Monday, 25 July 2022

THỰC TẾ, NỀN KINH TẾ NGA ĐANG NỔ TUNG VÀO TRONG (Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian)

 



Thực tế, nền kinh tế Nga đang nổ tung vào trong

Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian

Trà Mi dịch thuật

POSTED ON JULY 25, 2022   

https://dcvonline.net/2022/07/25/thuc-te-nen-kinh-te-nga-dang-no-tung-vao-trong/

 

Bóc trần chín huyền thoại về ảnh hưởng của những lệnh trừng phạt xâm lăng và kinh doanh tháo chạy khỏi Nga.

 

https://foreignpolicy.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1240913039-1.jpg?quality=90

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở trung tâm thành phố Moscow ngày 26/5. Natalia Kolesnikova/AFP Via Getty Images

 

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine nhưng vẫn còn sự thiếu hiểu biết đến kinh ngạc của nhiều người trong giới hoạch định chính sách và giới bình luận phương Tây về những khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lăng của Tổng thống Vladimir Putin và ý nghĩa của nó trong việc định vị kinh tế của Nga cả trong nước và toàn cầu.

 

Nhiều người đã lập luận rằng chúng không có hiệu quả hoặc đáng thất vọng, nhưng những biện pháp trừng phạt quốc tế và hoạt động kinh doanh tự ý rút lui đã gây ra ảnh hưởng tàn phá cho nền kinh tế Nga. Nền kinh tế suy thoái đã giữ vai trò bổ túc quan trọng nếu không được đánh giá cao trong bối cảnh chính trị đang xấu đi mà Putin đang phải đối diện.

 

Việc những hiểu lầm này kéo dài không phải là việc hoàn toàn đáng ngạc nhiên vì thiếu dữ liệu kinh tế. Trên thực tế, nhiều phân tích và dự báo kinh tế Nga quá lạc quan đã phổ biến trong những tháng gần đây đều có chung một lỗ hổng quan trọng ở phương pháp luận: Những phân tích này rút ra hầu hết, nếu không phải là tất cả, những bằng chứng căn bản từ các bản tin kinh tế phát hành định kỳ của chính phủ Nga. Các con số do Điện Kremlin công bố từ lâu đã được coi là phần lớn nếu không luôn tin được thì cũng có một số vấn đề nhất định.

 

Thứ nhất, các thông báo kinh tế của Điện Kremlin ngày càng được sàng lọc — một phần và không đầy đủloại bỏ các chỉ số bất lợi một cách có chọn lựa. Chính phủ Nga đã dần dần không công bố một số ngày càng nhiều những số liệu thống kê quan trọng, trước chiến tranh, được cập nhật hàng tháng, gồm tất cả dữ liệu ngoại thương. Trong số này có số liệu thống kê liên quan đến xuất cảng và nhập cảng, đặc biệt là với châu Âu; số liệu sản xuất dầu khí hàng tháng; số lượng hàng hóa xuất cảng; dòng vốn vào và ra; báo cáo tài chính của các công ty lớn mà trước đây họ phải tự phát hành vì là việc bắt buộc; dữ liệu cơ sở tiền tệ của ngân hàng trung ương; dữ liệu đầu tư trực tiếp nước ngoài; dữ liệu cho vay và nguồn gốc cho vay; và các dữ liệu khác liên quan đến tính khả dụng của tín dụng. Ngay cả Rosaviatsiya, cơ quan vận tải hàng không liên bang, đột ngộngừng công bố dữ liệu về số hành khách của các hãng hàng không và sân bay.

 

Kể từ khi Điện Kremlin ngừng công bố những số liệu cập nhật, hạn chế việc công bố dữ liệu kinh tế để giới nghiên cứu thu thập, nhiều dự báo kinh tế quá lạc quan đã ngoại suy một cách phi lý những thông báo kinh tế từ những ngày đầu của cuộc xâm lăng, khi các lệnh trừng phạt và thoái lui kinh doanh chưa có đủ hiệu lực. Ngay cả những số liệu thống kê thuận lợi đã được công bố cũng không rõ ràng, do áp lực chính trị do Điện Kremlin đã áp đặt để làm hỏng tính toàn vẹn của thống kê.

 

Nhận thức được sự nguy hiểm của việc chấp nhận số liệu thống kê của Điện Kremlin theo giá trị bề ngoài, nhóm chuyên gia của chúng tôi dùng những nguồn dữ liệu trực tiếp và riêng bằng tiếng Nga, kể cả dữ liệu người tiêu dùng tần số cao, kiểm tra kênh chéo, do đối tác thương mại quốc tế của Nga phát hành và khai thác dữ liệu phức tạp của dữ liệu vận tải, đã công bố một trong những phân tích kinh tế toàn diện đầu tiên đo lường hoạt động kinh tế hiện tại của Nga trong 5 tháng sau cuộc xâm lăng, với sự đóng góp của Franek Sokolowski, Michal Wyrebkowski, Mateusz Kasprowicz, Michal Boron, Yash Bhansali và Ryan Vakil. Đọc phân tích của chúng tôi, có thể thấy rõ ràng: Sự thoái lui trong kinh doanh và các lệnh trừng phạt đang đè bẹp nền kinh tế Nga trong cả ngắn hạn và dài hạn. Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể phủ nhận chín huyền thoại phổ biến nhưng gây hiểu lầm về khả năng được coi là phục hồi nền kinh tế của Nga.

 

Huyền thoại 1: Nga có thể chuyển hướng xuất cảng khí đốt và bán sang châu Á thay vì châu Âu.

 

Đây là một trong những luận điệu được chuộng nhất và dễ gây hiểu lầm nhất của Putin, nhấn  mạnh thêm vào chuyện được thổi phồng quá mức là quay  trục về phía đông. Tuy nhiên, khí đốt tự nhiên không phải là mặt hàng xuất cảng có thể thay thế được đối với Nga. Ít hơn 10% năng suất khí đốt của Nga là khí đốt tự nhiên hóa lỏng, vì vậy xuất cảng khí đốt của Nga vẫn phụ thuộc vào hệ thống đường ống cố định để vận chuyển khí đốt. Phần lớn những đường ống của Nga chảy về phía Châu Âu; những đường ống này, bắt nguồn từ miền Tây nước Nga, không thể nối với một mạng lưới đường ống khác mới ra đời  nối Đông Siberia với châu Á, chỉ có 10% năng suất của mạng lưới đường ống châu Âu. Thật vậy, 16,5 tỷ mét khối khí đốt mà Nga xuất cảng sang Trung Hoa năm ngoái chỉ chiếm chưa đến 10% tổng số 170 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mà Nga bán sang châu Âu.

 

Những dự án đường ống châu Á đã lên kế hoạch từ lâu hiện đang được xây dựng vẫn còn nhiều năm nữa mới đi vào hoạt động, những dự án mới ít được vội khởi xướng hơn nhiều và việc cấp vốn cho các dự án đường ống dẫn khí tốn kém này cũng khiến Nga rơi vào tình thế bất lợi đáng kể.

 

Nhìn chung, Nga cần thị trường thế giới hơn nhiều so với nhu cầu của thế giới cần nguồn khí đốt của Nga; Châu Âu mua 83% khí đốt xuất cảng của Nga nhưng chỉ còn mua 46% nguồn cung của chính họ từ Nga vào năm 2021. Với việc kết nối đường ống hạn chế đến Châu Á, nhiều khí đốt của Nga vẫn nằm trong lòng đất; trên thực tế, dữ liệu do công ty năng lượng nhà nước Nga Gazprom công bố cho thấy mức sản xuất đã giảm hơn 35% so với cùng kỳ năm trước trong tháng này. Trong tất cả các vụ tống tiền bằng năng lượng của Putin đối với châu Âu, ông ta đang làm như vậy với tốn phí tài chính đáng kể cho kho bạc của mình.

 

Huyền thoại 2: Vì dầu có thể thay thế được nhiều hơn khí đốt, nên Putin chỉ có thể bán nhiều hơn cho châu Á.

 

Mức xuất cảng dầu của Nga hiện nay cũng phản ảnh tầm ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của Putin đang giảm sút. Nhận thấy rằng Nga không còn biết quay đi đâu và biết rằng họ có nhiều chỗ để mua hơn so với Nga có khách mua, Trung Hoa và Ấn Độ đang gây áp lực giảm giá chưa từng có khoảng 35 đô la trong những giao dịch mua dầu Urals của Nga, mặc dù mức chênh lệch lịch sử chưa bao giờ vượt quá 5 đô la — không ngay cả trong cuộc khủng hoảng Crimea năm 2014 — và đôi khi dầu của Nga đã thực sự được bán với giá cao hơn dầu Brent và dầu WTI. Hơn nữa, các tàu chở dầu của Nga phải mất trung bình 35 ngày để đến Đông Á, trong khi chỉ mất từ hai đến bảy ngày để đến châu Âu, đó là lý do tại sao trong lịch sử chỉ có 39% dầu của Nga đến châu Á so với 53% đến châu Âu.

 

Nga rất quan tâm đến áp lực biên lợi nhuận này vì họ vẫn là nước sản xuất có chi phí tương đối cao so với các nước sản xuất dầu lớn khác, với một số mức phá sản cao nhất so với bất kỳ quốc gia sản xuất nào khác. Ngành kỹ nghệ thượng nguồn của Nga từ lâu cũng phụ thuộc vào kỹ thuật phương Tây, yếu tố này kết hợp với việc mất cả thị trường cơ bản ngày xưa của Nga và ảnh hưởng kinh tế giảm sút của Nga dẫn đến việc nagy cả Bộ năng lượng Nga phải điều chỉnh lại các dự báo về mức sản xuất dầu dài hạn của họ. Không còn nghi ngờ gì nữa, như nhiều chuyên gia năng lượng đã dự đoán, Nga đang mất vị thế là một siêu cường năng lượng, với sự suy thoái không thể thay đổi trong vị trí kinh tế chiến lược như một nước cung cấp hàng hóa đáng tin cậy ban đầu.

 

Huyền thoại 3: Nga đang bù đắp cho việc mất những doanh nghiệp và nhập cảng từ phương Tây bằng cách thay thế chúng bằng hàng nhập cảng từ châu Á.

 

Nhập cảng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nội địa của Nga, chiếm khoảng 20% GDP của Nga và, mặc dù Putin có ảo tưởng về khả năng hoàn toàn tự cung tự cấp, nước này vẫn cần hàng hóa, bộ phận và kỹ thuật quan trọng của những đối tác thương mại do dự. Bất chấp một số rò rỉ vẫn kéo dài trong chuỗi cung ứng, hàng hóa nhập cảng của Nga đã giảm hơn 50% trong những tháng gần đây.

Trung Hoa đã không thâm nhập vào thị trường Nga ở mức độ mà nhiều người lo ngại; trên thực tế, theo công bố hàng tháng gần đây nhất của Tổng cục Quan thuế Trung Hoa, xuất cảng của Trung Hoa sang Nga đã giảm hơn 50% từ đầu năm đến tháng 4, giảm từ hơn 8,1 tỷ USD hàng tháng xuống còn 3,8 tỷ USD. Khi xuất cảng của Trung Hoa sang Hoa Kỳ nhiều gấp bảy lần so với Nga, có vẻ như các công ty Trung Hoa lo ngại về việc tuân theo các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ hơn là mất vị trí cận biên trên thị trường Nga, phản ảnh vị trí kinh tế yếu kém của Nga với các đối tác thương mại toàn cầu.

 

Huyền thoại 4: Tiêu dùng nội địa của Nga vẫn mạnh.

 

Một số lĩnh vực phụ thuộc nhiều nhất vào chuỗi cung ứng quốc tế đã bị ảnh hưởng vì lạm phát làm suy nhược khoảng 40-60% — của khối lượng hàng bán rất thấp. Ví dụ, doanh số bán xe hơi nước ngoài ở Nga giảm trung bình 95% ở tất cả những công ty ô tô lớn, với số hàng bán được hoàn toàn ngừng lại.

 

Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung, giá cả tăng vọt và tâm lý người tiêu dùng lạnh nhạt, không có gì ngạc nhiên khi các chỉ số của Nhà quản lý Mua hàng của Nga — chỉ số ghi lại cách giới quản lý mua hàng đang nhìn nhận nền kinh tế — đã giảm, cụ thể là cho những đơn đặt hàng mới, cùng với sự sụt giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng và dữ liệu doanh số bán lẻ khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Những chỉ số khác của dữ liệu tần suất cao như doanh số thương mại điện tử trong Yandex và lưu lượng truy cập cùng một cửa hàng tại các trang web bán lẻ trên khắp Moskva củng cố sự sụt giảm nghiêm trọng trong chi tiêu và doanh số của người tiêu dùng, bất kể Điện Kremlin nói gì.

 

Huyền thoại 5: Doanh nghiệp toàn cầu vẫn chưa thực sự rút khỏi Nga, và hoạt động kinh doanh, vốn và nhân tài bỏ  Nga chạy bị phóng đại quá mức.

 

Doanh nghiệp toàn cầu chiếm  khoảng 12% số công nhân của Nga (5 triệu người), và kết quả của việc giới  kinh doanh rút lui, hơn 1.000 công ty chiếm khoảng 40% GDP của Nga đã cắt giảm hoạt động ở nước này, làm đảo ngược giá trị đầu tư nước ngoài trong ba mươi năm qua, và chống đỡ cho cuộc tháo lui chưa từng có của vốn và nhân tài trong một cuộc di cư hàng loạt của 500.000 người, đa số chính là những công nhân có trình độ kỹ thuật cao, những người có trình độ cao mà Nga không thể để mất. Ngay cả thị trưởng Moskva cũng thừa nhận dự tính sẽ mất một số rất lớn việc làm khi những doanh nghiệp đi hết lộ trình thoát ly.

 

Huyền thoại 6: Putin đang thặng dư ngân sách nhờ giá năng lượng cao.

 

Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, Nga thực sự đang tiến tới mức thâm hụt ngân sách năm nay tương đương 2% GDP — một trong những lần duy nhất ngân sách bị thâm hụt trong nhiều năm, mặc dù giá năng lượng cao — nhờ cách chi tiêu phung phí không bền vững của Putin; Bên cạnh sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu về mặt quân sự, Putin đang dùng những biện pháp can thiệp tài chính và tiền tệ rõ ràng không bền vững, thiếu sáng tạo, kể cả một danh sách dài những dự án quan trọng của Điện Kremlin, tất cả đều góp phần làm cho nguồn cung tiền ở Nga tăng gần gấp đôi kể từ khi cuộc xâm lăng bắt đầu. Việc chi tiêu liều lĩnh của Putin rõ ràng đang khiến nền tài chính của Điện Kremlin rơi vào tình trạng căng thẳng.

 

Huyền thoại 7: Putin có hàng trăm tỷ đô la trong quỹ trừ bị, vì vậy tài chính của Điện Kremlin khó có thể sớm bị căng thẳng.

 

Thách thức rõ ràng nhất đối với quỹ trừ bị của Puti thực sự là trong số khoảng 600 tỷ đô la ngoại hối dự trữ, tích lũy từ doanh thu dầu và khí đốt trong nhiều năm, 300 tỷ đô la bị đóng băng và Nga không đụng đến được vì những nước đồng minh từ Hoa Kỳ, đến Châu Âu và Nhật Bản đang hạn chế quyền sử dụng. Đã có yêu cầu chiếm 300 tỷ USD này để tài trợ cho việc tái thiết Ukraine.

 

Dự trữ ngoại hối còn lại của Putin đang giảm ở mức báo động, khoảng 75 tỷ USD, kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Giới phê bình cho biết về mặt kỹ thuật, dự trữ ngoại hối chính thức của ngân hàng trung ương chỉ có thể giảm do các lệnh trừng phạt quốc tế đặt ra đối với ngân hàng trung ương, và họ cho rằng các tổ chức tài chính không hoạt động như Gazprombank vẫn có thể tích trữ số tiền dự trữ đó thay cho ngân hàng trung ương. Mặc dù điều này có thể đúng về mặt kỹ thuật, nhưng đồng thời không có bằng chứng nào cho thấy Gazprombank thực sự đang tích lũy bất kỳ khoản tiền dự trữ nào do căng thẳng khá lớn trong sổ nợ của chính họ.

 

Hơn nữa, mặc dù Bộ Tài chính đã có kế hoạch khôi phục quy tắc ngân sách lâu đời của Nga là doanh thu thặng dư do bán dầu và khí đốt nên được chuyển vào quỹ tài sản quốc gia, Putin đã cắt bỏ đề xuất này cũng như các hướng dẫn kèm theo chỉ dẫn cách Quỹ Thịnh vượng Quốc gia có thể được chi tiêu thế nào — như Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã đưa ra ý tưởng rút tiền từ Quỹ Thịnh vượng Quốc gia tương đương với một phần ba toàn bộ quỹ để trả cho khoản thâm hụt trong năm nay. Nếu Nga đang thâm hụt ngân sách đến nỗi phải rút bớt một phần ba Quỹ Thịnh vượng Quốc gia khi nguồn thu từ dầu và khí đốt vẫn còn tương đối mạnh, tất cả các dấu hiệu đó cho thấy Điện Kremlin có thể cạn kiệt tiền nhanh hơn nhiều so với mức thông thường.

 

Huyền thoại 8: Đồng rúp là đồng tiền có giá mạnh nhất thế giới trong năm nay.

 

Một trong những điểm tuyên truyền Putin ưa thích, đánh giá cao đồng rúp, là ảo ảnh về việc kiểm soát vốn hà khắc, chưa từng có — xếp vào hàng hạn chế nhất trên thế giới. Những hạn chế đó khiến bất kỳ người Nga nào cũng không thể mua đô la hợp pháp hoặc ngay cả không thể rút được phần lớn tiền gửi bằng đô la của họ một cách hiệu quả, trong khi làm nhu cầu tăng cao một cách giả tạo bằng việc ép những nhà xuất cảng lớn mua  — tất cả nhưngviệc này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

 

Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái chính thức đang gây hiểu lầm, vì đồng rúp, không có gì đáng ngạc nhiên, giao dịch với khối lượng giảm đáng kể so với trước khi xảy ra cuộc xâm lăng do tính thanh khoản thấp. Theo nhiều bản tin, phần lớn giao dịch ban đầu này đã chuyển sang những thị trường chợ đen của đồng rúp. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Nga cũng thừa nhận rằng tỷ giá hối đoái phản ảnh thực tế nhiều hơn những chính sách của chính phủ và một biểu hiện không mài dũa của cán cân thương mại của quốc gia hơn là thị trường ngoại hối thanh khoản có thể giao dịch tự do.

 

Huyền thoại 9: Việc thực hiện những biện pháp trừng phạt và sự rút lui kinh doanh hiện đã được thực hiện một phần lớn và không cần áp lực kinh tế nữa.

 

Nền kinh tế Nga đã bị thiệt hại trầm trọng, nhưng hoạt động kinh doanh rút lui và các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với Nga vẫn chưa xong. Ngay cả khi vị trí xuất cảng của Nga xấu đi, nước này vẫn tiếp tục cố doanh thu quá nhiều từ  dầu và khí đốt từ những lỗ khoét trong lệnh trừng phạt, đã duy trì được sức chi tiêu nội địa ngông cuồng của Putin và làm rối loạn những điểm yếu của cơ cấu kinh tế. Trường Kinh tế Kyiv và Nhóm Công tác Quốc tế Yermak-McFaul đã đi đầu trong việc đề nghị những biện pháp trừng phạt bổ túc bằng những biện pháp trừng phạt cá nhân, trừng phạt năng lượng và trừng phạt tài chính, do cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga Michael McFaul và các chuyên gia Tymofiy Mylovanov, Nataliia Shapoval, và Andriy Boytsun dẫn đầu. Nhìn về phía trước, Nga không có con đường thoát khỏi sự sụp đổ kinh tế miễn là các nước đồng minh vẫn thống nhất trong việc duy trì và gia tăng áp lực trừng phạt Nga.

 

Những tựa đề của phe chống đối lập luận rằng nền kinh tế Nga đã phục hồi đơn giản là không thực tế — sự thật là, theo bất kỳ số liệu nào và ở bất kỳ mức độ nào, nền kinh tế Nga đang quay cuồng, và bây giờ không phải là lúc để ngưng trừng phạt.

 

-----------

Tác giả | Jeffrey Sonnenfeld là giáo sư Lester Crown khoa Thực hành Quản trị  và là hiệu phó cao cấp tại Trường Quản trị Yale. Twitter: @jeffsonnenfeld

 

Steven Tian là giám đốc nghiên cứu tại Viện Lãnh đạo Giám đốc Điều hành Yale.

 

© 2022 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net


 

Nguồn: Actually, the Russian Economy Is Imploding |Jeffrey Sonnenfeld  and Steven Tian  |  Foreign Policy | July 22, 2022.

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats