Friday, 6 March 2020

VIRUS CORONA : LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH LÂY NHIỄM (BBC Tiếng Việt)




NỘI DUNG :
Trọng Thành  -  RFI
.
Tú Anh  -  RFI
.
BBC Tiếng Việt
.
============================================
.
Trọng Thành  -  RFI
Đăng ngày: 06/03/2020 - 12:21

Hôm qua, 05/03/2020, bộ Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam chính thức giới thiệu bộ sinh phẩm (bộ Kit) dùng để phát hiện virus corona chủng mới (SARS-Cov-2). Sản phẩm vừa được bộ Y Tế công nhận hôm trước. Cùng ngày, thủ tướng Việt Nam yêu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chuẩn bị phương án ''cách ly trên diện rộng'', để đối phó với dịch virus corona (Covid-19) bùng phát.

Sinh phẩm xét nghiệm virus corona mới do công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, phối hợp với Học viện Quân y sản xuất. Theo bộ Khoa Học và Công Nghệ, xét nghiệm cho kết quả chỉ sau hơn một giờ. Công ty Việt Á có thể sản xuất 10 000 bộ kit/ngày, và khi cần có thể tăng công suất lên gấp ba lần.

Thông tin nói trên được đưa ra đúng vào lúc chính quyền Việt Nam hôm 04/03, vừa tổ chức rầm rộ đợt diễn tập quân sự, để đối phó với 5 cấp độ, hay 5 kịch bản dịch bệnh, trong đó kịch bản xấu nhất, được thông báo là có từ 3000 đến ''30 000 người nhiễm virus'' (hôm qua, 05/03, theo một phát biểu của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong một cuộc họp chính phủ, thì kịch bản diễn tập nói trên chỉ liên quan đến tình huống 30 000 người phải cách ly, chứ không phải 30 000 ca nhiễm bệnh như truyền thông trong nước loan tải).

Về phương án đối phó với tình huống xấu, nếu dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, người đứng đầu chính phủ yêu cầu tất cả các đô thị đông dân ''đều phải lên kế hoạch cách ly trên diện rộng'', đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Vậy phải chăng Việt Nam đang chuẩn bị sẵn sàng đối phó với kịch bản phong tỏa nhiều khu vực dân cư lớn tại các thành phố. Việc xét nghiệm trên quy mô lớn, còn gọi là ''tầm soát'' là một biện pháp hỗ trợ cần thiết cho quyết định phong tỏa, để giúp cho tiến trình phong tỏa được hiệu quả hơn, tránh tình trạng ''phong tỏa mò'', khi ngành y tế không có được đủ thông số về tình trạng và nguy cơ cụ thể tại khu vực dân cư dự kiến phong tỏa, như trường hợp tại xã Sơn Lôi, tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian vừa qua.

Trả lời RFI Tiếng Việt, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I (Thành phố Hồ Chí Minh) giải thích:

''Việt Nam hiện nay là xét nghiệm để tìm chẩn đoán dương tính. Vì ở Việt Nam, người ta đánh giá là ngoài cộng đồng không có nhiều, cho nên người ta chỉ chọn những người nào có nguy cơ, cộng thêm có triệu chứng, thì người ta mới làm. Còn như Hàn Quốc, và sau này, có khả năng như Ý, hay những vùng nào bị nhiều quá, bị hồi nào không hay, không biết là ở ngoài môi trường có bao nhiêu, thì gọi là xét nghiệm để ‘tầm soát’. ‘Tầm soát’ có nghĩa là để biết xem trong 100 người có mối liên quan thì có bao nhiêu người bị. Nếu độ lây lan ngoài cộng đồng không nhiều thì không ai làm xét nghiệm ‘tầm soát’ làm gì cho phí.

Việc sử dụng xét nghiệm và việc phong tỏa, hai việc này hỗ trợ cho nhau. Thí dụ trong khu phố bị nghi ngờ có sự lan rộng, và ở mức độ nào, thì chỉ có xét nghiệm mới trả lời được câu hỏi đó. Lúc đó người ta dùng cái xét nghiệm nhanh đó, người ta tìm trong khu phố đó, trong một nhóm, người bệnh là bao nhiêu, để người ta cách ly thêm một đợt (một vòng) nữa. Đó là sự hỗ trợ. Còn nếu phong tỏa, khi cần mà không có đủ xét nghiệm, thì lúc đó là phong tỏa mò. Nếu có xét nghiệm, thì sẽ sàng lọc ra. Rõ ràng là nếu có trong tay đủ lực làm xét nghiệm thì sẽ làm nhanh hơn, lọc ra được nhóm nào cần cách ly tuyệt đối, nhóm nào cần hạn chế đi lại''.

Hôm nay, chính quyền Việt Nam có thêm nhiều biện pháp đối phó với dịch bệnh Covid-19. Kể từ 6 giờ sáng mai 7/3, mọi hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện khai báo y tế bắt buộc. Theo thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam phải chuyển sang trạng thái phòng chống ở mức độ cao hơn, và có khả năng ''xuất hiện ca Covid-19 mới''.

Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát tỏ ra rất hoài nghi về thông báo không có trường hợp nào mắc virus hiện nay ở Việt Nam, do chính quyền đưa ra, khi tại Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng các giám sát độc lập về y tế, và lo ngại chính quyền có toàn quyền thao túng các kết quả xét nghiệm theo hướng nào có lợi cho bộ mặt của chế độ.

*
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.

---------------------------
.
Tú Anh  -  RFI
Đăng ngày: 06/03/2020 - 11:19

Siêu vi corona vẫn lây lan tại Trung Quốc : 3.042 người chết, 80.552 ca bị nhiễm theo báo cáo chính thức 06/03/2020. Số trường hợp chết và người bị lây trong 24 giờ qua tiếp tục giảm đi, theo thứ tự 30 và 143. Nhưng chính quyền Hoa lục đang phải đối phó với hai hệ quả : lòng dân bất mãn và tình trạng ứ đọng rác thải y tế.

Từ hai ngày nay, trên mạng loan truyền đoạn phim phó thủ tướng Tôn Xuân Lan đi viếng một khu nhà ở Vũ Hán, bị dân cư mắng là « làm trò giả dối ».

Theo AFP, một đoạn video ghi lại cuộc thăm viếng của phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan, phụ nữ duy nhất trong số 25 ủy viên Bộ Chính Trị, khi đến Vũ Hán đã bị dân la ó đả đảo. Từ các cửa sổ, người dân chỉ trích chính quyền « hứa cuội ». Bị cách ly từ hai tháng nay, dân chúng có thể mua sắm nhu yếu phẩm trên mạng nhưng bị lệ thuộc vào các cơ sở giao hàng. Cũng không thấy chính quyền thực hiện lời hứa giúp đỡ dân. Báo chí chính thức cũng nói đến những khó khăn của dân chúng.

Một lãnh đạo cao cấp trong Đảng như phó thủ tướng Tôn Xuân Lan tiếp xúc với dân đã là một ngoại lệ. Bị dân phản đối trực tiếp lại càng hiếm hơn. Điều đặc biệt là theo thông tin của AFP đoạn video này chưa bị kiểm duyệt xóa bỏ.

Nhưng nghiêm trọng hơn nữa là tình trạng rác thải như khẩu trang, áo choàng, ga trải giường bệnh, mỗi ngày ứ đọng hàng trăm tấn.

Từ Thượng Hải, thông tín viên Angélique Forget tường thuật :
"Chỉ riêng tại tâm dịch Vũ Hán, mỗi ngày có gần 200 tấn rác thải y tế phải xử lý. Thế nhưng, theo số liệu chính thức, thành phố này chỉ đủ khả năng thiêu hủy 50 tấn mỗi ngày. Làm cách nào để giải quyết tình trạng ứ đọng rác nhiễm độc này ? Đây là một câu hỏi khó, nhất là không phải chỉ có Vũ Hán là thành phố duy nhất phải đương đầu.

Trên thực tế, cả nước Trung Quốc đều thiếu cơ sở xử lý rác bệnh viện. Theo một chuyên gia của hiệp hội môi trường Greenpeace ở Bắc Kinh, được báo chí Hồng Kông trích dẫn, thì ngay trong lúc bình thường, Hoa lục đã hoàn toàn thiếu thiết bị xử lý rác. Do vậy, khi gặp khủng hoảng siêu vi Corona như hiện nay, tình hình khó khăn trở thành thảm họa.
Để đối phó với khủng hoảng, chính quyền Trung Quốc cho phép các địa phương đốt phế liệu của bệnh viện ở các trung tâm không dành riêng cho nhiệm vụ này. Ngoài ra, loại lò thiêu di động cũng được sử dụng. Chính quyền địa phương còn khuyến khích và tổ chức chở rác thải y tế ứ đọng đến các thành phố bị dịch nhẹ hơn."

*
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.
.
.
.
.

-----------------------------------

BBC Tiếng Việt
06/03/2020

Các chuyên gia y tế công cộng đã đưa ra lời khuyên về cách tránh bị lây và làm lây lan virus corona.

Đồ họa :    Rửa tay   -   Dùng khăn giấy khi ho    -   Tránh sờ lên mặt https://ichef.bbci.co.uk/news/872/cpsprodpb/638D/production/_111158452_1.what_you_need_to_do.png

Tôi cần làm gì để bảo vệ bản thân?

-  Rửa tay bằng xà bông và nước nóng trong khoảng 20 giây hoặc dùng dung dịch sát khuẩn.

- Dùng khăn giấy khi ho và hắt hơi.

- Nếu bạn không có khăn giấy, dùng tay áo.

- Tránh sờ lên mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay.

- Tránh tiếp xúc gần với những người không khỏe.

Các triệu chứng ?

- Sốt & mệt mỏi

- Ho

- Khó thở

-  Đau cơ

Nếu bạn nghĩ mình nhiễm virus, đây là các triệu chứng.

Tôi cần làm gì nếu thấy không khỏe?

- Gọi điện để được giúp đỡ

- Bạn có thể được yêu cầu ở nhà

-  Bạn có thể được xét nghiệm virus tại bệnh viện, tại xe ô tô của bạn, tại nhà

Những điều cần biết về virus corona







No comments:

Post a Comment

View My Stats