Saturday, 2 July 2022

TÌM HIỂU VỀ LẠM PHÁT TOÀN CẦU NĂM 2022 (Đào Tăng Dực)

 



 

Tìm hiểu về lạm phát toàn cầu năm 2022

Đào Tăng Dực 

02/07/2022

https://baotiengdan.com/2022/07/02/tim-hieu-ve-lam-phat-toan-cau-nam-2022/

 

Lạm phát (inflation) toàn cầu năm 2022 là một hiện tượng phổ thông trên mọi quốc gia và chúng ta cần phân tích. Ở mức độ những người tiêu dùng (consumers) như chúng ta thì rất phiền toái.

 

Bà xã thường tâm sự với tôi khi mua sắm, nhất là khi tôi đi chợ mua đồ ăn và giá tăng quá sức như sau: “Mình nên chấp nhận và vui vẻ với giá tăng lên vì thằng Putin của Nga quá ác. Nó xâm lăng Ukraine gây bao nhiêu tang tóc. Dân Ukraine còn chịu bao nhiêu thảm nạn. Chúng ta bị xăng dầu và thực phẩm đắt đỏ chút ít thì cũng nên vui vẻ hy sinh một thời gian”.

 

Thật vậy khi tôi đi đổ xăng:

 

a. Diesel lúc trước khoảng hơn 1 Úc Kim một lít bây giờ là 2.30 Úc Kim

 

b. Chúng tôi ăn chay mà đậu Green Bean lúc xưa 3 UK một ký bây giờ $30UK một ký

 

c. Rau cải từ 1.30UK một bó có giai đoạn tăng lên 5UK một bó và bây giờ mới giảm xuống còn 4 UK một bó

 

d. Bầu bí thông thường 4UK một ký bây giờ 8-10 UK một ký

 

e. Rau muống 16UK một ký

 

Hình như chỉ có thịt là ít bị lạm phát nhất. Tôi nhận xét nửa ký thịt heo xay, nạt và ít mỡ chỉ có 6 UK mà thôi. Úc là một quốc gia sản xuất quá nhiều thịt nên giá cả không bị ảnh hưởng nhiều. Chính vì thế lạm phát tổng thể của Úc chỉ có 5.1%.

 

Dĩ nhiên tuy bất công cho những người ăn chay nhưng không phải vì thế mà tôi chuyển qua ăn mặn được.

 

Một bữa ăn của chúng tôi, theo tinh thần Nguyễn Công Trứ (ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch) gồm 3 bó cải ngọt (15UK) nấu canh đậu hũ (4UK), nước tương (50 cents), ớt (10 cents), cơm (1UK). Tổng cộng cũng lên đến hơn 20UK rồi.

 

Tuy nhiên khi nghiên cứu nạn lạm phát thêm thì Putin chỉ chịu trách nhiệm một phần, dù là một phần quan trọng. Phần kia thì Tập Cận Bình phải chịu.

 

Một cách tổng quát nguyên nhân lạm phát khởi sinh từ một sự mất thăng bằng giữa cung (supply) và cầu (demand). Khi cung mạnh và cầu yếu thì chúng ta rất ít lạm phát hoặc thậm chí ngược lại nữa là nạn giảm phát (deflation). Giảm phát lâu bền như tại Âu châu và Nhật Bản trước năm 2022 cũng nguy hiểm cho sự phát triển kinh tế không kém lạm phát cao.

 

Chính vì thế Ngân Hàng Trung Ương Úc (Reserve Bank of Australia) luôn luôn muốn duy trì lạm phát ở mức lý tưởng cho phát triển kinh tế bền vững là giữa 2% và 3% hầu phát triển kinh tế bền vững và tránh đại nạn giảm phát (deflation) như tại Âu Châu và Nhật Bản trước giai đoạn Đại Dịch Vũ Hán.

 

Tuy nhiên thực tế hiện nay trên thế giới năm 2022 là lạm phát quá cao vượt qua mức độ lạm phát lý tưởng do Ngân Hàng Trung Ương Úc quy định.:

 

Australia lạm phát 5.1%

 

USA 7.9%

 

Greece 7.44%

 

Israel 5.67%

 

Kinh khủng nhất trong các quốc gia phát triển là Turkey 54.8 %

 

Khi chúng ta nghiên cứu về nguyên nhân chính xác của lạm phát năm nay thì nhận thấy như sau:

 

1. Cung ứng (suppy) yếu kém vì 2 biến cố quan trọng:

 

a. Covid19 do Trung Quốc và Tập Cận Bình gây ra và

b. Cuộc xâm lăng của LB Nga tại Ukraine do Putin gây ra.

 

2. Hậu quả của cung ứng kém là:

 

a. Không đủ chip tức vi mạch hay bán dẫn (transistors or semi- conductors) vốn là yếu tố then chốt cho mọi kỹ nghệ biến chế

b. Nguồn năng lượng thiếu thốn (nhất là dầu hỏa) vì cấm vận LB Nga.

 

3. Yếu tố cầu (demand) quá cao vì sau khi Covid19 được kiểm soát thì nền kinh tế phục hoạt mạnh, kéo theo nhu cầu công ăn việc làm (job growth) và nhu cầu tăng lương cho nhân công (wage growth)

 

Theo cơ quan Pew Research thì 37 trong 44 quốc gia OECD có lạm phát ít nhất gấp 2 lần năm 2020, 16 quốc gia gấp 4 lần.

 

Đây là những quốc gia dân chủ và phát triển nhất thế giới.

 

Muốn chống lại lạm phát thì biện pháp kinh điển của các quốc gia bao gồm 2 khía cạnh:

 

1. Chính sách tiền tệ (monetary policy) của Ngân Hàng Trung Ương là tăng tiền lời hầu kiểm soát lạm phát. Tiền thật sự cũng chỉ là một thứ “mặt hàng” (goods or commodities) và có cái giá (price) của nó. Nếu nâng cao tiền lời thì giá của nó đắt hơn và sẽ ít người mua hơn. Kết quả là sẽ ít lượng tiền luân lưu trong nền kinh tế và lạm phát sẽ giảm.

 

2. Chính sách ngân sách quốc gia (budgetary policy). Chính phủ cần phải chỉnh đốn ngân sách và giảm chi tiêu hầu giảm lượng tiền luân lưu trong nền kinh tế tương tự.

 

Dĩ nhiên chính phủ nào cũng phải cân nhắc khi thi hành các biện pháp kiểm soát lạm phát vì nếu quá đà sẽ đưa đến nhiều công ty phá sản, nhiều cá nhân phải bán nhà vỡ nợ vì tiền lời (tức giá của tiền như một mặt hàng) quá cao …

 

Dĩ nhiên nếu có những biện pháp khác có thể tái phục hồi lượng cung (supply) của nhiên liệu (từ Trung Đông hoặc năng lượng tái tạo, hoặc nguyên tử lực, hoặc than đá…) và phục hồi sự cung ứng chất bán dẫn (semi-conductors) mà Đài Loan đang dẫn đầu thì lạm phát sẽ giảm mạnh.

 

Quản trị kinh tế là trách nhiệm của chính quyền, nhất là khi kinh tế khủng hoảng và lạm phát hoành hành. Trong các chế độ dân chủ sẽ có nhiều chính quyền bị dân chúng cho ra rìa vì thiếu khả năng quản trị kinh tế. Quy luật này dĩ nhiên sẽ không áp dụng cho các quốc gia độc tài, độc đảng như Việt Nam. Dân ta dù có khổ cũng phải cắn răng chịu vậy dù đảng CSVN có ngu dốt đến đâu.





No comments:

Post a Comment

View My Stats