Saturday, 16 July 2022

TRUNG QUỐC TẬP TRẬN LỚN Ở BIỂN ĐÔNG (Đặng Sơn Duân)

 



Trung Quốc tập trận lớn ở Biển Đông

Đặng Sơn Duân

16/07/2022

https://baotiengdan.com/2022/07/16/trung-quoc-tap-tran-lon-o-bien-dong-2/

 

Theo nguồn tin của tôi, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan sẽ không ghé vào Đà Nẵng vào ngày 18.7 như kế hoạch trước đó, mặc dù nhóm tác chiến tàu này đã tiến vào Biển Đông.

 

1. Trung Quốc tập trận lớn ở Biển Đông

 

Ngày 15.7, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành tập trận tại một khu vực rộng lớn ở Biển Đông từ ngày 17 đến 20.7.

 

Khu vực tập trận trải rộng gần 100.000 km vuông và bao phủ một phần phía đông quần đảo Hoàng Sa.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/07/8914acad-420c-4e2f-b6cb-10359433fe72_1000x707.webp

Khu vực tập trận . Ảnh: Hainan MSA

 

Cuộc tập trận được thông báo không lâu sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ tiến vào Biển Đông ngày 13.7.

 

Vào tháng 8.2021, Trung Quốc cũng tiến hành một cuộc tập trận lớn có phạm vi tương tự ở khu vực này.

 

2. Tàu chiến Mỹ liên tục tiến hành FONOP

 

Theo thông báo của Hạm đội 7, tàu khu trục USS Benfold đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải (FONOP), áp sát các thực thể ở quần đảo Trường Sa vào sang 16.7.

 

Đây là lần thứ hai tàu khu trục này tiến hành FONOP ở Biển Đông trong vòng một tuần. Trước đó, cũng tàu này đã tiến hành FONOP ở quần đảo Hoàng Sa vào ngày 13.7.

 

3. Tàu sân bay Ronald Reagan

 

Theo nguồn tin của tôi, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan sẽ không ghé vào Đà Nẵng vào ngày 18.7 như kế hoạch trước đó, mặc dù nhóm tác chiến tàu này đã tiến vào Biển Đông.

 

Hiện chưa rõ lý do của khiến chuyến thăm này bị hoãn. Đây là lần thứ hai một tàu sân bay Mỹ hủy hoặc hoãn kế hoạch thăm Việt Nam. Vào tháng 5, tàu USS Abraham Lincoln đã hủy kế hoạch thăm Đà Nẵng được lên kế hoạch trước đó.

 

Sau khi vào Biển Đông từ Biển Sulu thông qua eo Balabac, tàu Ronald Reagan vòng qua phía nam quần đảo Trường Sa đến phía bắc đảo Natuna và hiện vòng lên phía bắc Bãi Tư Chính.

 

Trong thời gian này, các máy bay tuần tra P-8 liên tục cất cánh từ căn cứ Clark ở Philippines để hỗ trợ hoạt động của tàu sân bay.

 

4. Chiến đấu cơ Trung Quốc quấy nhiễu máy bay Mỹ

 

Ngày 15.7, tờ Politico tiết lộ một chiến đấu cơ Trung Quốc đã có tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp với một máy bay C-130 của Mỹ ở Biển Đông vào tháng 6.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/07/Anh-chup-Man-hinh-2022-07-16-luc-10.59.03-1024x324.png

 

Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vài tháng gần đây, chiến đấu cơ Trung Quốc bị cáo buộc cản trở hoạt động của máy bay quân sự Mỹ, Úc và Canada.

 

Không có nhiều chi tiết về sự việc này được tiết lộ. Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, vào ngày 21.6, Trung Quốc triển khai 4 chiến đấu cơ Su-30 vào phía tây nam Vùng nhận diện phòng không Đài Loan. Đây là lần duy nhất Su-30 xuất hiện trong tháng 6.

 

Ngoài ra, theo tôi, dựa vào tường thuật của Politico, máy bay Mỹ trong vụ việc này có thể là biến thể MC-130J.

 

https://pbs.twimg.com/media/FVx1n0taUAACxfk?format=jpg&name=360x360

 

https://twitter.com/MoNDefense/status/1539234508108894209?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1539234508108894209%7Ctwgr%5E%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fbaotiengdan.com%2F2022%2F07%2F16%2Ftrung-quoc-tap-tran-lon-o-bien-dong-2%2F

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats