Thiện
Tùng
O3/03/2020
Thiện Tùng: Tôi có nghe tranh luận và đọc những bài viết nói về “thuyết
âm mưu”, nên ngay tựa bài viết nầy, tôi dùng 2 từ “tham kiến”. Do chưa
hiểu hoặc hiểu chưa đầy đủ những gì mình nghe/thấy tôi mới tham kiến. Những gì
tôi sắp viết ra chẳng qua là “sản phẩm” chủ quan, đúng sai, có thuyết phục hay
không người đọc có quyền phán xét, nhưng đừng phủ nhận thiện ý của tôi muốn cải
thiện trực trạng: Hễ ai luận bàn chuyện thế sự thường bị quy chụp
là “thuyết âm mưu” làm cho người nói nếu không sợ thì cũng cụt hứng.
*
*
I.- ÂM MƯU & THUYẾT ÂM MƯU CÙNG MỘT CHỦ
THỂ
Âm là ngầm, mưu là mẹo – Âm mưu
là kế hoạch ngầm hay mưu kế kín đáo…. Nghe đến 2 chữ âm mưu là nặc mùi hắc ám?.
Âm mưu chỉ được quyền áp dụng với đối thủ cạnh tranh hay thế lực thù địch.
Như cha với con, nếu không có
“âm mưu” sẽ không có “thuyết âm mưu”. Âm mưu và thuyết âm mưu cùng một chủ thể.
Âm mưu có trước, thuyết âm mưu tiếp bước theo sau. Âm mưu là chủ trương hay kế
hoạch… ngầm, không quang minh chính trực thì thuyết âm mưu chẳng qua là
những lời lẽ dối trá, xảo/ngụy biện… nhầm tô son trét phấn cho một âm mưu đen tối
nhứt định nào đó mà thôi?.
Ảnh minh họa
Chân lý là sự thật. Sự thật sẽ đem đến cho con người
nếu không may mắn thì cũng đắng cay. Theo truyền thuyết, con người xuất thân từ
loài Khỉ hay Vượn gì đó, có thuộc tình tò mò. Vì vậy, mọi sự vật, hiện tượng… xảy
ra trên đời, con người bao giờ cũng muốn biết đâu là sự thật để tận dụng cái
may, tranh cái rủi. Nếu không có âm mưu gì, tò mò, bàn luận về thế sự thì không
được xem đó là “thuyết âm mưu”.
Có âm mưu thì đã/sẽ có thuyết âm mưu và ngược lại. Người thận trọng, khi thấy “thằng cha” xuất hiện
thì tìm “thằng con”; khi thấy “thằng con” xuất hiện thì tìm “thằng
cha” - đó là thói quen của con người trên đường tìm sự thật (chân lý). Khi thấy
cha mà tìm không ra con thì không vội cho đó là “âm mưu”; ngược lại, khi thấy
con mà tìm không ra cha thì không vội cho đó là “thuyết âm mưu”?.
Liên hệ thực tế, tôi dẫn chứng
2 sự kiện còn nóng hổi là vụ biến cố Đồng Tâm và vụ dịch tễ Corona.
II.- VỀ BIẾN CỐ ĐỒNG
TÂM
1) Âm mưu chiếm đất:
Năm 1979, cuộc chiến
tranh biên giới phía Bắc giữa Việt nam và Trung Quốc diễn ra khốc liệt, sân bay
Nội Bài có nguy cơ bị đe dọa. Năm 1980, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười chủ
trương thành lập sân bay dự phòng với tên gọi Miếu Môn. Trong tổng thể phần đất
quy hoạch có 106.36ha đất Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm.
Do Trung Quốc từ từ “xuống
thang”, cuộc chiến dịu dần, Việt nam và Trung Quốc bớt căng thẳng, việc lập sân
bay dự phòng Miếu Môn không còn cần thiết, hoãn lại vô thời hạn – chỉ còn
là “quy hoạch treo”.
Khu đất 47,36 ha phía Đông (chữ đỏ) đã được bàn giao cho chính quyền, sau
này là quân đội từ 1981. Người dân nói 59 ha đất phía Tây (chữ xanh) bên
trái mốc giới là đất Nông nghiệp vì chưa có quyết định thu hồi và đền bù, nhưng
suốt 40 năm qua (1981-2020),Chính quyền lại cứ nói đó là đất Quốc phòng - Image caption
Giải quyết 106,36 ha đất cánh đồng
Sênh như thế nào, mời đọc lời kể của những người trong cuộc được trích nguyên
văn:
Cựu Chủ tịch UBND xã Đồng
Tâm Lê Đình Kình cho BBC tiếng Việt biết: “Đầu thập niên 1980, toàn bộ khu đất
nông nghiệp Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm được đưa vào quy hoạch dự án quốc
phòng. Ngày 10/11/1981, theo Quyết định 386 QĐ/UB, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (tên
cũ) khu đất Đồng Sênh chia thành 2 lô, việc giao đất được tiến hành
2 giai đoạn: giai đoạn I, thu hồi khu đất 47,36ha thuộc phía đông Đồng
Sênh. Đổi lại, Hợp tác xã Đồng Tâm được đền bù 150.312.000 đồng. Sau
Đại hội Đảng CSVN lần thứ 10 năm 2006, dự án Sân bay Miếu Môn "không khả
thi" và là một "dự án treo". Tuy nhiên khu đất 47,36ha HTX đã được
đền bù năm 1981 nên được xem là đất Quốc phòng, do Bộ Tư lệnh Công binh quản
lý, và sau này thuộc Lữ đoàn 28 quân chủng Phòng không Không quân quản
lý. Chỉ có 14 hộ dân có hợp đồng canh tác trên khu 47,36ha đất này và nộp tô
hàng năm cho Lữ đoàn, không dính dáng gì tới 59ha phần còn lại của cánh Đồng
Sênh”. Vậy là, khu đất phía Đông 47.36ha là đất Quốc
phòng nhân dân Đồng tâm không hề tranh cãi, còn khu đất phía Tây (đang tranh chấp)
tuy nằm trong diện quy hoạch nhưng từ năm 1981 đến nay vẫn chưa có quyết định
thu hồi, đền bù nên người dân vẫn tiếp tục canh tác, nuôi trồng, và coi đây vẫn
là đất Nông nghiệp, nằm trong quy hoạch treo của Quốc phòng”.
Ông Kình cho biết, ngày
30/7/2007, ông Nguyễn văn Liêm, lữ phó Lữ đoàn 28 chia sẻ: “Ngoài
phần 47,36ha đã giải tỏa đền bù giai đoạn I mà chúng tôi đang quản lý, phần đất
thuộc dự án còn lại người dân cứ tiếp tục canh tác cho đến khi có quyết định
thu hồi giai đoạn II. Khi đó người dân sẽ có giấy tờ tường trình, đền bù, giải
phóng mặt bằng theo chính sách luật đất đai năm 2003”.
Vậy thì mọi việc đã rõ như ban
ngày, tại sao nhà cầm quyền Hà Nội suốt 40 năm qua (1981-2020) cứ nói 59 ha Đồng
Sênh là đất Quốc phòng, những năm tháng gần đây lại quyết thu hồi cho bằng được
59 ha Nông nghiệp nầy của dân Đồng Tâm? Thu hồi để làm gì trong khi dự án
lập sân bay Miếu Môn được đình vĩnh viễn?. Có “âm mưu” gì không? .
Xin đừng vội kết luận, đọc thêm
những thông tin đáng tin cậy do tôi tóm lược sau đây:
- “Có lửa mới có
khói”: Không biết mắc mớ gì mà Viettel cứ quyết đeo đòi như đòi nợ
phần đất ở Miếu Môn để xây dựng gì đó chưa rõ. Và cũng chẳng hiểu tại sao
mà Nhà cầm quyền Hà Nội lại phải “chìu lòng” quá đáng đối với Viettel, quyết
thu hồi cho kỳ được 59 ha đất Nông nghiệp ở Đồng Sênh của dân Đồng tâm để
giao cho nó.
Hãy nói theo cách của bạn
- Viettel là “thằng” nào mà được Đảng và Nhà nước cưng chìu, ưu ái như thế?
- Viettel là Tập đoàn kinh doanh chủ yếu về Viễn thông thuộc Top 15 thế giới,
là đứa con cưng của sĩ quan Quân đội, còn sĩ quan Quân đội lại là những đứa
con cưng của Đảng CSVN. Đã là con cháu cưng, dầu nó có muốn ăn gan
trời cũng phải chạy lo cho nó. Quân đội chiếm dụng phần đất quá lớn ở sân bay Tân Sơn Nhứt mà Nhà cầm
quyền không thể/dám thu hồi, phải bỏ ra số tiền khổng lồ để xây sân bay Long
Thành thay cho sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhứt đang trong tình trạng bị nghẹt
thở ?!.
- Ngày 13/01/2020, trên tờ
Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn có đăng bài “Viettel nắm giữ tối thiểu 50% vốn
ở doanh nghiệp thu phí tự động”. Bài báo này còn cho biết: Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã lệnh cho Văn Phòng Chính Phủ ký văn bản số 8/TB-VPCP cho
phép Viettel nắm ít nhất 50% cổ phần khi nó lập xong những trạm thu phí BOT tự
động.
88 trạm thu phí
BOT ở Việt Nam
Vậy là đủ
rõ: “việc thu hồi 59 ha đất Đồng Sênh để giao cho Viettel” là “âm mưu
ngầm”.
2) Biện pháp chiếm đất:
Tranh chấp đất là vấn đề
Dân sự chỉ giải quyết bằng 2 biện pháp “Hòa giải” hoặc đưa ra “Tòa án” –
khi dùng biện pháp hòa giải không thành mới đưa ra Tòa xét xử theo pháp luật. Dầu
tranh chấp đất ở Đồng Tâm giữa Chính quyền và Dân đi chăng nữa, cách xử lý cũng
không ngoài 2 biện pháp như vừa nói. Nhưng Chính quyền Hà Nội không áp dụng biện
pháp Tòa án mà, ỷ thế cậy quyền, dùng “bàn tay nhung” và “bàn tay sắt”. Cứ với
điệp khúc: nói không nghe thì đập, đập xong rồi nói, nói không nghe thì đập – đập
lần sau nặng hơn lần lần trước:
Biến cố lần thư nhứt: Vào thàng 4/2017, Nhà cầm quyền
Hà nội xua hàng trăm quân đến cưỡng chế 59 ha đất Đồng Sênh, dân Đồng Tâm kéo
nhau ra phản đối. Trước áp lực của dân, lực lượng cưỡng chế dụ cụ Kình (có 3
người đi theo) đi chỉ mốc giới. Khi tách ra khỏi đám đông, họ đá cụ Kình gãy
xương đùi rồi bắt trói cả 4 người chở về Hà Nội. Phẫn uất trước hành động ngang
ngược, thô bao, dân Đồng Tâm vây bắt 40 người trong lực lượng đi cưỡng chế,
trong đó có 38 Cảnh sát cơ động, về giam lõng ở Nhà Văn hóa xã để làm con tin.
Nhầm xoa dịu để giải cứu con
tin, Chính quyền Hà Nội chủ động thả 3 người bị bắt và nhiệt tình trị thương
cho cụ Kình. Vài tuần sau đó, chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng 3 đại biểu
Quốc hội “có máu mặt”: Dương Trung Quốc, Đỗ văn Đương, Lưu Bình Nhưỡng thân
chinh xuống Đồng Tâm “hòa giải”. Cuộc hòa giải êm đẹp: Trước chứng kiến của
3 vị đại biểu Quốc hội, ông Chung làm tờ cam kết hứa sẽ cho điều tra xác
minh 59 ha đất / Truy cứu và xử theo pháp luật những người đánh gãy chân cụ
Kình / Không truy cứu trách nhiệm việc dân Đồng Tâm bắt người “thi hành công vụ”.
Đổi lại, dân Đồng Tâm thả hết những người bị bắt.
“Khỏi lỗ vỗ vế”, ông Chung bội
ước, chỉ cho Thanh tra Hà Nội điều tra qua loa rồi kết luận đại khái: “59 ha
đất Đồng Sênh là đất Quốc phòng nằm trong quy hoạch sân bay Miếu Môn, dân Đồng
Tâm phải giao lại cho Nhà nước sử dụng vào việc công”.
Phản ứng lại kết luận của Thanh
tra Hà Nội, đại viện dân Đồng Tâm viết xem như kháng thư có nội dung: Yêu cầu
Thanh tra Chính phủ vào cuộc hoặc Thanh tra Hà Nội đến Đồng Tâm đối chứng vụ đất
nầy. Và nói thêm: Nếu Thanh tra Hà Nội có đủ hồ sơ chứng lý 59 ha đất Đồng
Sênh là đất Quốc phòng hoặc chấp nhận đền bù thỏa đáng (theo giá thị trường)
thì dân Đồng Tâm sẽ giao ngay 59 ha đất Đồng Sênh nầy.
Thanh tra Hà Nội không đến Đồng
Tâm theo lời mời. Chẳng biết có điều tra gì không, it lâu sau, Thanh tra Chính
phủ gởi cho Đồng Tâm về “kết quả” thanh tra của mình, nội dung không khác
gì “kết quả” của Thanh tra Hà Nội ( xem như “y án”).
Đoán biết, sớm muộn gì Nhà cầm
quyền cũng dùng bạo lực trấn áp để thu hồi đất, nhân dân Đồng Tâm tổ chức cuộc
họp bàn bạc và chọn người cử ra tổ Đồng thuận để chi huy giữ đất. Tổ Đồng thuận
chọn giải pháp “run cây nhác khỉ” cốt để Nhà cầm quyền ngại không
dùng giải pháp bạo lực mà dùng giải pháp thương lượng . Không ngờ “run
cây nhác mà khỉ không sợ”.
Biến cố lần thứ hai: Đêm 8 rạng 9/1/2020, Nhà
cầm quyền xua hàng ngàn quân tập kích vào xã Đồng Tâm trong khi dân chúng còn
đang ngủ. “Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng”, họ tha hồ đập phá, bắn giết,
bắt người như đám phiến quân nổi loạn. Thảm trạng của cuộc tập kích lần thứ 2 nầy
chắc mọi người đã rõ, tôi không dài dòng ở đây.
3) “thuyết âm mưu”
Gây tội, chối tội, đổ tội cho đối
phương là hành vi “vừa ăn cướp vừa la làng”?. Từ sự cố Đồng Tâm khiến cho người ta liên tưởng
đến việc, năm 1979, Trung Quốc vừa xua quân xâm lược Việt Nam, vừa rống họng biện
minh “Trung Quốc chỉ hành động tự vệ”- đúng là ngụy biện, một sản phẩm của
“thuyết âm mưu”.
Hãy ôn lại xem, trong và sau biến
cố Đồng Tâm đêm 8 rạng 9/1/2020, để lừa dư luận xã hội, Nhà cầm quyền, ngoài dựng
lên những tang vật chứng giả, chụp cho dân Đồng Tâm cái mũ khủng bố, nổi loạn,
thế lực thù địch, còn cho hàng ngàn quân bao vây xã Đồng Tâm cấm “nội bất xuất,
ngoại bất nhập” để độc quyền thông tin bằng cách buộc cả hệ thống
truyền thông đại chúng Quốc doanh chỉ được thông tin theo Thông báo của Bộ Công
an.
Thông tin một chiều mang tính
chất xảo/ngụy biện, trái với đạo lý, pháp lý và phản khoa học. Xảo/ngụy biện,
khi bị người ta cật vấn thì, như gà con vướng tóc, nói tiền hậu bất nhứt, nạn
ông nói gà bà nói vịt lan tràn, hễ giấu đầu lòi đuôi, chỉ có thể thuyết phục những
người ngu muội hoặc ngu trung?.
Những xảo/nguy biện của Nhà cầm
quyền về biến cố Đồng Tâm, thích hợp nhứt, xứng đáng nhứt mang tên “thuyết
âm mưu”.
II.- VỀ DỊCH
CORONA
1/ Thượng nghị sĩ Mỹ
Tom Cotton cho rằng “Covid 19 có thể đã được tạo ra trong phòng thí
nghiệm Sinh học ở Trung Quốc”.
2/ Nhà dịch tễ hàng đầu
nước mỹ Arthur Reingold, giáo sư trường Đại học California cho rằng: “Chủng
mới của virus Corona truyền từ động vật sang người chớ không phải được tạo ra
trong một số người nghiên cứu vũ khí sinh học”
Hai ý kiến trái ngược nhau về
nguồn góc virus Corona (Covid 19) có người cho rằng, có lẽ 2 ông nầy nghịch
nhau, ý kiến của thượng nghị sĩ Cotton là “thuyết âm mưu”, có thể
ông nầy ghét nhà cầm quyền TQ , còn ý kiến của nhà dịch tễ học Reingold trung thực, đáng tin cậy hơn.
Theo tôi, cũng tất nhiên thôi:
vì thượng nghị sĩ Cotton nhìn sự vật từ góc độ của một nhà chính trị,
còn nhà dịch tễ học Reingold nhìn sự vật từ góc độ của một người thầy thuốc.
Trung Quốc giấu dịch, không cần
bên ngoài chi viện khi dịch mới phát sinh và cũng có tin đồn ở Vũ Hán có viện
thí nghiệm sinh học, ông Cotton nghi ngờ cảnh báo như thế là cần thiết, chưa hẳn
là ông ghét TQ. Hơn nữa, ông dùng 2 từ có thể là chưa khẳng định, biểu
hiện sự khiêm tốn, thận trọng cần thiết, không nên vội xem đó là “thuyết âm
mưu”. Vi trùng do động vật hoang dã hay do con người tạo ra cũng đều là loại
giết người, ông Reingold theo thói thường, khẳng định như thế tôi cho rằng hơi
sớm.
Kết:
Có “âm mưu” mới cần “thuyết âm
mưu”. Là người chân chính, không có âm mưu gì cả, thấy gì, nghĩ sao nói vậy nên
chẳng cần/dùng “thuyết âm mưu”. Như đã nói, tò mò, luận bàn… để
tìm ra sự thật là bản năng sinh tồn của con người do tạo hóa ban cho.
Không ai, kể cả Nhà cầm quyền cũng không được xem sự luận bàn đó là “thuyết
âm mưu”.
No comments:
Post a Comment