NỘI DUNG :
Chuyên gia Pháp :
Bắc Kinh viện trợ để làm quên nguồn gốc virus Vũ Hán
François
Godement, RFI,
.
Kỷ lục thương tâm
tại Ý và những linh mục thiên chúa giáo anh hùng
Trung
Nam, thoibao.de, 24/03/2020
.
Vì sao Ý bùng phát
dịch Covid-19 ?
J.B
Nguyễn Hữu Vinh, Người Việt, 21/03/2020
========================================
24/03/20
Chuyên
gia Pháp : Bắc Kinh viện trợ để làm quên nguồn gốc virus Vũ Hán
François
Godement, RFI, 24/03/2020
Trung Quốc chi viện chỉ một phần rất nhỏ sản lượng
khẩu trang của mình nhưng tuyên truyền rầm rộ, hành động song phương để làm nổi
bật vai trò Bắc Kinh. Điều nghịch lý là viện trợ của Hoa Kỳ cao gấp 10 đến 100
lần so với Trung Quốc. Việc chính quyền Trump không quảng bá gì là một sai lầm
cực lớn.
Phái đoàn Trung Quốc
mang khẩu trang đến giúp Hy Lạp chống dịch, ngày 21/03/2020. ©
Reuters/Alkis Konstantinidis
Chuyên gia về Châu Á François Godement của Viện
Montaigne khi trả lời phỏng vấn của báo La Croix ngày
24/03/2020 đã nhận định, việc Trung Quốc tuyên truyền rầm rộ khi giúp đỡ một số
nước về y tế trong đại dịch virus corona, là nhằm làm quên đi xuất xứ của con
virus Vũ Hán.
La
Croix : Trung Quốc gởi thiết bị y tế đến Châu Âu để
giúp chống dịch. Phải chăng để chứng tỏ "quyền lực mềm" của Bắc Kinh,
vốn luôn tìm cách xuất hiện như một mạnh thường quân giàu lòng vị tha ?
François
Godement : Phương diện đầu tiên của sự trợ giúp này là lợi
ích rất cụ thể của nó : giờ đây ai có thể từ chối các khẩu trang và máy
giúp thở của Trung Quốc ? Mặt khác, là các bài diễn văn đi kèm. Đó là nhằm làm
quên đi ổ dịch đầu tiên là từ Vũ Hán, quên rằng giải pháp ban đầu của Trung Quốc
là thảm họa. Virus đã lây từ loài vật sang con người, từ khi phát hiện trường hợp
thứ nhất cho đến khi thông tin cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chính phủ các
nước khác trễ mất ba tuần lễ, từ ngày 31/12/2019 cho đến ngày 21/01/2020.
Đồng thời chính quyền Trung Quốc ra lệnh phong tỏa hết
sức nghiêm ngặt, và cách này tỏ ra hiệu quả. Ngoài ra Trung Quốc cũng có khả
năng sản xuất 115 triệu khẩu trang mỗi ngày, và từ nay đến cuối tháng có thể
lên đến 200 triệu khẩu trang. Nhu cầu ở Hoa lục vẫn rất lớn, và số lượng gởi ra
nước ngoài trên thực tế không nhiều – từ 2 đến 4 triệu khẩu trang cho toàn bộ
Châu Âu – tức là chỉ một phần rất nhỏ của sản lượng hàng ngày.
Tiếp đến, cung cách của Bắc Kinh luôn là hành động
theo kiểu song phương, giữa hai chính phủ, để làm nổi bật vai trò của mình.
Trong thời kỳ dịch Ebola năm 2014, Trung Quốc không hề thông qua Tổ chức Y tế
Thế giới. Bắc Kinh khoa trương những hành động của mình tại Châu Phi với một bộ
máy tuyên truyền quy mô, tương phản hẳn với truyền thông Châu Âu.
Trung Quốc nay xuất hiện như nhân tố hàng đầu, trong
khi việc Luxembourg, hai bang của Đức là Saarland (Sarre), Baden-Württemberg
(Bade-Wurtemberg), Thụy Sĩ dành các giường bệnh chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân
các nước láng giềng, và ngay cả những nỗ lực của Ủy Ban Châu Âu cũng không được
đưa tin rộng rãi.
La
Croix : Phải chăng Trung Quốc muốn lấp chỗ trống của
vai trò lãnh đạo mà Hoa Kỳ đã để lại ?
François
Godement : Nghịch lý là đóng góp của Hoa Kỳ vào các tổ chức
quốc tế và viện trợ cho các nước khác cao gấp 10 đến 100 lần so với Trung Quốc.
Viện trợ của chính phủ thì lớn gấp 10 lần, còn đóng góp của lãnh vực tư nhân
thì cao hơn Trung Quốc đến 100 lần, chẳng hạn Fondation Bill-Gates và các tổ chức
khác. Việc chính quyền Trump không quảng bá gì là một sai lầm cực lớn.
Ngược lại, Trung Quốc liên tục có những tuyên bố đầy
thiện chí, nhưng hành động lại chẳng bao nhiêu. Phương pháp "quyền lực mềm"
của Bắc Kinh có vẻ là phương pháp tự kỷ ám thị. Cách này mang lại kết quả trong
cuộc khủng hoảng hiện nay, khi "soft power" Mỹ hầu như hoàn toàn thiếu
vắng, dù Washington vẫn hành động nhưng lại không vận dụng truyền thông.
La
Croix : Bắc Kinh đã chứng tỏ tính hiệu quả của mô
hình cai trị độc đoán ?
François
Godement : Đài Loan, Hàn Quốc, Israel là các chế độ dân
chủ, và hiện nay họ sử dụng những công cụ kỹ thuật số để truy tìm những ai tiếp
xúc với những người nghi nhiễm bệnh, và giám sát việc phong tỏa. Sự khác biệt
chủ yếu liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ở Châu Âu.
Tất nhiên là Trung Quốc tiếp tục các mục tiêu chính
trị. Trước hết là thông qua chiến dịch bóp méo thông tin để làm quên đi chính tại
Trung Quốc mà con virus Vũ Hán đã lan rộng một cách điên cuồng. Phát ngôn viên
chính thức của bộ Ngoại Giao Trung Quốc còn cáo buộc quân đội Mỹ đã cố tình
mang virus corona đến Vũ Hán. Và nay thì Bắc Kinh cho lan rộng một cách phổ biến
hơn nữa thông tin là con virus này có thể xuất xứ từ Ý !
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch tễ nghiêm trọng
này đã gây ra một cuộc khủng hoảng lòng tin tại Châu Âu, giữa người dân và
chính phủ - trước hết là Liên Hiệp Châu Âu, bị cáo buộc đủ loại sai lầm - Trung
Quốc cũng có thể hy vọng được coi là một điển hình để noi theo. Nhưng không phải
Trung Quốc có thể mang lại nguồn lực cần thiết cho một kế hoạch tái thúc đẩy
kinh tế Châu Âu.
La
Croix : Có thể chờ đợi gì từ cuộc chiến tranh tuyên
truyền này ?
François
Godement : Nếu Trung Quốc tiếp tục trốn tránh cuộc điều
tra về nguyên nhân xảy ra đại dịch, thì có đủ các lý do để họ có thể lo lắng về
tai tiếng. Ngược lại, nếu Bắc Kinh tái khởi động bộ máy sản xuất và nhanh chóng
tìm lại sự năng động về kinh tế, Trung Quốc có thể được coi là mô hình, cho dù
khó thể hình dung nổi một sự tăng trưởng như thời kỳ trước khi xảy ra đại dịch
virus Vũ Hán.
Thụy
My
Nguồn : RFI, 24/03/2020
*********************
Kỷ lục
thương tâm tại Ý và những linh mục thiên chúa giáo anh hùng
Trung
Nam, thoibao.de, 24/03/2020
Từ ngày 19/3, nước Ý đã vượt Trung Quốc, nơi bùng
phát dịch bệnh và trở thành quốc gia có tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh
viêm phổi Vũ Hán cao nhất thế giới cho đến thời điểm này.
Ảnh : Xe tải quân đội Ý chở xác người đến khu hỏa
táng, Bergamo, ngày 18/03/2020
Cho đến hết
ngày 21/3 tổng số người chết vì dịch bệnh ở nước này lên 4.825 trường hợp, chiếm
38,3% số ca tử vong của thế giới.
Con số 793 ca tử vong trong ngày 21/3 vừa qua là mức
tử vong cao nhất mà một quốc gia ghi nhận trong ngày kể từ khi dịch bệnh bùng
phát.
Italy, đất nước với 60 triệu dân, đã được đặt trong
tình trạng phong tỏa từ ngày 12/3, việc tụ tập nơi công cộng bị cấm, hầu hết cửa
hàng đóng cửa.
Quan sát cho thấy cảnh sát tuần hành thường xuyên
trên các đường phố tại thủ đô Roma ngày 21/3, kiểm tra giấy tờ và phạt những
người ở ngoài đường mà không có lý do chính đáng như đi mua nhu yếu phẩm.
Trước tình trạng khẩn cấp này, trong đêm 21 rạng
sáng 22/03/2020, thủ tướng Giuseppe Conte đã quyết định ngừng mọi hoạt động sản
xuất không cần thiết trên toàn lãnh thổ, mà vẫn đảm bảo những mặt hàng và dịch
vụ thiết yếu.
Quy định sẽ có hiệu lực kể từ thứ 2 ngày 23/3, dự kiến
kéo dài đến ngày 3/4. Các siêu thị, hiệu thuốc, bưu điện và ngân hàng được cho
sẽ vẫn mở cửa.
Thủ tướng Italia nhấn mạnh rằng nước này đang rơi
vào cuộc khủng hoảng quốc gia nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II.
Trước tình hình dịch bệnh leo thang nhanh chóng tại
Ý, Nga và Cuba đã điều chuyên gia giúp Ý chống dịch.
Ngày 22/3, 4 máy bay vận tải quân sự Ilyushin Il-76
của Nga chở các chuyên gia và thiết bị y tế tới giúp Italy đối phó dịch bệnh
viêm phổi Vũ Hán đã hạ cánh tại căn cứ không quân Pratica di Mare.
Điện Kremlin trước đó cho hay, Tổng thống Putin hôm
21/3 đã điện đàm với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte.
Tại cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ sự ủng hộ và đề nghị hỗ trợ Italy bằng các phương tiện tẩy trùng di động và đội ngũ chuyên gia nhằm giúp đỡ các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Italy.
Tại cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Nga đã bày tỏ sự ủng hộ và đề nghị hỗ trợ Italy bằng các phương tiện tẩy trùng di động và đội ngũ chuyên gia nhằm giúp đỡ các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán ở Italy.
Cuba cũng đã giúp đỡ Italy đối phó với bệnh dịch. Với
nhóm bác sĩ gồm 52 người, lần đầu tiên Cuba gửi một đội hỗ trợ khẩn cấp tới
Italy.
Các bác sĩ tới Italy là nhóm y tế thứ 6 được Cuba cử
đi trong những ngày gần đây để góp phần kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh viêm
phổi Vũ Hán. Trước đó, các bác sĩ Cuba đã được điều động tới Venezuela,
Nicaragua, Jamaica, Suriname và Grenada.
Kể từ sau cuộc cách mạng năm 1959, Cuba nhiều lần gửi
các "đội quân áo choàng trắng" tới các khu vực xảy ra thảm họa trên
toàn thế giới, trong đó chủ yếu là các nước nghèo. Các bác sĩ Cuba đã tích lũy
nhiều kinh nghiệm trong cuộc chiến chống dịch tả ở Haiti và dịch ebola ở Tây
Phi trong những năm 2000.
Ảnh : Các bác sĩ Cuba nhận cờ Cuba và Ý trước khi
sang Ý hỗ trợ phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán đang lan tràn tại Ý
Trước đó, vào ngày 12/3, Trung Quốc đã cử nhóm
chuyên gia y tế cùng trang thiết bị đến Italy để hỗ trợ quốc gia Nam Âu trong
cuộc chiến chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Thông tin về sự việc trên cũng gây
ra những phản ứng trái chiều tại Ý.
Vào thời điểm ngày 10/3 Ý đã là quốc gia có mức tử
vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc.
Theo yêu cầu khẩn cấp của Hội Chữ thập Đỏ Ý, Hội Chữ
thập Đỏ Trung Quốc đã thành lập nhóm chuyên gia phòng chống dịch bệnh đến Ý.
Máy bay đưa đoàn chuyên gia và trang thiết bị y tế từ
Trung Quốc đến hỗ trợ Ý chống dịch viêm phổi Vũ Hán đã hạ cánh ở sân bay quốc tế
Fiumicino ở thủ đô Roma đêm 12/3.
Theo Tân Hoa xã, nhóm chuyên gia Trung Quốc được điều
động sang hỗ trợ nước Ý gồm 9 thành viên. Chiếc máy bay Airbus A350 còn mang
theo hàng tấn trang thiết bị hỗ trợ Italy ứng phó dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán
Tuy nhiên, như tin đã đưa, truyền thông Ý nghi ngờ
đây là "tin giả" và cho biết hàng ngàn bình oxy Đài Loan và hàng chục
ngàn khẩu trang đều là do Ý bỏ tiền ra mua, đây chỉ là giao dịch mua bán thương
mại giữa hai quốc gia Trung Quốc và Ý.
Ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và
là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc
tung tin đồn và những tuyên truyền dối trá đồng thời tuyên bố "Trung Quốc
cơ bản chính là virus trên thế giới".
Trước đó, một nhóm chuyên gia Trung Quốc đã đến
Tehran hôm 7/3 để giúp Iran chống lại đợt bùng phát dịch bệnh, khi số trường hợp
được xác nhận ở Iran tăng hơn 50% chỉ sau một đêm. Theo South China Morning
Post, Trung Quốc cũng đã gửi nhóm chuyên gia kiểm soát dịch bệnh đến Iraq vào
cùng thời điểm trên.
Đồng hành với những con chiên ngoan đạo trong những
giờ phút sinh tử bởi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán trong bệnh viện, nhiều linh mục
thiên chúa giáo đã nhiễm bệnh dịch và qua đời.
Giáo hoàng Francis đã khuyến khích các linh mục Công
giáo người Ý can đảm ra ngoài và đến với những người bệnh. Đến thăm các phòng
chăm sóc đặc biệt của bệnh viện, tại đây các linh mục đã tiếp xúc và cầu nguyện
với những trường hợp nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nghiêm trọng nhất.
Trong khi thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình,
giúp đỡ những bệnh cần hỗ trợ tinh thần, nhiều linh mục đã bị nhiễm bệnh.
Chỉ riêng thứ Sáu và thứ Bảy vừa qua (20 – 21/3) đã
có 10 linh mục qua đời. Phần lớn là những linh mục lớn tuổi, thuộc nhóm người
có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm bệnh.
Theo báo Avenire của Hội đồng giám mục Ý cho đến
ngày 19/3, ít nhất 28 linh mục chết vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán và 2 trường
hơp : cha Guido Mortari chết vì viêm phổi trước khi được xét nghiệm và cha
Giorgio Bosini, người đã có bệnh nền nguy hiểm.
Hơn một nửa số linh mục qua đời này trên 80 tuổi.
Linh mục trẻ nhất trong số này là cha Andrea Avanzini của giáo phận Parma, qua
đời ở tuổi 54.
Giáo phận có nhiều linh mục qua đời vì dịch bệnh nhất
là giáo phận Bergamo (11 vị linh mục đã qua đời trong khi đó vẫn còn 15 vị đang
điều trị tại bệnh viện ; giáo phận Parma có 6 linh mục nạn nhân của dịch bệnh,
giáo phận Piacenza-Bobbio và giáo phận Milan đều có 3 linh mục qua đời). Các
giáo phận khác có linh mục qua đời do nhiễm dịch bệnh là Cremona, Lodi,
Brescia, Casale Monferrato và Tortona.
Giáo hoàng Francis, Vatican và nhà thờ Công giáo tại
Italy thời gian qua đã điều chỉnh nhiều truyền thống hàng trăm năm tuổi để cùng
mọi người ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Khi toàn bộ vùng Lombardia bị cách ly, Hội đồng Giám
mục Ý đã ra quyết định ngưng các việc cử hành phụng vụ mang tính tập thể bao gồm
cả thánh lễ, các nghi thức an táng, trước đây được làm trong nhà thờ, nay sẽ chỉ
cử hành đơn giản ở ngoài nghĩa trang.
Giáo hội Công giáo Roma thông báo các thánh lễ Phục
sinh và Tuần Thánh của Giáo hoàng Francis trong tháng 4 sẽ được tổ chức kín. Động
thái được đánh giá là chưa từng có tiền lệ ở Vatican trong lịch sử hiện đại.
Trước đó, đức giáo hoàng đã tỏ lòng hiệp thông với
nước Ý nên người đã không có gặp gỡ trực tiếp với người dân đi hành hương. Để
tránh việc tụ tập nhiều người trên quảng trường thánh Phê-rô thì người đã đọc
kinh truyền tin vào lúc 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật, hay là cuộc gặp gỡ chung vào
các sáng thứ Tư hàng tuần ở trên quảng trường cũng được sẽ truyền trực tiếp
trên Internet từ thư viện riêng của Ngài.
Trưa 15/3 vừa qua, Giáo hoàng Francis đã rời Vatican
để đến dự buổi lễ tại Thánh đường Santa Maria, cầu nguyện đại dịch chấm dứt mà
không thông báo lịch trình từ trước. Người đứng đầu Giáo hội Công giáo sau đó
đi dọc theo một trong những tuyến đường chính của thủ đô Roma, Italy, từ Thánh
đường Santa Maria đến thăm Nhà thờ St. Marcello.
Tại đây, giáo hoàng đã cầu nguyện trước thánh giá từng
được dùng trong một thánh lễ năm 1522 khi dịch bệnh bùng phát ở Roma. Giáo
hoàng Francis cũng dành lời cầu nguyện cho người bệnh, gia đình họ, nhân viên y
tế, cùng với người lao động đang nỗ lực để các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm
khắp Italy duy trì hoạt động.
Nhiều linh mục giáo hội công giáo mà đại diện là những
vị linh mục ra sức đồng lòng cùng đất nước Italy chống lại dịch bệnh.
Giữa tất cả những khó khăn, Giáo hội cố gắng – bất
chấp lệnh giới nghiêm và nguy cơ lây nhiễm – để đi đến gần với các bệnh nhân. Một
gương mặt điển hình là linh mục Aquilino Apassiti, 84 tuổi. Ông là một linh mục
chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân tại bệnh viện Bergamos Giovanni XXIII.
Trong một vài cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông đã
mô tả tình huống bi thảm hiện nay : "Bệnh nhân chết một mình mà không ai
có thể đến để họ nói lời từ biệt".
Trong bệnh viện, vị linh mục này phải đeo mặt nạ bảo
vệ. Đó là một hạn chế lớn đối với ông, vì ông "thậm chí không thể tặng cho
bệnh nhân một nụ cười". Do các quy định bảo vệ nghiêm ngặt, ông không thể
làm gì nhiều hơn là nói vài lời an ủi ngắn bình thường.
Italy đã và đang trải qua những giờ phút đau thương.
Nhưng với tinh thần lạc quan vốn có cùng những sự chia sẻ tinh thần của những vị
linh mục anh hùng, đất nước được ca ngợi là "Cuộc sống tươi đẹp" sẽ
vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
Trung
Nam (Đà Nẵng)
Nguồn : Thoibao.de, 24/03/2020
********************
.
Vì sao
Ý bùng phát dịch Covid-19 ?
J.B
Nguyễn Hữu Vinh, Người Việt, 21/03/2020
Những thông tin liên tục về dịch bệnh do virus
Corona đang được cập nhật hằng ngày, hàng giờ trên các phương tiện thông tin đại
chúng của toàn thế giới. Con số người bị nhiễm và chết tăng chóng mặt gây nên sự
hoảng loạn của nhiều nơi, nhiều vùng trên thế giới và tác động lớn đến mọi mặt
đời sống xã hội.
Cảnh sát Roma kiểm
tra người lái xe "tự khai báo" tại Via Pontina hôm 21/3. Vào ngày
20/3, Ý xác nhận có 627 người tử vong vì Covid-19. (Hình : Alberto Pizzoli/AFP
via Getty Images)
Trung Quốc là nơi đã xuất phát loại virus
này. Người ta đã thấy ở đó những cảnh tượng kinh hoàng của đại dịch. Những
video clip được phát tán một cách khó khăn trên mạng, do phải vượt qua sự kiểm
soát gắt gao của nhà cầm quyền Trung Quốc, làm cả thế giới hoảng sợ.
Người ta sợ sự lây lan âm thầm của nó một cách nhanh
chóng và rộng rãi.
Người ta sợ hình ảnh những người đi đường ngã vật xuống
đất và chết như ngả rạ.
Người ta sợ sự đối xử của nhà cầm quyền đối với người
dân Vũ Hán khi cả thành phố hơn chục triệu người dân bị phong tỏa bằng những biện
pháp kinh hoàng như hàn chặt cửa sắt, bắt bớ như bắt giặc những người dân vào
nơi cách ly.
Người ta sợ những cảnh tượng ở bệnh viện mà người chết
nằm la liệt với người sống cạnh hành lang bệnh viện mà không đủ bác sĩ, y tá
khám bệnh cho họ.
Những con số nhảy múa từng ngày, từng giờ về số người
nhiễm bệnh và người chết. Người ta nghi ngờ con số đó chưa hẳn đã là chính xác
nhưng chỉ vậy cũng đủ làm cho cả thế giới phải thấy sợ hãi.
Thế rồi, loại virus này được phát tán ra khắp thế giới
và cho đến nay, mọi vùng lãnh thổ, mọi đất nước đều đã bị xâm nhập.
Nhiều nơi đã bùng phát dữ dội và trở thành những
trung tâm dịch và phát tán đi các nơi khác như Nam Hàn, Nhật Bản, Iran, Ý, Tây
Ban Nha…
Tại Ý, con số người nhiễm bệnh và tử vong đã nhanh
chóng vượt cả Vũ Hán, tỷ lệ người chết trên những ca nhiễm bệnh tại Ý hiện đã
là 7.1%, cao hơn gấp đôi những nơi khác trên thế giới với tỷ lệ là 3.3%.
Điều mà nhiều người đặt ra là : Tại sao, nơi có sự
bùng phát dữ dội nhất của virus Vũ Hán lại là Ý ?
Ý là một trong những nước đầu tiên ở Âu Châu ban
hành lệnh cấm du lịch. Thế nhưng, Ý lại là quốc gia có lượng người nhiễm
Covid-19 cao nhất và nhiều trường hợp tử vong nhất bên ngoài Trung Quốc.
Ý, một đất nước xa xôi với Trung Quốc, một đất nước
thuộc những nước văn minh, hiện đại, lại là nơi bùng phát dịch một cách nhanh
chóng, rộng rãi và làm cho đất nước này trở thành ổ đại dịch.
Nhiều người đặt câu hỏi : Tại sao, ngoài lãnh thổ
Trung Quốc, dịch bùng phát và gây tử vong nặng nề nhất không phải là Đài Loan,
Nam Hàn, Thái Lan hay Ấn Độ… là những nước có chung đường biên giới với Trung
Quốc mà lại là Ý.
Đã có nhiều cách giải thích khác nhau về vấn đề này.
Người ta cho rằng, sở dĩ như vậy là vì việc xét nghiệm
để phát hiện việc bị lây nhiễm tại Ý không được phổ biến và sâu rộng như Nam
Hàn hoặc nhiều nơi khác. Người ta cũng cho rằng, cách điều trị và khả năng của
Ý không được hoàn thiện và đầy đủ như ở Nam Hàn hay Nhật Bản.
Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã chính xác, bởi vì một
đất nước văn minh hiện đại như Ý thì việc không đủ điều kiện để xét nghiệm hoặc
điều trị ngay từ đầu cho người dân bị nhiễm bệnh là điều khó có cơ sở thực tế.
Một trong những cách giải thích có cơ sở hơn, đó là
đại dịch bùng phát và hoành hành dữ dội tại Ý, là vì người Ý thiếu sự cảnh giác
và quá tin tưởng vào Trung Quốc. Nói chính xác hơn, là người Ý đã chủ quan với
virus Vũ Hán. Đặc biệt, người Ý không hiểu nhiều về Trung Quốc, về đất nước,
chính quyền tại đây.
Có phải vì vậy, họ quá tin tưởng vào những thông
tin, những con số từ phía Trung Quốc đưa ra ?
Nhìn lại thời gian qua, các nước khắp thế giới đã tỏ
ra thiếu tin tưởng với những thông tin từ Trung Quốc đưa ra về dịch tại Vũ Hán.
Cả thế giới đã có kinh nghiệm với Trung Quốc qua những sự việc từng xảy ra như
vụ dịch SARS năm 2003 mà những thông tin bị giấu nhẹm cho đến khi mất kiểm soát
và trả giá rất nặng nề.
Với kinh nghiệm về truyền thông độc tài Trung Quốc,
nhiều nước trên thế giới đã cảnh giác với dịch bệnh và sự lây nhiễm trên diện rộng.
Những lúc đó, người dân Ý vẫn không mấy quan tâm đến việc ngăn chặn sự lây lan.
Cho đến khi "vỡ trận", những thông tin từ Ý cho thấy người dân vẫn tụ
tập trong các quán nhậu và nơi đông người bình thường.
Rõ ràng virus Vũ Hán thực tế đã không tấn công Ý chớp
nhoáng. Các nhà khoa học Ý tin rằng virus Vũ Hán lưu hành đã không được quan
tâm ở Ý từ giữa Tháng Giêng, 2020, họ đã bỏ qua nhiều trường hợp có các triệu
chứng nhẹ như ho và sốt nhẹ.
Ông Christina Althaus, một nhà dịch tễ học công tác
tại Đại Học Bern (Thụy Sĩ), phát biểu : "Có vẻ như dịch đã bùng phát từ đầu
Tháng Giêng, 2020, và nó dần bùng phát. Các trường hợp nhiễm bệnh ban đầu có thể
bị bỏ sót và tạo điều kiện cho virus thoải mái lây lan".
Sâu xa hơn, có thể thấy được rằng không chỉ người
dân, mà cả chính phủ Ý hình như không hiểu người Trung Quốc không chỉ trong đại
dịch mà ngay cả những hoạt động khác.
Điều này đã có một quá trình.
Với kế hoạch đầy tham vọng "Một Vành Đai, Một
Con Đường" mà cả thế giới cho là bẫy nợ của Trung Quốc đang giăng ra khắp
mọi Châu lục để đạt mưu đồ bành trướng cố hữu của mình. Rất nhiều nước đã ngấm
hoặc có những bài học kinh nghiệm từ các nước khác nên đã thẳng thừng từ chối kế
hoạch này.
Đặc biệt là Mỹ, Âu Châu và thậm chí cả Á Châu, Úc
cũng như nhiều nơi khác từ chối tham gia dự án này của Trung Quốc, thì ngược lại,
Ý đã nhanh chóng và hồ hởi đón nhận và tham gia dự án này của Trung Quốc.
Cách đây đúng một năm, ngày 22 Tháng Ba, 2019, Chủ Tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình chính thức thăm Ý và hai nước ký thỏa thuận về việc Ý
tham gia dự án "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc.
Như vậy, Ý là thành viên đầu tiên trong nhóm các cường
quốc công nghiệp G7 ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc và tính đến nay là nền kinh
tế lớn nhất thế giới ủng hộ dự án tham vọng này của Bắc Kinh.
Việc Ý bỏ ngoài tai những ngăn cản từ nhiều nước, đặc
biệt là các đồng minh của mình để chạy theo Trung Quốc đã làm dấy lên những lo
ngại từ nhiều phía về nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là an ninh mạng.
Điều người ta đặt câu hỏi là tại sao, một kế hoạch lớn
lao với những lời lẽ quảng cáo hay ho, quyến rũ như vậy từ Trung Quốc mà các cường
quốc có tiềm năng khác như Nam Hàn, Nhật Bản… không mấy mặn mà đón nhận. Trong
khi đó một đất nước xa xôi như Ý lại hồ hởi tham gia ?
Cách giải thích đơn giản nhất cho điều này chỉ là vì
những đất nước, dân tộc này ở sát vách Trung Quốc nên đã rất rõ những vấn đề
thuộc bản chất của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là những mưu đồ và tham vọng
của họ. Còn Ý là một đất nước xa xôi với nền văn minh lâu đời, lại thiếu những
thông tin cụ thể và sự hiểu biết về thể chế chính trị tại đây.
Kết quả là kế hoạch "Một Vành Đai, Một Con Đường"
của Trung Quốc đã có lối để đi vào Âu Châu.
Cùng với việc tham gia dự án "Một Vành Đai, Một
Con Đường" của Trung Quốc, những lời lẽ tuyên truyền hoa mỹ của Trung Quốc,
về Trung Quốc cũng đồng thời được thoải mái tung ra. Và những người dân Ý đã mất
cảnh giác với những gì đến từ Trung Quốc.
Sự trùng hợp giữa việc Ý là nước Âu Châu đầu tiên
tham gia "Một Vành Đai, Một Con Đường" của Trung Quốc, cũng đồng thời
là nơi đầu tiên ở Âu Châu bùng phát dữ dội nhất, nguy hiểm nhất của đại dịch
Covid-19, đã tạo ra một sự liên tưởng để nhắc nhở mọi người cần nâng cao cảnh
giác với Trung Quốc và "virus Trung Quốc" – theo cách gọi của Tổng Thống
Hoa Kỳ Donlad Trump.
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : Người Việt, 21/03/2020
No comments:
Post a Comment