Bs Chris Mackie
DCVOnline
dịch
Posted on March 13, 2020
Tôi nghĩ chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh tiếng người Canada là dân tộc
tốt bụng và chu đáo.
Kính gửi bạn bè, đối tác và công dân,
Hôm nay đánh dấu một bước ngoặt trong cách đối phó với
Coronavirus, COVID19 ở Canada.
Giới lãnh đạo y tế công cộng của chúng ta đang thực
sự thích nghi một cách hợp lý với thông báo của WHO trong tuần này: COVID19 đã
trở thành một đại dịch.
Thông báo này có nghĩa là không còn nghi ngờ gì nữa
về việc coronavirus đang đến với cộng đồng của chúng ta và tiêu điểm của chúng
ta đang thay đổi. Hệ thống y tế cộng đồng vẫn đang nỗ lực ngăn chặn để có càng
ít người bị nhiễm bệnh càng tốt, nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về việc
nhiều người trong chúng ta sẽ bị ảnh hưởng.
(Tuy nhiên, nói cho đúng, những tuyên bố cho rằng có
tới 70% người dân Canada có thể bị nhiễm bệnh là sai. Kịch bản tồi tệ nhất là bệnh
cúm Tây Ban Nha năm 1919. Khoảng 30% dân số thế giới bị nhiễm bệnh. Thế giới của
chúng ta hôm nay lành mạnh hơn thời Đệ nhất thế chiến. Nó [việc truyền nhiễm đến
70%] sẽ không xây ra.)
Điểm then chốt: Đại đa số những người nhiễm bệnh
trong chúng ta, khỏang trên 90%, sẽ không có bất kỳ hậu quả nghiêm trọng
lâu dài nào. Tình trạng hiện nay có thể hơi khó khăn một chút, nhưng chúng ta sẽ
nhanh chóng phục hồi và tiếp tục cuộc sống bình thường. Điều quan trọng là
chúng ta chú ý đến cách bảo vệ tốt nhất cho những người dễ bị tổn thương nhất.
Nỗ lực be bờ ngăn chặn – hệ thống y tế cộng đồng cô
lập những người nhiễm bệnh và nhưng người đã tiếp xúc với bệnh nhân với mục
tiêu ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng – sẽ tiếp tục, nhưng cố gắng này chỉ
có thể làm chậm lại sự khởi phát của dịch bệnh tại địa phương.
Mục tiêu ngay bây giờ là ngăn chặn càng nhiều kết quả
xấu càng tốt. Điều này có nghĩa là các nguồn tài nguyên cần phải được tập trung
vào những người dễ bị tổn thương nhất – những vị cao niên và những người mắc bệnh
mãn tính đáng được chú ý – và duy trì một hệ thống y tế hoạt dộng với hiệu năng
cao.
May thay, các quyết định hiện nay sẽ thực sự có ích:
·
Ontario đóng cửa các trường học thêm hai tuần sau kỳ
nghỉ tháng ba. [Ngày 13 tháng 3, Giám đốc y tế của Ontario, Bácsĩ David
Williams nói “tránh tất cả các chuyến đi không cần thiết bên ngoài Canada” và
“đình chỉ ngay lập tức” của tất cả các cuộc tụ tập trên 250 người vì những rủi
ro COVID19 có thể gây ra. – DCVOnline]
·
Quebec đã hủy bỏ tất cả các cuộc tụ họp đông người
hơn 250 người. [Ngày 13 tháng 3, thủ tướng Quebec công bố đóng cửa 2 tuần tất
cả trường trung tiểu học đến đại học và nhà giữ trẻ. – DCVOnline]
·
Các trường đại học và cao đẳng đang sinh hoạt trực
tuyến và hủy bỏ các sự kiện lớn
·
NBA đã hủy mùa thi đấu bóng rổ và NHL đã tạm ngưng tất
cả các trân đấu hockey.
Làm phẳng đường
cong nghĩa là gì khi đối phó với coronavirus ở Canada. Nguồn:
HuffPost Canada/CDC
… Tất cả những cố gắng này và nhiều hơn nữa sẽ đè bẹp
đỉnh điểm của cơn dịch. Chúng sẽ làm chậm sự lây lan, cho phép hệ thống y tế có
cơ hội theo kịp nhu cầu gia tăng.
Nhân đây, ý kiến của tôi về việc hủy bỏ các cuộc tụ họp đông người: chúng ta chưa đến mức
này. Khi chúng ta thấy sự lây lan đáng kể trong cộng đồng, tức là nhiều người
nhiễm bệnh mà không có tiếp xúc hay liên hệ đến du lịch hoặc các người nhiễm bệnh
khác, khi đó hủy bỏ các cuộc tụ họp đông người sẽ hợp lý hơn. Chúng ta đang
theo dõi sát những tín hiệu này.
Tuy nhiên, kỳ nghỉ tháng 3 kéo dài thật tuyệt vời (mặc
dù rõ ràng nó gây bất tiện). Quyết định này sẽ làm sự khởi đầu của làn sóng dịch
bệnh ở Ontario chậm lại, và chúng ta càng đến gần mùa hè thì càng tốt. Thời tiết cực kỳ quan trọng
trong sự lây lan Coronavirus. Mùa hè có thể là điểm kết thúc lây lan.
Những thay đổi khó khăn nhưng cần thiết khác sẽ giúp
giữ cho cộng đồng của chúng ta mạnh. Tại Ontario, việc xét nghiệm Coronavirus
hiện nay chỉ dành riêng cho những người bị bệnh phải nhập viện. Nhân viên y tế
và người bản địa ở khu riêng biệt sẽ được ưu tiên.
(Sự thay đổi này trong những quy trình xét nghiệm là
rất lớn. Bác sĩ gia đình sẽ không thể xét nghiệm hoặc yêu cầu xét nghiệm, và những
người trong phòng cấp cứu sẽ không được xét nghiệm trừ khi họ bị bệnh nặng để
phải nhập viện.)
Điều quan trọng
cần lưu ý: không có cách chữa trị cụ thể đối với coronavirus. Xét nghiệm một cá nhân sẽ không giúp họ sớm khỏe lại. Trong cơn đại dich
hiện tại, xét nghiệm rất hữu ích phần chính để xác định người đã nhiễm bệnh,
giúp hệ thống y tế ngăn chặn việc truyền nhiễm. Chúng ta rồi sẽ đi qua giai đoạn
ngăn chặn, be bờ này.
Vì vậy, tại thời điểm này, việc xét nghiệm cho từng
người đau yếu không giúp được người đó và tiêu tốn tài nguyên quý giá. Tất cả
những người mắc bệnh hô hấp cần chú ý nên thực hiện các bước y tế công cộng
tương tự như những người được chẩn đoán mắc Coronavirus: rửa tay thường xuyên, ở
nhà cho đến khi thật khỏe hơn.
Đối với người bệnh, các bước chính sẽ là:
·
Uống nước cho đến khi nước tiểu trong. Điều này giúp
cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nước, nước Gatorade, vâng, cả súp gà.
·
Nghỉ ngơi và ở nhà. Hãy chăm sóc bản thân và đừng
lây nhiễm cho người khác.
·
Chỉ đến bệnh viện nếu bị bệnh nặng.
Một yếu tố chính sẽ là liệu người bệnh có thực hiện
những bước để ngăn ngừa sự lây lan của họ sang người khác hay không.
Nếu mắc bệnh, đặc biệt là bị sốt, xin vui lòng ở
nhà. Giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, v.v. Nếu bạn cần sự giúp đỡ để làm điều này
chúng tôi sẽ làm hết sức mình để có mặt giúp bạn.
Ví dụ về thời điểm phải đến phòng cấp cứu:
·
Hơi thở ngắn / khó thở
·
Kiệt sức đến mức bạn không thể ra khỏi giường
·
Sốt kéo dài mà Tylenol không hạ được thân nhiệt
Khi nghi ngờ, tại Ontario, hãy gọi Telehealth: 1
866-797-0000
Đối với những người khỏe mạnh:
·
Rửa tay thường xuyên, tất nhiên!
·
Cố gắng tránh chạm tay chưa rửa sạch vào mặt. Thật
khó (tôi rất dở trong việc này), nhưng điều quan trọng là phải ngăn chặn việc
gây ô nhiễm cho bản thân và người khác.
·
Ho vào tay áo của bạn.
·
Cân nhắc tránh các cuộc tụ họp đông người bây giờ.
Ban giám đốc công ty giữ một vai trò quan trọng.
·
Bảo đảm cho mọi nhân viên có chỗ để rửa tay.
·
Bảo đảm việc khử trùng thường xuyên những khu
vực dễ lây lan (ví dụ: tay nắm cửa phòng vệ sinh).
·
Bảo đảm nhân viên phải ở nhà khi bị bệnh, và hỗ trợ
tài chính để họ làm việc đó.
·
Khuyến khích khách hàng bị bệnh trì hoãn chuyến thăm
Một thay đổi chờ đợi từ lâu: chúng ta đang chuyển
sang biện pháp phòng ngừa giọt nhỏ ở Ontario. Coronavirus lây lan qua hắt hơi
và ho, có thể rơi xa khoảng 1-2 mét. Các giọt nhỏ không bay trong không
khí như trùng thủy đậu (chickenpox) hoặc lao (TB). Coronavirus rơi xuống đất.
Điều này có nghĩa là mặt nạ giải phẫu giúp bảo vệ hiệu
quả, và mặt nạ N95 không cần thiết và không có ích. Ontario đã dùng mặt nạ N95
trong việc chăm sóc sức khỏe vì muốn phòng ngừa tối đa. Việc này không bao giờ
bền vững, và nghiên cứu cho thấy rõ ràng nó không cần thiết.
Trái: mặt nạ giải
phẫu (có ích). Phải: mặt nạ N95 (không cần và không có ích). Nguồn:
OntheNet
Một lần nữa tại thời điểm quan trọng này, BẠN là một
phần quan trọng của vấn đề. Giới lãnh đạo của cộng đồng của chúng ta và công
chúng sẽ phản ứng thế nào với những thay đổi này?
Chúng ta có thể bỏ khuynh hướng tự nhiên là quá chú
ý vào chi tiết mà không thấy tình trạng tổng thể hay không?
Chúng ta có thể chấp nhận đặt nhu cầu của những người
dễ bị tổn thương nhất lên trên nhu cầu cá nhân của chúng ta không?
Chúng ta có thể thấy rằng một quyết định có thể
không giúp cá nhân mình là việc quan trọng để giúp cộng đồng của chúng ta hay
không?
Chúng ta có thể sống với những giá trị của chúng ta
để bảo đảm rằng cần chăm sóc cho những người cần được chăm sóc nhất không hay
không?
Giúp đỡ một người bạn hoặc hàng xóm hoặc thành viên
gia đình hoặc đồng nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Và đó là điều mà
chúng ta, người Canada, rất giỏi.
Bạn có thể giúp đỡ người khác để họ không vô tình
truyền bệnh cho người khác.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể làm điều đó.
Tôi nghĩ chúng ta sẽ sống xứng đáng với danh tiếng
người Canada là dân tộc tốt bụng và chu đáo.
Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể cùng nhau vượt qua cơn
bĩ cực này.
Hãy cố gắng!
Dr. Chris Mackie
-------------
Bác
sĩ Chris Mackie là Cán bộ Y tế và Giám đốc điều hành của Đơn vị
Y tế Middlesex London (MLHU) và là Phó Giáo sư, Bán thời gian tại Đại học
McMaster. Trước khi đến London, bác sĩ Mackie là Phó Giám đốc Y tế cho Thành phố
Hamilton trong bốn năm. Ông cũng từng làm Bác sĩ Y tế Công cộng tại Sở Y tế
Công cộng Ontario.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ
DCVOnline.net”
Nguồn: Thư gởi bằng hữu, đồng nghiệp và công dân | Bs Chris Mackie | Twiter.com
| Mar. 13, 2020.
No comments:
Post a Comment