còn chính đáng nào để lãnh đạo đất nước và dân tộc VN?
No comments:
Post a Comment